dùng tươi hoặc sấy khô. Tại nước ta, Viện Dược liệu từng nghiên cứu tác dụng cầm máu và độc tính của cỏ nhọ nồi cho thấy cây có khả năng chống lại tác dụng của dicumarin (thuốc chống đông), cầm máu ở tử cung, tăng trương lực tử cung… Vị thuốc này còn được dùng trong điều trị sốt xuất huyết, bệnh nha chu, trị sưng gan, sưng bàng quang, bó ngoài giúp liền xương… hỗ trợ điều trị ung thư và nhiều bệnh khác. Dưới đây là những phương thuốc điển hình:
Chi huân ẩm (thuốc nhức đầu): cỏ nhọ nồi 10g, đương quy 12g, xuyên khung 10g, thục địa 12g, thanh khao 6g. Sắc uống ngày 1 thang. Chữa huyết hư, nhức đầu.
Giảm phì ẩm (thuốc giảm béo): cỏ nhọ nồi 15g, hãm với nước sôi, uống thay trà hằng ngày.
Tiêu khát ẩm (chữa tiểu đường, người gầy mệt mỏi): lư căn tươi 30g, ô mai 5 quả, mạch môn đông 10g, nam sa sâm 10g, ngọc trúc 10g, nữ trinh tử 10g, cỏ nhọ nồi 10g. Sắc uống ngày một thang.
Cánh niên an ẩm (thuốc cho phụ nữ mãn kinh): phiền táo, nhức đầu , ngủ không ngon giấc…): cỏ nhọ nồi 9g, hồng hoa 9g, hoàng cầm 9g, đương quy 9g, xuyên khung 6g, sinh địa 12g, hoa cúc 9g, bạch thược 12g, ngưu tất 9g, nữ trinh tử 9g, lá dâu 9g. Sắc uống ngày một thang.
Thận viêm khang ẩm (chữa viêm cầu thận, viêm thận mạn tính, lưng đau triền miên): cỏ nhọ nồi 30g, tiểu kế 30g, xuyên khung 10g, thục địa 10g, đương quy 10g, xích thược 15g, bạch thược 15g, bồ hoàng 15g. Sắc uống ngày một thang.
Lợi trọc thang (chữa viêm tiền liệt tuyến): cỏ nhọ nồi 15g, câu kỷ tử 15g, thục địa 15g, ích trí nhân 10g, thỏ ty tử 12g, đảng sâm 15g, hoàng kỳ 15g, tỏa dương 10g, nữ trinh tử 12g, thổ phục linh 24g, đương quy 6g, vương bất lưu hành 10g. Sắc uống ngày một thang.
Ích khí cố thận thang (thang ích khí bổ thận, chữa xuất huyết tử cung): cỏ nhọ nồi 30g, hoàng kỳ 60g, bạch thược 15g, thục địa 15g, sinh địa 15g, kinh giới sao 10g, nữ trinh tử 15g, thăng ma 6g, phúc bồn tử 15g. Sắc uống ngày một thang.
Chú ý: Người viêm đại tràng mạn tính, đại tiện lỏng, sôi bụng không nên dùng cỏ nhọ nồi. Cỏ nhọ nồi không gây giãn mạch, không hạ huyết áp, nhưng có thể gây sẩy thai.