Phương pháp 'Liem technique' làm ngành y thế giới bàng hoàng

- 9 lượt xem - Tin tức

Nguyên giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương- GS.TS Nguyễn Thanh Liêm, đã khiến giới y học thế giới đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác khi liên tiếp đưa ra 8 kỹ thuật mới trong điều trị nhiều bệnh hiểm nghèo của trẻ em.

GS Nguyễn Thanh Liêm là người đầu tiên nghiên cứu đề xuất một số kỹ thuật mổ mới như cắt màng tim rộng rãi bằng nội soi lồng ngực để điều trị viêm mủ màng ngoài tim, điều trị dị tật teo trực tràng bằng phẫu thuật nội soi kết hợp với đường hậu môn…

GS Nguyễn Thanh Liêm nhận bằng “Hội viện danh dự Hội Phẫu thuật Nhi Liên bang Nga”.

GS Nguyễn Thanh Liêm nhận bằng “Hội viện danh dự Hội Phẫu thuật Nhi Liên bang Nga”.

Từ năm 1997, ông được giới y khoa quốc tế biết tới khi trở thành người đầu tiên nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi để điều trị bệnh phình đại tràng bẩm sinh tại Việt Nam, đưa Việt Nam trở thành nước đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á tiến hành phẫu thuật nội soi cho trẻ em.

Ông có ý tưởng mổ nội soi lồng ngực để chữa thoát vị cơ hoành cho trẻ nhỏ từ năm 2001, nhưng Việt Nam không làm được do thiếu thiết bị khoa học.

Ý tưởng của ông đã được một giáo sư người Pháp đem về và thực hiện thành công ca mổ đầu tiên theo phương pháp của ông trên một trẻ nhỏ 7 tháng tuổi.

Ca mổ nội soi lồng ngực điều trị thoát vị cơ hoành cho trẻ sơ sinh thành công vào tháng 2/2002 tại Việt Nam đã đưa ông trở thành người đầu tiên trên thế giới thực hiện được kỹ thuật rất khó này.

Giới phẫu thuật Nhi khoa thế giới coi GS Liêm là người tiên phong và chuyên gia hàng đầu thế giới về phẫu thuật nội soi điều trị u nang ống mật chủ, với kinh nghiệm phẫu thuật cho hơn 500 trường hợp và phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị cơ hoành với hơn 300 trường hợp.

Với hơn 20 công trình nghiên cứu được xuất bản quốc tế, được mời giảng bài tại Mỹ, Italia, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc và nhiều nước trên khác, GS Nguyễn Thanh Liêm đã chứng minh phẫu thuật nội soi an toàn và ít biến chứng hơn mổ mở.

Cũng từ năm 2002 tại Bệnh viện Nhi T.Ư, GS Nguyễn Thanh Liêm thực hiện tách thành công cặp song sinh Nghĩa- Đàn chung nhau tá tràng, cơ hoành, mạng phổi, xương ức, ống mật chủ, ruột. Đây là một trong những ca song sinh mà nền y học thế giới ít có khả năng tách rời ở thời điểm đó.

GS Nguyễn Thanh Liêm

GS Nguyễn Thanh Liêm

Một năm sau cũng dưới bàn tay tài hoa và một trí lực tuyệt vời của GS Liêm và cộng sự người nước ngoài, thế giới lại biết đến y học Việt Nam qua ca mổ tách cặp song sinh Cúc-An vô cùng phức tạp.

Hai bé Cúc- An có chung nhau nhiều cơ quan nội tạng như gan, màng tiêu hóa, màng tim cơ hoành, xương ức, thêm nữa An bị dị tật tim bẩm sinh, Cúc bị u máu ở tay và ngực.

Mới đây, số phận đã mỉm cười với bệnh nhi Nguyễn Văn Chung không có hậu môn 9 năm phải dùng hậu môn giả đặt trên hành bụng. Cậu bé đã được GS Liêm và các bác sĩ Bệnh viện Vinmec phẫu thuật miễn phí bằng kỹ thuật mới do ông nghiên cứu.

Nhờ kỹ thuật nội soi do ông tiên phong, hằng năm đã có 5.000 bệnh nhi được cứu sống. Ông cho rằng, tinh thần tự học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu là phẩm chất cần thiết và đáng quý để một người nghiên cứu khoa học suốt đời phải thực hiện.

 

Công lao cống hiến đối với ngành y khoa thế giới, không thể không nhắc tới Giáo sư Bác sĩ Tôn Thất Tùng (1912-1982) một bác sĩ nổi tiếng ở Việt Nam và thế giới trong lĩnh vực gan và giải phẫu gan. Ông được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, Viện sĩ Viện Hàn lâm Y học Liên Xô. Ông còn là một giáo sư, đào tạo ra nhiều thế hệ bác sĩ tài năng tại Trường Đại học Y Hà Nội. Ông còn giữ cương vị Thứ trưởng Bộ Y tế Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Giáo sư Bác sĩ Tôn Thất Tùng là một người say mê nghiên cứu khoa học y học, với mong muốn đưa nền y học Việt Nam sánh ngang với các nước trên thế giới. Ngoài công trình về cách phân chia mạch máu trong gan gửi về Viện hàn lâm Pháp, dược tặng Huy chương Bạc của Trường Đại học Tổng hợp Paris, ông còn để lại 123 công trình khoa học, đặc biệt là một trong những nhà khoa học đầu tiên xây dựng phương pháp mổ gan mang tên ông.

Ông là người đầu tiên mổ tim ở Việt Nam nǎm 1958. Trong những năm 1960, ông đã nghiên cứu thành công phương pháp "cắt gan có kế hoạch", thường được gọi là "phương pháp mổ gan khô" hay "phương pháp Tôn Thất Tùng". Ông cũng là người đặt nền móng cho việc nghiên cứu tác hại của chất độc hóa học điôxin đến con người và môi trường tại Việt Nam, phương pháp điều trị các vết thương do bom bi, phương pháp điều trị ung thư gan bằng phẫu thuật kết hợp dùng miễn dịch và rất nhiều công trình khoa học khác.

 

Thái An

Back To Top