NGẮN HÃM LƯỠI CÓ ẢNH HƯỞNG GÌ?
– Rối loạn vận động đầu lưỡi: Đầu lưỡi không thè ra ngoài môi hoặc cong lên chạm vào vòm khẩu cái, đưa sang 2 bên chạm vào niêm mạc má… Hình ảnh điển hình hay gặp là khi trẻ khóc thấy đầu lưỡi hình trái tim hoặc đầu lưỡi hình chữ V khi thè lưỡi ra ngoài.
– Rối loạn phát âm: trẻ khó nói các âm ch, d, l, t, r, n, th
– Rối loạn nuốt, đặc biệt thời kỳ trẻ bú sữa mẹ, trẻ khó bú và gây đau núm vú cho mẹ.
– Ảnh hưởng đến sự phát triển của răng ( răng cửa hàm dưới hay bị nghiêng, khe hở giữa 2 răng cửa)
PHÂN LOẠI : có nhiều phân loại của các tác giả khác nhau nhưng phân độ của Kotlow chia 4 độ theo chiều dài hãm lưỡi ( tính từ vị trí bám vào sàn miệng đến vị trí bám vào lưỡi) phổ biến hơn cả.
– Độ 1: 12-16 mm
– Độ 2: 8-12 mm
– Độ 3: 3-7 mm
– Độ 4: < 3 mm
KHI NÀO CẦN PHẪU THUẬT?
Chỉ định phẫu thuật khi ngắn hãm lưỡi độ 3-4 hoặc độ 1-2 kèm theo biểu hiện lâm sàng, ảnh hưởng đến chức năng nuốt, phát âm. Tùy tình trạng khi đánh giá, trẻ có thể được phẫu thuật gây tê tại chỗ hoặc gây mê toàn thân để tạo hình hãm lưỡi.
Trên thực tế, phẫu thuật ngắn hãm lưỡi (dính thắng lưỡi) ở trẻ thực hiện khá đơn giản, không hề gây nguy hiểm, tuy nhiên cha mẹ cần phải lựa chọn cơ sở y tế uy tín với hệ thống cơ sở vật chất, máy móc, thiết bị y tế đảm bảo để cuộc phẫu thuật diễn ra thuận lợi, an toàn.Trẻ sơ sinh nếu bị tật dính dây thắng lưỡi độ 3, độ 4 thì có thể thực hiện phẫu thuật lúc 3 tháng tuổi.Tùy vào từng độ tuổi mà phương pháp sẽ được thực hiện khác nhau, tuy nhiên, đa số chỉ cần gây tê tại chỗ (thực hiện tại phòng khám) và nếu gây mê toàn thân thì cần phải nhập viện để tiến hành. Trẻ được cắt dính dây thắng lưỡi bằng gây tê có thể ra về ngay trong ngày và sử dụng thuốc giảm đau thông thường, có thể uống sữa lạnh hay bú mẹ sau 30 phút cắt.
MỘT SỐ LƯU Ý SAU PHẪU THUẬT: Thông thường, trẻ có thể đau, gặp khó khăn trong ăn uống và sốt nhẹ trong ngày đầu. Ở nơi cắt hãm lưỡi sẽ có vết màu trắng, đó là diễn biến bình thường và sẽ hết dần sau một vài tuần. Bố mẹ có thể cho trẻ ăn thức ăn lỏng, mềm, nguội, uống nhiều nước để làm sạch miệng; không cho trẻ ngậm, cắn các vật cứng, dùng tay chạm vào vùng phẫu thuật và chú ý dùng thuốc theo đơn của bác sĩ. Phẫu thuật cắt hãm lưỡi không có nguy cơ, biến chứng nguy hiểm nhưng trẻ vẫn cần được theo dõi sát để tránh biến chứng chảy máu, nhiễm trùng sau phẫu thuật.