Miễn dịch của trẻ sinh thường và sinh mổ (Phần 04)

- 54 lượt xem - Tin tức

Xu B và cộng sự [21] trong một nghiên cứu về hen và dị ứng tại Phần Lan dựa trên hồi cứu đoàn hệ của những trẻ sinh năm 1966 và những thông tin về hen và bệnh dị ứng vào năm 1999 khi những thành phần đoàn hệ này được 31 tuổi. Kết quả cho thấy mổ đẻ làm gia tăng nguy cơ hen của người lớn với OR 3.23; 95%  CI  1.53, 6.80. Nghiên cứu cho thấy không có nguy cơ gia tăng về chàm.

Tóm lại: kết quả các nghiên cứu đã cho thấy mổ đẻ đã gây ra thay đổi lớn về hệ vi sinh đường ruột của trẻ, các vi khuẩn tốt được thay thế bằng vi khuẩn xấu, thay đổi về đáp ứng miễn dịch và đã dẫn đến những đáp ứng miễn dịch bất thường, trong đó có sự gia tăng Cytokin IL 13 và IFN – y. Nguyên nhân của sự gia tăng là do trẻ không được tiếp xúc với các vi khuẩn ái khí và kỵ khí Gr (-) khi trẻ sinh bằng đường mổ đẻ.  Sự gia tăng Cytokin IL 13 và IFN – y là nguồn gốc của bệnh hen và dị ứng sau này.

Kết luận:

  Sự thay đổi về miễn dịch khi trẻ sinh bằng đường khác với đường âm đạo cũng giống như gia tăng các bệnh dị ứng ở các nước công nghiệp. Sự gia tăng này được giải thích là do sự giảm các bệnh nhiễm trùng lúc còn nhỏ [21] . Quan điểm này được giải thích về mặt miễn dịch học dựa trên chức năng của tế bào T là T helper 1 (TH1) và T helper 2 (TH2)  thông qua hoạt động của Cytokin. TH1 có chức năng chống nhiễm trùng, TH2 gây đáp ứng dị ứng. Người ta cho rằng các nhiễm trùng do vi khuẩn và vi rút trong giai đoạn đầu của đời sống đã làm hệ miễn dịch được trưởng thành nghiêng về TH1 (chống nhiễm trùng) để cân bằng với đáp ứng miễn dịch dị ứng do TH2 đảm trách (bệnh dị ứng). Như vậy nếu có một sự giảm mắc bệnh nhiễm trùng trong giai đoạn đầu của cuộc sống sẽ làm giảm TH1 và do vậy sẽ làm tăng TH2 là nguyên nhân của gia tăng dị ứng.

   Câu hỏi đặt ra là giải pháp nào giúp cho những trẻ sinh ra từ mổ đẻ có được một đáp ứng miễn dịch giống như trẻ được sinh ra bằng đường âm đạo.

    Có nhiều giải pháp trong đó cho trẻ bú sữa mẹ là giải pháp tối ưu. Sữa mẹ đã có sẵn các Probiotic [8], đồng thời các thành phần trong sữa mẹ là những thành phần cần thiết giúp cho hệ vi sinh vật ruột của trẻ có khả năng bảo vệ (yếu tố Bifidus).

    Trường hợp không thể nuôi trẻ bằng sữa mẹ, có thể cho sữa công nghiệp được bổ sung các thành phần sinh học như probiotic, prebiotic, các a xit béo cần thiết và cân bằng như DHA/ARA, các dưỡng chất miễn dịch như Nucleotid, L – Arginin, selenium, kẽm và một hàm lượng chất đạm phù hợp với các thành phần a xit a min gần giống với sữa mẹ.

Tài liệu tham khảo: 

  1. Nguyễn Thị Thúy. Thông tấn xã Việt Nam. Theo tiền phong on line, 24/8/2008.
  2. http:// vietbao. VN/sức khỏe/ nhieu-thai-phụ-thich-duoc-mo-de / 30238892 / 248.
  3. WWW. Ykhoa net.com. Mổ đẻ gây nguy hiểm cho bà mẹ và thai nhi.
  4. Orrhage K, nord CE Bifido Bacteria and lactobaccilli in human health. Drugs  EXP clin. Res – 2000; 26 (3) : 95 – 111.
  5. M. J. Friedrich A bit of culture for children: probiotics May Improve health and fight disease ; JAMA  vol. 284. No 11, september 20, 2000.
  6. Gerald W. Tannock: The micro biology of lactobacilli and Bifidobacteria. Inhabiting the Digestive tract: Essential Knowledge for successful probiotic, other nutritional factors and intestinal microflora, from the 42 nd Nestle nutrition workshop.
  7. Ingegerd Adlerberth: the establishment of a normal intestial micro flora in the newborn infannt . Probiotics, other nutritional factores and intestinal microflora, from the 42 nd Nestle nutrition workshop.
  8. Rocio Martin, MSC Monica Olivares, Ph D Maria L. Marin, Ph D Leonids fernandez, Ph D probiotic potential of 3 Lactobacilli strains Isolated from Breast milk Journal of human lactation, vol. 21, no, 1, 8-17 (2005).
  9. Penders J, Thijs C, stelma FF, snijders B, Kummeling  I, Vanden Brandt PA, stobberingh EE. Pediatrics. 2006. Aug; 118 (2); 511 – 21. Factors Influencing the composition of the Intestial microbiota in early infancy.
  10.  Huure A, Kalliomaki M , Rautava S, Rinne M, Salminen S, Isolauri E, Neonatology. 2008; 93 (4); 236 – 40. Epub 2007. No 16. Links Mode of delivery – Effects on gut Microbiota and humoral Immunity.
  11.  Gron lund MM, Lehtonen OP, Enrola M, Kero P. Fecal microflora in healthy Infants born by different methods of delivery: permannent changes in Intestinal flora after cesarean delivery. J pediatrics Gastro enterol Nutr. 1999. Jan; 28 (1) 19 – 25.
  12.  Huure A, Kalliomaki M, Rautava S, Rinne M, Salminen S, Isolauri E, Mode of delivery effeets on gut microbiota and humaral – imonunity. Neonatology 2008 ; 93 (4): 236 -40. Epub 2007. Nov. 16.
  13.  Penders J, Thijs C, Vink C, Stelma FF, stobberinggh EE Factors Influencing the composition of the intestinal microbiota in early infancy. Pediatrics. 2006.  Aug; 118 (2), 511 – 21.
  14.  Thilaganathan B, Meher – homji N, Nicolaides KH. Labor: an immunologically beneficial process for the neonate. Amj  Obstet Gynecol. 1995. Jun. 172 (6).
  15. Ly NP, Ruiz – Perez B, Oroterdonk AB, Tzianabos AO, litonjua AA, Liang C, Laskey D, Delaney ML, Dubois AM, Levy H, Gold DR, Ryan LM, Weiss SI, Celedon JC. Mode of delivery and cord blood cytokines a birth cohort study. Clin Mol Allergy. 2006. Sep. 26: 4; 13.
  16.  Pistner M, Gold DR, Abdulkerim H, Hoffman E, Celedon JC, Birth by cesarean section allergic rhinitic, and allergic sensitization among children with a parental history of atopy, J Allergy Clin Immunal 2008. Aug; 122 (2); 274 – 9, Epub 2008 Jun 20.
  17. Renz – polster H, David MR, Buist AS, Vollmer WM, Oconnor  EA, Frazier EA, wall MA. Caesarean section delivery and the risk of allergic disorders in childhood. Clin EXP Allergy. 2005. Nov; 35 (11). 1466 – 72.
  18.  Kero J, Gissler M, Gronlund MM, Kero P, KoskinenP, Hemmin ki E,Isolauri E. Mode of delivery and  asthma – is there a connection Pediatrics. Res 2002. Jul 52 (1); 3 – 5.
  19.  Hakansson S, Kallen K. Caesarean section increases the risk of  hospital care in childhood for asthma and gastroenteritis. Clin EXP Allergy. 2003. Jun. 33 (6); 757 – 64.
  20.  Egges M, Botten G, Stigum H, Nafstad P, Magnus P.
  21.  Xu B, Pekkanen J, Hartikainen AL, Jarvelin MB, Caesarean section and risk of  asthma and allergy in adulthood. J. Allergy Clin Immunol. 2001. Apr; 107 (4). 732 – 3.
Back To Top