Những thói quen xấu cần bỏ để có hàm răng trắng khỏe

- 13 lượt xem - Tin tức
1. Không quan tâm đến răng miệng

Một số người thường không ý thức về chăm sóc răng miệng và không thấy được tầm quan trọng của việc chăm sóc răng miệng, của việc chải răng hàng ngày với kem đánh răng có fluor để phòng ngừa bệnh sâu răng, cũng như việc cần thiết phải đánh răng sau bữa ăn và trước khi đi ngủ.

2. Bàn chải là dụng cụ vệ sinh răng duy nhất

Vệ sinh răng bằng bàn chải và kem đánh răng chỉ có thể làm sạch 60% diện tích mặt răng. Chỉ nha khoa mới là công cụ hữu hiệu để loại bỏ tât cả những gì còn lại trên răng vì nó có thể tiếp cận tất cả các ngóc ngách của răng giúp kẽ răng thông thoáng, giúp không khí có thể lọt qua kẽ răng cản trở việc phát triển của trùng ám khí – thủ phạm gây các bệnh về chân răng. Dùng chỉ nha khoa mỗi ngày sẽ bảo vệ răng bạn khỏi sâu răng.

Nhung-thoi-xau-can-tu-bo-vi-ham-rang-trang-sang-1.jpg

3. Chỉ dùng một loại kem đánh răng

Mỗi loại kem đánh răng cung cấp một loại dưỡng chất cho răng. Vì vậy nên thường xuyên thay đổi kem đánh răng và không cần phải chờ hết típ thuốc này mới dùng típ khác. Bạn có thể dùng song song hai ba loại và đánh vào các buổi khác nhau. 

Ví dụ buổi sáng có thể dùng kem đánh răng với flour sẽ củng cố men răng, đề kháng tốt với các hoạt động của sâu răng. Buổi trưa có thể dùng loại ngăn ngừa mảng bám chân răng. Buổi tối dùng loại bảo vệ và phục hồi nướu lợi hoặc dùng lại loại kết hợp nhiều tác dụng.

4. Cho rằng nước xúc miệng có thể làm sạch răng

Nước xúc miệng chỉ có tác dụng chống vi khuẩn chứ không có khả năng làm sạch mảng bám cũng như không thể làm sạch thức ăn mắc trong kẽ răng vốn đã rựa vào nhau rất khít.

5. Ăn vặt và ăn các thực phẩm có đường

Nguyên nhân gây bệnh sâu răng là do 3 yếu tố: răng, vi khuẩn, chất bột đường dưới tác dụng của yếu tố thời gian.

Do đó, nếu có thói quen sử dụng nhiều thức ăn có đường và ăn quà vặt thường xuyên thì nên hạn chế vì đây là những yếu tố rất dễ gây ra bệnh sâu răng.

6. Chống cằm

Ngay từ nhỏ, nếu có thói quen chống cằm, lâu dần có thể gây ra nhô hàm dưới hay gây cắn lệch một bên. Điều này sẽ gây nên sự mất cân xứng của hàm.

7. Cắn móng tay, nghiến răng, cắn vật cứng

Các thói quen này nếu không được phát hiện và loại bỏ sớm, lâu ngày sẽ làm cho răng dễ bị mòn, bị mẻ, dễ bị rạn nứt, răng có thể bị chết tủy và gây ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm…

Nhung-thoi-xau-can-tu-bo-vi-ham-rang-trang-sang-2.jpg

8. Dùng các vật nhọn xỉa răng

Việc sử dụng các vật cứng, vật nhọn xỉa răng lâu ngày sẽ làm các răng bị hở, bị thưa hay làm trầy xước nướu răng và gây tụt nướu ở các kẽ răng.

Nếu dùng tăm, nên thực hiện động tác "khều" để loại bỏ thức ăn còn đọng lại trên răng hơn là động tác "xỉa qua kẽ răng". Khi cần dùng thì nên dùng tăm xỉa răng có đầu nhỏ vừa với kẽ răng và tương đối mềm để tránh tổn thương nướu răng. Song cách tốt nhất là dùng chỉ tơ nha khoa làm sạch và loại bỏ các mảng bám răng.

Ngoài ra, nhiều bậc cha mẹ chưa có thói quan làm vệ sinh răng miệng cho trẻ bú bình trước khi ngủ với nước sạch cũng rất dễ gây sâu răng cho trẻ. Vì sau khi bú, sữa sẽ đọng lại trên răng, lên men acid (do lên men sữa) tấn công men răng, lâu ngày sẽ tạo thành lỗ sâu răng.

Back To Top