NHỮNG THAY ĐỔI Ở CƠ THỂ BÉ GÁI KHI BƯỚC VÀO GIAI ĐOẠN DẬY THÌ

- 212 lượt xem - Tin tức
Những thắc mắc thường gặp trong giai đoạn dậy thì

Kinh nguyệt là gì? Ý nghĩa của kinh nguyệt?

Bắt đầu ở tuổi dậy thì bé gái sẽ xuất hiện kinh nguyệt. Kinh nguyệt là hiện tượng ra máu âm đạo có tính chất chu kỳ. Báo hiệu người phụ nữ bắt đầu có khả năng sinh sản.

Chu kỳ kinh nguyệt là gì? Kinh nguyệt như nào là bình thường?

Chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên xuất hiện đến khi bắt đầu ngày đầu của chu kỳ tiếp theo thường là 28- 30 ngày.
Thời gian ra máu thường kéo dài từ 2 ngày đến 7 ngày.
Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu, chu kỳ kinh nguyệt có thể không đều. Có thể có hai lần trong 1 tháng, hoặc có tháng kinh nguyệt không xuất
hiện. Có thể mất khoảng 1-2 năm để có được chu kỳ đều đặn.

Vệ sinh kinh nguyệt như nào?

Tốt nhất là bé gái nên chuẩn bị trước khi chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu đến. Chuẩn bị sẵn băng vệ sinh ở nhà và mang theo chúng khi đến trường để tránh trường hợp kinh nguyệt tới bất ngờ.
Băng vệ sinh sẽ được gắn vào bên trong đồ lót. Chúng sẽ thấm hút lượng kinh nguyệt chảy ra khỏi âm đạo.
Nên thay băng vệ sinh ít nhất sau 4-8 giờ.
Rửa âm hộ bằng nước sạch và các loại dung dịch vệ sinh thông thường, ít nhất 2-3 lần/ ngày. Tuyệt đối không được thụt rửa âm đạo.
dậy thì bé gái

Kinh nguyệt có gây khó chịu không?

Câu trả lời là có. Có thể gây sưng đau vú, đau bụng dưới khi có kinh hoặc trước đó 1-2 ngày. Gây đau lưng, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, dễ cáu gắt.
Những khó chịu này là bình thường và sẽ hết khi kết thúc kinh nguyệt.

Hai vú phát triển không đều nhau, xuất hiện đau vú có sao không?

Khi ngực của bé gái bắt đầu thay đổi, quầng vú có thể sưng lên. Ngực cũng phát triển tròn và đầy đặn hơn. Cũng có trường hợp ngực phát triển không đồng đều, bên to bên nhỏ. Ngoài ra, bé gái có thể thấy đau ở vùng ngực. Tất cả những thay đổi này đều hết sức bình thường, vì vậy không nên lo lắng quá nhiều.

Nên làm gì nếu bị mụn trứng cá?

Mụn trứng cá là do các tuyến hoạt động quá mức trên da. Chúng tạo ra một loại dầu tự nhiên gọi là bã nhờn. Ở tuổi dậy thì, những tuyến này tạo ra nhiều bã nhờn có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông trên da, gây nên tình trạng mọc mụn trứng cá.
Rửa mặt thường xuyên bằng nước và sữa rửa mặt nhẹ để giúp loại bỏ bã nhờn. Điều này sẽ giúp giảm mụn nhọt và mụn trứng cá. Tránh các sản phẩm làm khô hoặc kích ứng da của bạn. Không chà mạnh da. Nếu lo lắng về mụn trứng cá hoặc mụn nhọt, một số loại thuốc có thể giúp điều trị chúng. Hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị nếu mụn không có dấu hiệu thuyên giảm.
Back To Top