Dấu hiệu ung thư phổi thường không rõ ràng ở giai đoạn đầu nên phần lớn người bệnh được chẩn đoán bệnh đã ở giai đoạn tiến triển, di căn. Là loại ung thư thường gặp và ngày càng có xu hướng gia tăng. Nhưng nếu phát hiện sớm thì bạn có thể có phương pháp điều trị hiệu quả hơn rất nhiều.
Ung thư phổi là gì?
Là bệnh lý ung thư thường gặp nhất và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu do ung thư trên phạm vi toàn cầu. Tại Việt Nam, theo thống kê của tổ chức GLOBOCAN năm 2020, số trường hợp ung thư phổi ghi nhận được 26.262 ca. Đây là loại ung thư chiếm tỷ lệ thứ 2 ở cả hai giới. Tỷ lệ mắc mới tại Việt Nam là khoảng 23 trường hợp/100.000 dân, tỷ lệ tử vong 21,9/100.000 dân.
Có hai loại chính:
– Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ: Đây là loại phổ biến nhất, chiếm khoảng 85% các trường hợp. Có 3 loại không phải tế bào nhỏ chính, gồm có:
+ Ung thư biểu mô tuyến: Bắt đầu trong các tế bào sản xuất chất nhầy biểu mô vùng ngoại vi và chiếm khoảng 40% trường hợp ung thư phổi. Mặc dù hầu hết các trường hợp ung thư biểu mô tuyến có liên quan tới việc hút thuốc lá, nhưng đây cũng là loại ung thư phổ biến nhất ở những người hút ít hơn 100 điếu thuốc trong suốt cuộc đời.
+ Ung thư biểu mô tế bào vảy (biểu bì): Chiếm khoảng 30%, thường phát triển ở đường dẫn khí lớn hơn của phổi. Gần đây tỷ lệ mắc ung thư biểu mô tế bào vảy đang giảm trong khi ung thư biểu mô tuyến có dấu hiệu gia tăng. Phần lớn các khối u ung thư phổi tế bào vảy nằm ở vị trí trung tâm, chỗ phế quản lớn nối khí quản với phổi.
+ Ung thư biểu mô tế bào lớn không phân biệt: Có thể xuất hiện ở bất kỳ phần nào của phổi và không rõ là tế bào vảy hay ung thư biểu mô tuyến. Loại bệnh này có dấu hiệu phát triển và xâm lấn nhanh hơn rất nhiều so với các loại ung thư phổi không tế bào nhỏ khác, cũng khó điều trị hơn
– Ung thư phổi tế bào nhỏ: Thường lây lan nhanh hơn ung thư phổi không phải tế bào nhỏ. Đa số các trường hợp bệnh phát sinh ở đường dẫn khí lớn (phế quản chính và phế quản thùy). Thông thường, khi người bệnh được chẩn đoán mắc phải loại ung thư này đều đã bước vào giai đoạn nặng của bệnh.
Hút thuốc gây ra 80% ca tử vong do ung thư phổi ở phụ nữ và 90% ở nam giới. Đàn ông hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 23 lần và ở phụ nữ là gấp 13 lần.
Những dấu hiệu phát hiện sớm ung thư phổi
– Ho kéo dài
Biểu hiện hay gặp nhất là ho kéo dài nhưng rất nhiều người hay chủ quan nghĩ rằng ho do viêm họng. Thực tế cho thấy khoảng 50-70% các trường hợp có biểu hiện ho và đa phần người bệnh không được điều trị khỏi bằng các biện pháp điều trị thông thường.
Tuy nhiên, ho là một biểu hiện rất không đặc hiệu và cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có thể là ho do dị ứng, hen suyễn, bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), viêm phế quản cấp, tiếp xúc với bụi và hóa chất…Vì vậy, ho kéo dài, không rõ nguyên nhân và uống thuốc không đỡ thì cần đến cơ sở y tế để được thăm khám.
– Khó thở, khàn tiếng
Ở giai đoạn sớm người bệnh thường có biểu hiện khó thở, thở khò khè, giọng nói cũng thay đổi và trở nên khàn giọng… tuy nhiên nhiều người cho rằng làm việc quá sức, hoặc mắc bệnh viêm họng, cảm cúm nên dẫn đến tình trạng này. Trên thực tế, các biểu hiện trên có thể là triệu chứng báo hiệu có khối u phát triển trong phổi gây cản trở việc hô hấp.
– Người mệt mỏi, đau nhức cơ
Các biểu hiện thông thường khiến nhiều người chủ quan là dễ mệt mỏi, đau nhức cơ. Với biểu hiện thường ngày nhiều người cho rằng liên quan đến công việc nặng nhọc, đi lại nhiều, căng thẳng… nên rất dễ bỏ qua. Nguyên nhân chính là các chất do các tế bào ung thư sản sinh ra sẽ trực tiếp tác động đến quá trình trao đổi oxy, sản xuất máu và kiểm soát quá trình phòng thích năng lượng cơ thể.
– Giảm cân không rõ nguyên nhân và nhiễm trùng thường xuyên
Đột ngột giảm cân không rõ nguyên nhân không liên quan đến việc bạn cắt giảm calo hoặc tập thể dục thì rất có thể là do bệnh tật nguy hiểm trong đó có ung thư phổi. Nhiễm trùng thường xuyên có thể báo hiệu ung thư vì tình trạng nhiễm trùng ảnh hưởng đến đường hô hấp, dẫn đến các bệnh như viêm phế quản hoặc một số bệnh nhiễm trùng khác tái phát liên tục.
Ngoài ra người bệnh còn có những dấu hiệu giai đoạn đầu ít gặp hơn như: Cảm thấy khi ăn nuốt khó; Thay đổi hình dạng màu sắc của ngón tay và móng tay; Da hơi nhợt nhạt; Tắc nghẽn mạch máu ở vùng mặt.
Ở giai đoạn muộn hơn chút thì có thể là: Khàn tiếng kèm theo nuốt khó, nuốt đau, nuốt nghẹn kéo dài, liên tục; Phù mặt tăng dần, kèm theo đau đầu, chóng mặt, tím mặt; người bệnh hay hồi hộp, đánh trống ngực, tim đập nhanh.
Tuy nhiên hầu hết bệnh nhân ở giai đoạn sớm lại không có bất cứ triệu chứng gì. Vì vậy, cần đi khám để phát hiện và sàng lọc sớm nếu thấy mình hoặc người thân trong gia đình có một hoặc nhiều triệu chứng nêu trên.
Có những loại ung thư phổi nào?
Cụ thể như sau:
1.1 Ung thư phổi tế bào nhỏ
Là nguy hiểm nhất trong các dạng của ung thư phổi bởi khả năng lây lan nhanh chóng và mức độ lan phủ rộng chiếm tới 15% tổng các ca bệnh. Khả năng phát triển các loại này cao gấp hai lần các loại khác và nhanh chóng di căn đi xa làm ảnh hưởng đến các bộ phận khác.
Sở dĩ có tên gọi này là do các tế bào này thường có kích thước rất nhỏ, chủ yếu chứa các hạt nhân. Ngoài ra, loại bệnh này còn có tên gọi khác đó là yến mạch tế bào ung thư. Ung thư phổi tế bào nhỏ có khả năng xâm lấn rất nhanh, di căn sớm và rất khó điều trị.
Đa số các trường hợp bệnh phát sinh ở đường dẫn khí lớn ( phế quản chính và phế quản thùy). Thông thường, khi bệnh nhân được chẩn đoán mắc phải loại ung thư này đều đã bước vào giai đoạn nặng của bệnh.
1.2 Ung thư phổi không tế bào nhỏ
Có tốc độ phát triển của tế bào và di căn chậm hơn so với ung thư phổi tế bào nhỏ. Vì vậy nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh nhân có hy vọng sống cao hơn. Ung thư phổi không tế bào nhỏ được chia thành các loại nhỏ hơn đó là: ung thư biểu mô tế bào vảy, ung thư biểu mô tuyến, ung thư biểu mô tế bào lớn.
XEM THÊM: UNG THƯ PHỔI VÀ NHỮNG ĐIỀU NHẬN BIẾT
Phân giai đoạn giúp xác định phương thức điều trị ung thư phù hợp và tiên lượng bệnh.
Được chia 4 giai đoạn:
+ Giai đoạn I: Khối u không lớn, chưa có di căn.
+ Giai đoạn II: Kích thước u không lớn hoặc tương đối lớn kết hợp với có di căn vào 1 hạch bạch huyết của phế quản – phổi.
+ Giai đoạn III: Khối u đã di căn khỏi giới hạn của phổi hoặc khối u có kèm theo di căn nhiều vào các hạch bạch huyết ngoại vi.
+ Giai đoạn IV: Khối u lan rộng vào các cơ quan lân cận và xâm nhiễm rộng tại chỗ, hoặc đã có di căn đi xa.
Hiện nay Bệnh viện đa khoa Hùng Vương đã triển khai đầy đủ phương pháp khám sàng lọc, chẩn đoán và điều trị ung thư Phổi. Để được tư vấn chi tiết và đặt lịch khám và tư vấn chi tiết, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài: 18009415 để được tư vấn và hỗ trợ.