NHỮNG ĐỐI TƯỢNG NÊN CHỦ ĐỘNG TẦM SOÁT UNG THƯ ĐƯỜNG TIÊU HÓA?

Ung thư đường tiêu hóa là nhóm bệnh lý nguy hiểm, đe dọa tới tính mạng người bệnh. Tỷ lệ mắc ung thư đường tiêu hóa ngày càng phổ biến và có xu hướng trẻ hóa độ tuổi. Vậy khi nào thì nên thực hiện tầm soát ung thư đường tiêu hóa để ngăn chặn và dự phòng rủi ro bệnh tật?

1. Tầm soát ung thư đường tiêu hóa có lợi ích gì?

Ung thư đường tiêu hóa là căn bệnh có số lượng người mắc cao với hơn 8.000 ca mắc mới và số lượng ca tử vong mỗi năm là 5.000. Đây là bệnh có tỷ lệ tử vong cao trong 4 bệnh ung thư nguy hiểm nhất hiện nay.

Cũng như bất cứ bệnh ung thư nào, việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gia tăng cơ hội chữa khỏi. Thời gian sống và chất lượng cuộc sống của người bệnh cũng được cải thiện đáng kể. Hơn nữa, còn giúp giảm đau đớn và đảm bảo quá trình phục hồi sức khỏe của người bệnh sau điều trị cũng tốt hơn. Ung thư được điều trị sớm với các biện pháp đơn giản sẽ giảm tác động xấu đến sức khỏe người bệnh. Đồng thời, tiết kiệm chi phí đáng kể cho bệnh nhân cũng như giảm gánh nặng tài chính cho người nhà.

Vì thế, tầm soát ung thư đường tiêu hóa là rất cần thiết và nên được thực hiện đối với mọi người, nhất là những người có nguy cơ cao mắc bệnh.

2. Khi nào nên thực hiện khám sàng lọc ung thư đường tiêu hóa

Độ tuổi được khuyến cáo tầm soát ung thư đường tiêu hóa là 40-45 tuổi. Tuy nhiên, xu hướng mắc ung thư đường tiêu hóa ngày càng trẻ hóa nên khi bước sang 30 tuổi, bạn có thể bắt đầu sàng lọc ung thư.

Đặc biệt, các đối tượng thuộc nhóm nguy cơ cao mắc ung thư đường tiêu hóa thì cần chủ động kiểm tra, sàng lọc sớm.

XEM THÊM: NỘI SOI TIÊU HÓA VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT

3. Những dấu hiệu cần tầm soát ung thư ngay

Ở giai đoạn đầu, các dấu hiệu ung thư đường tiêu hóa không rõ ràng. Thế nhưng, nếu bạn để ý kỹ và thấy những biểu hiện sau thì cần đi thăm khám, tầm soát ung thư thư sớm:

  • Đầy hơi, chướng bụng: Nếu tình trạng này kéo dài mà mà trước đó không ăn uống linh tinh hay các chất khó tiêu thì không nên chủ quan. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo dạ dày và đường tiêu hóa đang gặp vấn đề về sức khỏe.
  • Hôi miệng: Khi đường tiêu hóa bị ung thư sẽ làm các cơ quan tiêu hóa bị ảnh hưởng, giảm chức năng hoạt động. Kết quả là lượng thức ăn không được tiêu hóa hết dẫn đến lên men do hoạt động của vi khuẩn. Vì thế, chúng sẽ thoát ra ngoài qua đường miệng với mùi hôi và mùi chua gắt khó chịu.
  • Thay đổi đại tiện: Ung thư đường ruột sẽ khiến quá trình đào thải phân ra ngoài bị ảnh hưởng. Kết quả là người bệnh sẽ phải đối mặt với tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài hay đan xen. Kèm với đó là một số dấu hiệu khác như phân nhỏ dẹt, mót đi cầu, đi xong vẫn muốn đi tiếp, đau quặn ruột,…
  • Phân có lẫn máu: Đây là triệu chứng khá điển hình của bệnh ung thư ruột già nên không được chủ quan mà cần đi thăm khám chuyên khoa sớm.
  • Khó nuốt: Khi khối u xuất hiện ở thực quản sẽ khiến người bệnh gặp phải tình trạng khó nuốt, đau khi nuốt. Ngoài ra, còn có một số triệu chứng khác đi kèm như ợ chua, ho, kha tiếng, ăn nhanh no và khó thể gây ngạt thở khi ăn.
Trung tâm tiêu hóa – Hô hấp Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương đã triển khai nội soi chẩn đoán và điều trị ung thư sớm đường tiêu hóa từ nhiều năm nay. Với đội ngũ Bác sĩ đã được đào tạo chuyên sâu, thường xuyên cập nhật những hướng dẫn và kỹ thuật tiên tiến trên thế giới về việc chẩn đoán và điều trị ung thư sớm đường tiêu hóa qua nội soi ống mềm.
Cùng với hệ thống máy nội soi thế hệ mới có độ phân giải cao và chuyển đổi ánh sáng (i-Scan của hãng Pantax, NBI của hãng Olympus) để có thể phân tích kỹ các tổn thương ở đường tiêu hóa.

Back To Top