Trong sinh đẻ bình thường, trẻ được sinh ra từ môi trường vô khuẩn của tử cung sang một môi trường nhiễm khuẩn khi trẻ sinh ra bằng đường âm đạo. Khi sinh bằng đường âm đạo, hệ vi sinh đường ruột của trẻ chủ yếu là do nuốt các vi khuẩn âm đạo của mẹ khác hẳn với hệ vi sinh đường ruột của trẻ sinh ra bằng mổ đẻ.
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng hệ vi sinh đường ruột của trẻ sinh bằng đường âm đạo chủ yếu là Bifidobacteria và Bacteroides fragllis, trong khi trẻ sinh bằng đường mổ đẻ là C.difficile và kết quả của nhiều phân tích nghiên cứu cho thấy vi sinh vật Lactobacilli và Bifidobacteria của âm đạo mẹ quyết định miễn dịch của trẻ sơ sinh khi trẻ sinh bằng đường âm đạo:
- Bạch cầu trung tính, các đơn bào và các lympho hủy diệt của trẻ sinh thường sẽ cao hơn so với trẻ sinh mổ.
- Mổ đẻ có thể đưa đến các phản ứng miễn dịch bất thường, gia tăng IL13 và IFN –y là tiền đề của phát triển hen và chàm sau này.
- Mổ đẻ gia tăng nguy cơ gây bệnh hen và bệnh dạ dày ruột.
- Mổ đẻ thường kèm theo viêm mũi dị ứng và chàm ở những bà mẹ có tiền sử bị hen hay chàm.
Để gia tăng đáp ứng miễn dịch đối với trẻ mổ đẻ là khuyến khích cho trẻ bú mẹ và chỉ cho trẻ bú sữa công nghiệp nếu không thể nuôi trẻ bằng sữa mẹ. Các sữa công nghiếp phải được bổ sung các dưỡng chất gần giống như sữa mẹ như: DHA, ARA, L-Arginin, selenium, kẽm, Prebiotics và protein tối ưu.
Tại Việt Nam,
Theo Bác sỹ Nguyễn Thị Ngọc Phượng
- Chuyến dạ khó khăn, không ngừng rên đau khiến người nhà sốt ruột.
- Sản phụ sợ đau, sợ bộ phận sinh dục giãn ra ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.
- Bị ám ảnh bởi lời phán quyết của thầy bói rằng sản phụ nếu không sinh mổ sẽ gặp phải tai biến chết người.
- Gia đình muốn trẻ ra đời vào “ngày giờ tốt”.
Tại Bệnh viện Từ Dũ, Thành Phố Hồ Chí Minh, cứ 100 người đến sinh thì có trên 35 người mổ, trong đó gần 4% trường hợp được mổ theo yêu cầu, nghĩa là mổ lấy thai theo ý muốn của gia đình sản phụ, mặc dù bà mẹ vẫn có thể đẻ thường.
Các nghiên cứu cho thấy mổ đẻ có thể gây tác hại cho bà mẹ và cả trẻ sinh ra. Sản phụ có thể gặp tai biến khi gây tê, gây mê, tử vong do sốc ngay trước khi mổ. Các bà mẹ sinh mổ cũng có nhiều nguy cơ nhiễm trùng sau đó. Mặt khác, do phải uống một lượng lớn kháng sinh để chống nhiễm trùng nên có thể có ảnh hưởng đến sự sản xuất sữa và tiết sữa, và trẻ sẽ không có cơ hội để bú sữa non, như vậy sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Ngoài nguy cơ có thể gây dính ruột, tắc ruột, sẹo tử cung, khiến lần mang thai sau dễ gặp tai biến như vỡ tử cung trong khi mang thai, trong khi chuyển dạ đẻ …
Nghiêm trọng hơn, nếu đã mổ lần đầu, ở lần mang thai tiếp theo sẽ tăng nguy cơ thai chết lưu.
Ngoài ra, nếu được sinh thường, khi qua âm hộ, lồng ngực của đứa trẻ được đè ép, đấy hết nước ối ứ đọng trong đường hô hấp của trẻ ra ngoài. Ngược lại nếu mổ lấy thai, có sự ứ đọng nước ối trong lồng ngực trẻ, khiến trẻ có thể suy hô hấp ngay sau khi sinh và có thể hay mắc các bệnh hô hấp về sau này.
Trước sự gia tăng mổ đẻ, nhiều câu hỏi được đặt ra là: liệu miễn dịch của những trẻ được sinh ra bằng mổ đẻ có sự khác biệt gì với những trẻ được sinh thường hay không ?
Bài viết này sẽ điểm lại những kết quả nghiên cứu về miễn dịch của trẻ sinh thường và mố đẻ, tuy vậy trước tiên cũng cần thiết nhắc lại hệ thống miễn dịch ở trẻ nhỏ.
(Bài tiếp theo)
Hệ thống miễn dịch của trẻ nhỏ