Kiến tạo môi trường cho y tế tư nhân phát triển, nhìn từ chính sách

- 13 lượt xem - Tin tức

Ngày 21/8/1997, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 90/CP về phương hướng và chủ trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa (đã được chính phủ thông qua tại phiên họp thường kỳ tháng 3 năm 1997.

Sau hơn 20 năm thực hiện, nhiều doanh nhân, doanh nghiệp đã tích cực hưởng ứng bỏ vốn hàng ngàn tỷ đồng để xây dựng bệnh viện, phòng khám. Đến nay, các cơ sở y tế tư nhân đã không ngừng phát triển và lớn mạnh về mọi mặt, góp phần quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân.

Trong quá trình phát triển cũng tồn tại một số bất cập trong việc triển khai và thực hiện các chính sách pháp luật về y tế khiến hệ thống y tế ngoài công lập gặp rất nhiều khó khăn, nhất là trong thời kỳ kinh tế hội nhập.

Buổi tọa đàm là nơi trao đổi, thảo luận một số vướng mắc về cơ chế chính sách, giúp người dân thay đổi nhận thức về y tế tư nhân, cũng như thực trạng hoạt động của các cơ sở y tế tư nhân trong công tác KCB – BHYT, đồng thời để các cơ quan quản lý, xem xét, điều chỉnh, sửa đổi bổ sung các chính sách đã ban hành, tạo nên sự công bằng, bình đẳng giữa các cơ sở y tế công lập và y tế tư nhân, giúp việc quản lý cũng như tuân thủ các quy định của pháp luật trong công tác KCB ngày một tốt hơn.

Đúng 13h30, buổi tọa đàm bắt đầu.

Tới tham dự buổi tọa đàm có: TS Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI); Ông Nguyễn Quang Vinh – Phó Tổng Thư ký VCCI; Ông Vũ Xuân Bằng – Đại diện Bảo hiểm Xã hội Việt Nam; Bà Phạm Thị Hải – Phó Trưởng Phòng Quản lý hành nghề khám chữa bệnh, Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế; Bà Hoàng Thị Bích Ngọc – Phó Trưởng Phòng Tài chính sự nghiệp, Vụ Tài chính kế hoạch, Bộ Y tế; Bà Nguyễn Thu Hương – Phó vụ trưởng Vụ Thanh tra – kiểm tra – Bảo hiểm Xã hội Việt Nam; Ông Vũ Xuân – Phó trưởng ban thực hiện chính sách Bảo hiểm Y tế – Bảo hiểm Xã hội Việt Nam; Ông Nguyễn Văn Đệ – Chủ tịch Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt Nam; Luật sư Nguyễn Thế Truyền – Giám đốc Công ty Luật Hợp Danh Thiên Thanh, Đoàn Luật sư Hà Nội; Luật sư Trần Hữu Huỳnh – Chủ tịch Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam; Nhà báo Nguyễn Tiến Dũng – Phó Tổng Biên tập Báo Diễn đàn Doanh nghiệp; cùng hơn 100 hội viên của Hiệp hội bệnh viện tư nhân Việt Nam đến từ các tỉnh thành trong cả nước.

Luật sư Trần Hữu Huỳnh – Chủ tịch Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam; TS Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI); Ông Nguyễn Văn Đệ - Chủ tịch Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt Nam; Ông Vũ Xuân Bằng – Đại diện Bảo hiểm Xã hội Việt Nam; Ông Nguyễn Quang Vinh - Phó Tổng Thư ký VCCI

Từ trái qua phải: Luật sư Trần Hữu Huỳnh – Chủ tịch Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam; TS Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI); Ông Nguyễn Văn Đệ – Chủ tịch Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt Nam; Ông Nguyễn Quang Vinh – Phó Tổng Thư ký VCCI

Phát biểu khai mạc, TS Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch VCCI cho biết: Chính phủ không có chính sách tích cực thì trong tương lai các nền kinh tế APEC sẽ giả do sức khoẻ của người lao động không được đảm bảo, ảnh hưởng tới năng suất lao động.

Chủ tịch VCCI nhấn mạnh rằng, chúng ta không chỉ hướng tới năng suất kinh doanh của doanh nghiệp mà bên cạnh đó phải nâng cao chất lượng sống cho người lao động cũng như sức khoẻ của người lao động bởi hiện nay, sức bền lao động của người lao động của Việt Nam rất thấp so với thế giới.

“Do đó vấn đề cải cách nền y tế để chăm lo cho người lao động là hết sức cần thiết. Có như vậy chúng ta mới tạo nên một nền kinh tế khoẻ mạnh” – TS Lộc nói.

TS Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch VCCI phát biểu khai mạc

TS Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch VCCI phát biểu khai mạc

Hiện nay, bên cạnh y tế Nhà nước thì y tế tư nhân đóng góp một phần không hề nhỏ. Do vậy, phát triển bệnh viện tư nhân đang là trách nhiệm của tất cả chúng ta với xã hội. Thực tế cho thấy, lĩnh vực này đang có tiềm năng rất lớn cần phát triển.

“Chúng ta hãy biến Việt Nam không chỉ là nơi chăm sóc sức khoẻ cho người Việt mà còn trở thành một trung tâm chăm sóc điều trị cho cả thế giới” – TS Lộc nhấn mạnh – “Các chính sách để phát triển y tế tư nhân phải hướng tới mục tiêu như vậy. Với buổi toạ đàm hôm nay, VCCI sẽ tập hợp những ý kiến đóng góp từ phía các chuyên gia, các nhà làm chính sách để trao đổi với Bộ Y tế về những kiến nghị đó; đồng thời sẽ báo cáo lên Chính phủ để có những giải pháp thiết thực cho sự phát triển nền y tế tư nhân đầy tiềm năng này”.

Phiên 1: Quá trình xây dựng và thực hiện chính sách y tế tại các cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân theo tinh thần Nghị quyết số 90/CP  ngày 21/08/1997 của Chính phủ; Những hạn chế, bất cập trong việc quản lý và thực hiện các chính sách về y tế tư nhân.

Chủ tọa phiên thảo luận 1 (từ trái qua phải): Luật sư Trần Hữu Huỳnh – Chủ tịch Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam; Ông Nguyễn Văn Đệ - Chủ tịch Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt Nam; Ông Vũ Xuân Bằng – Đại diện Bảo hiểm Xã hội Việt Nam; Ông Nguyễn Quang Vinh - Phó Tổng Thư ký VCCI

Chủ tọa phiên thảo luận 1 (từ trái qua phải): Luật sư Trần Hữu Huỳnh – Chủ tịch Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam; Ông Nguyễn Văn Đệ – Chủ tịch Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt Nam; Ông Vũ Xuân Bằng – Đại diện Bảo hiểm Xã hội Việt Nam; Ông Nguyễn Quang Vinh – Phó Tổng Thư ký VCCI



ông Nguyễn Văn Đệ - Chủ tịch Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt Nam

Ông Nguyễn Văn Đệ – Chủ tịch Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt Nam

Phát biểu mở đầu phiên thảo luận đầu, ông Nguyễn Văn Đệ – Chủ tịch Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt Nam cho biết: Chủ trương lớn của Đảng và nhà nước, đặc biệt là sự ra đời của Nghị quyết 10-NQ/TW đã đánh giá vai trò của kinh tế tư nhân. Với vai trò của mình, Chính phủ kiến tạo đã tạo điều kiện giúp đỡ doanh nghiệp, doanh nhân trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực y tế. Đặc biệt, Chính phủ còn ban hành Nghị quyết 35/NQ-CP để tạo mọi điều kiên thuận lợi cho doanh nghiệp doanh nhân, huy động nguồn lực, tài chính,…của doanh nghiệp tư nhân cùng với hệ thống công lập, tham gia vào hoạt động y tế. Với tinh thần được Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ như vậy, chúng ta sẽ xem xét lại những chính sách hợp lý và chưa hợp lý, góp tiếng nói chung tạo môi trường thực sự kiến tạo cho y tế tư nhân tham gia vào nền y tế toàn dân.

Luật sư Trần Hữu Huỳnh – Chủ tịch Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam: Các quy định trong Hiến pháp 2013 quy định rõ: Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền Kinh tế quốc dân. Các chủ thể đều bình đẳng, hợp tác, cạnh tranh (Điều 51).

Luật sư Trần Hữu Huỳnh – Chủ tịch Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam:

Luật sư Trần Hữu Huỳnh – Chủ tịch Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam:

Nghị quyết TW 5 khoá XII cũng nhấn mạnh: Phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thành tố nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân là nòng cốt để phát triển một nền kinh tế độc lập, tự chủ. Kinh tế tư nhân đã và đang trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế tư nhân đã phát triển trên nhiều phương diện, được tự do kinh doanh và đối xử bình đẳng hơn với các thành phần kinh tế khác, nhất là trong tiếp cận các yếu tố sản xuất và các loại thị trường.

Ông Nguyễn Thanh Hồi – Trưởng Ban Pháp chế Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt Nam: Việc phân tuyến, phân hạng bệnh viện được quy định trong Thông tư của Bộ Y tế từ năm 2013. Tại Thông tư này, chúng ta chưa có quy định về xếp hạng cho cơ sở y tế tư nhân. Sau đó, Bộ Y tế đã có hướng dẫn nhưng lại không có sự công bằng. Cụ thể, đối với bệnh viện tư nhân, chỉ cần hạng 2 thôi thì lên tuyến tỉnh không được khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế.

Ông Vũ Xuân Bằng – Đại diện Bảo hiểm Xã hội Việt Nam: Thực tế cho thấy trong thời gian vừa qua, hệ thống tư nhân phát triển khá mạnh. Nếu như các cơ sở y tế công lập được Nhà nước đầu tư về cơ sở vật chất và họ đã có thương hiệu tồn tại từ rất lâu như bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức…thì các cơ sở y tế tư nhân phải tự lực đầu tư từ cơ sở vật chất, trả lương cho người lao động đến việc xây dựng thương hiệu.

Ông Vũ Xuân Bằng - Đại diện Bảo hiểm Xã hội Việt Nam

Ông Vũ Xuân Bằng – Đại diện Bảo hiểm Xã hội Việt Nam

Do đó, theo ông Bằng, việc phát triển cơ sở y tế tư nhân là khó khăn hơn rất nhiều không chỉ về vốn mà còn nhiều vấn đề khác.

Hiện nay, có gần 500 cơ sở y tế ngoài công lập và hoạt động đang rất tốt nhưng thực tế vẫn còn những tồn tại nhất là trong việc thực hiện bảo hiểm y tế.

Thực tế qua quá trình đi kiểm tra, ông Bằng cho biết, đa số những cơ sở ngoài công lập còn những thiếu sót là do chưa nắm chắc về chính sách, về Luật y tế, Luật Khám chữa bệnh. Vì thế ông Bằng cũng đưa ra lời khuyên rằng các cơ sở y tế tư nhân cần phải bám sát văn bản để làm và trong quá trình thực hiện nếu vướng thì có thể đề đạt lên Hiệp hội và Hiệp hội có thể trao đổi lại cơ quan cao hơn để có những giải đáp phù hợp. “Chúng ta không nên vì một vài hiện tượng làm ảnh hưởng cả một nền y tế tư nhân đang phát triển” – ông Bằng nói.

Ông Phạm Văn Học – Chủ tịch HĐQT Bệnh viện đa khoa Tư Nhân Hùng Vương (Phú Thọ): Trong những năm vừa qua, Đảng, Chính phủ, Bộ Y tế đã có nhiều cơ chế chính sách cho y tế tư nhân phát triển nhưng chưa đủ mạnh để họ thực sự phát triển.

Ông Phạm Văn Học

Ông Phạm Văn Học

Ở các nước Mỹ La Tinh và Châu Á, y tế tư nhân chiếm 20 – 30%, Anh (10%), Thái Lan (24%), Ấn Độ (93%)… Ở Việt Nam, tỷ lệ y tế tư nhân rất thấp, chiếm 5,4%. Ở Phú Thọ có bệnh viện tư nhân duy nhất, Tuyên Quang không có bệnh viện tư nhân nào. Một bức tranh như vậy cho thấy y tế tư nhân ở Việt Nam đang thấp nhất trong khu vực và trên thế giới.

Điều này chứng minh rằng y tế tư nhân của Việt Nam đang quá nhỏ so với nhu cầu của xã hội. Bộ Y tế mặc dù có nhiều hình thức ưu đãi nhưng vẫn chưa đủ.

Theo Luật khám chữa bệnh năm 2009, hệ thống khám chữa bệnh chia làm 4 hạng để tính suất đầu tư, cơ cấu bộ máy: tuyến xã, huyện, thành phố, trung ương… Bây giờ có nhiều bệnh viện tư nhân nhưng không biết ở hạng nào.

Thông qua diễn đàn này tôi mong muốn khi xây dựng các hạng, tuyến cho phép Hiệp hội y tế tư nhân được tham gia vào ngay từ đầu thì các chính sách ban hành sẽ gần gũi hơn.

Bà Nguyễn Thị Quang Hiền – Phó Chủ tịch Hiệp hội Bệnh viện tư nhân: Chúng ta vẫn chưa có sự công bằng giữa cơ sở y tế tư nhân và y tế nhà nước.

Bà Nguyễn Thị Quang Hiền - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bệnh viện tư nhân

Bà Nguyễn Thị Quang Hiền – Phó Chủ tịch Hiệp hội Bệnh viện tư nhân

Thứ nhất, về đào tạo và chính sách của ngành y tế đối với các cơ sở khám chữa bệnh: Có những chương trình đào tạo lại, nhiều chương trình đào tạo có kinh phí của nhà nước, nhưng chỉ có cơ sở công lập mới được tham gia, còn các cơ sở tư nhân, bệnh viện tư nhân không được quan tâm.

Thứ hai, về sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ. Thực tế nhiều tổ chức phi chính phủ muốn hỗ trợ cơ sở vật chất cho các bệnh viện tư nhân, nhưng cơ chế để bệnh viện tư nhân được nhận hỗ trợ thì hầu như không có, mà chỉ có đầu tư cho các cơ sở của nhà nước.

Thứ ba, chúng ta có chủ trương phối hợp mô hình hợp tác công tư theo Nghị quyết 93/2014 của Chính phủ về một số cơ chế, chính sách phát triển y tế. Tuy nhiên, chủ trương này gây ra nhiều bất cập. Đó là sự mất công bằng trong đầu tư, không rõ ràng giữa công và tư.

Ông Lê Viết Phượng – Chủ tịch HĐQT Bệnh viện Đa khoa Hàm Rồng, Thanh Hóa: Tôi thấy có sự bất công bằng giữa cơ sở công lập và tư nhân. Hiện nay, Bộ Y tế muốn đánh giá năng lực chuyên môn mới xây dựng định mức tối thiểu của bác sĩ là một ngày phải khám bao nhiêu bệnh nhân. Nhưng lại áp dụng cả cho bệnh viện tư nhân. Như vậy là hạn chế năng lực chuyên môn của người lao động, mà không chỉ của một cá nhân mà của cả một hệ thống.

Ông Lê Đức Thuận - Chủ tịch HĐQT Bệnh viện Đa khoa Hàm Rồng, Thanh Hóa

Ông Lê Viết Phượng- Chủ tịch HĐQT Bệnh viện Đa khoa Hàm Rồng, Thanh Hóa

"Chúng tôi thuê bác sĩ làm cho bệnh viện tư nhân nhưng lại áp định mức thì không công bằng bởi chẳng lẽ một ngày có tới 80 bệnh nhân số còn lại không khám thì chúng tôi đuổi bệnh nhân về à? Đối với người lao động, chúng tôi có những chính sách ưu đãi và hỗ trợ phù hợp với năng suất lao động. Do đó, các bộ, ngành phải có những chính sách thống nhất phù hợp để tạo điều kiện cho cơ sở y tế tư nhân phát triển” – vị đại diện này nói.

Bà Ngô Minh Chiến – Chủ doanh nghiệp Bệnh viện Phòng khám Đa khoa Tâm Đức, Bình Phước: Đang tồn tại vấn đề về bất bình đẳng. Cụ thể, trong hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm với các cơ sở y tế tư nhân, Bảo hiểm Xã hội tự ý thêm bớt các điều khoản phụ lục hợp đồng của Thông tư 41 gây bất lợi cho cơ sở y tế tư nhân dẫn đến cơ quan bảo hiểm tự ý dừng hợp đồng khám chữa bệnh cơ sở y tế tư nhân rất nhiều. Trong khi cơ sở nhà nước chưa có cơ sở nào bị dừng hợp đồng. Đây là điều bất bình đẳng. Cơ quan bảo hiểm căn cứ vào đâu để đưa ra các quy định như vậy?

Bà Ngô Minh Chiến - Chủ doanh nghiệp Bệnh viện Phòng khám Đa khoa Tâm Đức, Bình Phước

Bà Ngô Minh Chiến – Chủ doanh nghiệp Bệnh viện Phòng khám Đa khoa Tâm Đức, Bình Phước

Ông Trần Đình Tuấn – Chủ tịch HĐTV Bệnh viện Mắt Tây Nguyên: Theo quy định, cơ quan báo chí muốn đưa tin phải có ý kiến 2 bên. Tuy nhiên thời gian qua , đã có một cơ quan báo chí đăng tải bài viết về sự việc bệnh nhân của chúng tôi, nhưng lại không cho bệnh viện chúng tôi phát ngôn, mà đưa tin một chiều dẫn tới người dân không hiểu đúng tính chất nghiêm trọng của bệnh tình bệnh nhân.

Đại diện BHXH tỉnh Gia Lai còn phát ngôn thêm là chúng tôi là đơn vị lợi dụng từ thiện để trục lợi trong khi thực tế đã có 3 đoàn kiểm tra cơ sở bệnh viện của chúng tôi và kết luận chúng tôi làm đúng quy định, không có dấu hiệu trục lợi.

Bà Trương Thị Màu – Trưởng phòng khám đa khoa Lương Điền, Thanh Hóa: hai năm nay, tôi khám chữa bệnh cho bệnh nhân bảo hiểm y tế và nhận thấy bất cập sau: Tại địa bàn Thanh Hóa, tại điểm B khoản 3 điều 3 thông tư 43, Bộ Y tế quy định phòng khám đa khoa tư nhân tuyến huyện tương đương với tuyến 3. Còn đối với tuyến xã cũng thông tư ấy lại quy định được phân tuyến 4. Tuy nhiên tuyến xã lại được điều trị nội trú cấp cứu 3 ngày.

Bà Trương Thị Màu - Trưởng phòng khám đa khoa Lương Điền, Thanh Hóa

Bà Trương Thị Màu – Trưởng phòng khám đa khoa Lương Điền, Thanh Hóa

Điều này tạo ra bất cập bởi phòng khám đa khoa tư nhân đầu tư cơ sở vật chất, chất lượng bác sĩ chắc chắn hơn hẳn trạm y tế bình thường mà lại không được đón tiếp bệnh nhân, điều trị cho bệnh nhân cấp cứu thời gian như trạm y tế.

Thực tế, trạm y tế ngay bên cạnh phòng khám đa khoa tư nhân, điều kiện cơ sở vật chất không bằng, ô xy thở nhiều khi không có còn phải chạy sang phòng khám đa khoa tư nhân mượn, nhưng thời gian điều trị cấp cứu lưu trú lại được lâu hơn phòng khám đa khoa tư nhân.

Nếu xét về thực lực, chắc chắn phòng khám đa khoa tư nhân sẽ hơn hẳn trạm y tế, nhưng cơ chế, chính sách để hoạt động đôi khi lại không bằng trạm y tế.

Vấn đề này không “cởi trói” được cho các phòng khám tư nhân. Tại buổi tọa đàm này, tôi chỉ nêu ra một bất cập nhỏ và rất mong các cơ quan quản lý liên quan sẽ có cái nhìn khách quan hơn, đưa ra những chính sách hợp lý hơn để y tế như nhân được phát triển bình đẳng, cạnh tranh với các cơ sở y tế của nhà nước.

Ông Phạm Văn Long – Phó Giám đốc Bệnh viện Tư nhân 115, Nghệ An: Về nội dung liên quan tới việc chấm dứt hợp đồng với phòng khám Tâm Đức, tỉnh Bình Phước, Luật Bảo hiểm y tế hiện tại không có điều khoản nào quy định cho phép cơ quan bảo hiểm xã hội tạm dừng hợp đồng đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân.

Ông Phạm Văn Long - Phó Giám đốc Bệnh viện Tư nhân 115, Nghệ An

Ông Phạm Văn Long – Phó Giám đốc Bệnh viện Tư nhân 115, Nghệ An

Mặt khác muốn thay đổi thanh lý, chấm dứt hợp đồng thì phải đáp ứng cả hai điều kiện: có sự thoả thuận của hai bên và bảo đảm không làm gián đoạn việc khám chữa bệnh của người tham gia bảo hiểm y tế như quy định tại điểm e khoản 2, khoản 3 điều 25 Luật Bảo hiểm Y tế và theo khoản 2 điều 8 mẫu hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Tuy nhiên, trong thời gian qua, thực tế, có một số cơ sở khám chữa bệnh tư nhận bị cơ quan bảo hiểm xã hội tạm dừng hợp đồng, không tuân thủ theo các quy định của luật nêu trên. Trong trường hợp này, bất lợi thuộc về cơ sở khám chữa bệnh, đặc biệt là cơ sở khám chữa bệnh tư nhân vì hiện nay hơn 80% dân số nước ta tham gia bảo hiểm y tế. Nếu không được khám chữa bệnh bảo hiểm y tế xem như cơ sở khám chữa bệnh bị đóng cửa. Trường hợp của Phòng khám đa khoa Tâm Đức, tỉnh Bình Phước là ví dụ điển hình.

Về khái niệm “chảy máu chất xám bác sĩ” khi nói rằng các bác sĩ ở bệnh viện công làm thêm ở bệnh viện tư, tôi cho rằng nên thay cụm từ “chảy máu chất xám” vì thực tế không phải họ đi ra nước ngoài làm việc mà vẫn phục vụ người Việt Nam.

Phát biểu kết thúc phiên 1, bà Phan Thị Hải – Phó Trưởng phòng Quản lý hành nghề Khám chữa bệnh, Cục Quản lý Khám chữa bệnh – Bộ Y tế cho biết: Từ năm 2004 – 2017, với các Nghị quyết số 90, 05 được ban hành cho đến nay, số lượng y tế tư nhân tăng gấp 5,2 lần. Số lượng bệnh viện tư nhân chiếm 1,6% số lượng bệnh viện trên toàn quốc. Đây là những đóng góp đáng kể cho nền y tế Việt Nam.

Bà Phan Thị Hải - Phó Trưởng phòng Quản lý hành nghề Khám chữa bệnh, Cục Quản lý Khám chữa bệnh - Bộ Y tế

Bà Phan Thị Hải – Phó Trưởng phòng Quản lý hành nghề Khám chữa bệnh, Cục Quản lý Khám chữa bệnh – Bộ Y tế

Trong các phát biểu trên cho thấy vẫn còn gặp nhiều khó khăn như phân hạng bệnh viện, phân tuyến… Và nhiều chỗ còn bất bình đẳng. Tuy nhiên, tôi thấy các bệnh viện tư nhân dù lớn hay nhỏ nhưng cũng được trang bị các thiết bị hiện đại. Trong quá trình lập bệnh viện tư, bệnh viện công hỗ trợ rất nhiều trong việc đào tạo cho các bác sỹ tư.

Về một số kiến nghị về phân hạng, đào tạo: Các cơ sở y tế có thể gửi văn bản trực tiếp lên Bộ Y tế và các cấp cao hơn để kiến nghị. Chúng tôi ủng hộ và phối hợp với HIệp hội y tế tư nhân để tạọ điều kiện cho các anh chị một cách tốt hơn.

Phiên 2: Một số bất cập về chính sách

Chủ tọa phiên thảo luận 2 (từ trái qua phải): Luật sư Trần Hữu Huỳnh – Chủ tịch Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam; Ông Nguyễn Văn Đệ - Chủ tịch Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt Nam; Ông Vũ Xuân Bằng – Đại diện Bảo hiểm Xã hội Việt Nam; Ông Nguyễn Tiến Dũng – Phó Tổng biên tập Báo Diễn đàn Doanh nghiệp

Chủ tọa phiên thảo luận 2 (từ trái qua phải): Luật sư Trần Hữu Huỳnh – Chủ tịch Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam; Ông Nguyễn Văn Đệ – Chủ tịch Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt Nam; Ông Vũ Xuân Bằng – Đại diện Bảo hiểm Xã hội Việt Nam; Ông Nguyễn Tiến Dũng – Phó Tổng biên tập Báo Diễn đàn Doanh nghiệp

Ông Lê Đức Thuận – Chủ tịch HĐQT Bệnh viện Đa khoa Hàm Rồng, Thanh Hóa: Hiện theo BHXH VN, chúng tôi và một số bệnh viện tại Thanh Hoá không được khám bệnh vào ngày thứ bảy và chủ nhật một năm nay. Nhiều đối tượng bệnh nhân như công nhân, học sinh, sinh viên, những người không thể đi khám các ngày trong tuần đã đến la chửi, gây áp lực lên chúng tôi. Đề nghị xem xét theo Thông tư 16, chúng tôi có được khám thứ bảy, chủ nhật không?

Luật sư Nguyễn Thế Truyền – Công ty Luật hợp danh Thiên Thanh, Đoàn Luật sư TP Hà Nội: Nếu soi vào các văn bản, quy định, mà cụ thể là hợp đồng khám chữa bệnh giữa cơ sở y tế và BHYT, có thể thấy rõ, hợp đồng của BHXH ký với bệnh viện công được phân bổ đầy đủ theo Thông tư 41 của Bộ Tài chính, thế nhưng hợp đồng của BHXH ký với một số cơ sở khám chữa bệnh tư nhân (phụ lục 04) đã được sửa đổi rất nhiều.

Luật sư Nguyễn Thế Truyền - Công ty Luật hợp danh Thiên Thanh, Đoàn Luật sư TP Hà Nội:

Luật sư Nguyễn Thế Truyền – Công ty Luật hợp danh Thiên Thanh, Đoàn Luật sư TP Hà Nội:

Cụ thể, với bệnh viện công, hợp đồng ghi rõ chỉ chấm dứt hợp đồng khi không đáp ứng được nhu cầu, phải báo trước 3 tháng, buộc đảm bảo cho những người tham gia khám chữa bệnh ở nơi đó được chuyển đi nơi khác. Còn đối với cơ sở khám chữa bệnh tư nhân, một số hợp đồng đã dừng không cho khám chữa bệnh, sau đó còn tận dụng phương tiện truyền thông của xã, phường để thông báo BHXH đã dừng hợp đồng với cơ sở y tế tư nhân này, yêu cầu người khám chữa bệnh chuyển bảo hiểm sang cơ sở y tế khác. Cách làm này đã giết chết các cơ sở y tế tư nhân. Vậy chúng ta sẽ kiến tạo thế nào để các cơ sở y tế tư nhân phát triển? Thực tế, dù đã có kiến nghị nhưng chúng tôi vẫn chưa nhận được công văn, văn bản chỉ đạo, và vì vậy, quyền lợi hợp pháp của cơ sở y tế tư nhân vẫn đang bị xâm phạm.

Nếu đưa vấn đề này ra tại một buổi tọa đàm về kiến tạo môi trường tư nhân phát triển chắc chắn sẽ gây ra nhiều tranh cãi. Mà nếu không đưa ra thì môi trường kiến tạo cho y tế tư nhân sẽ đi về đâu khi trong tiềm thức vẫn có sự phân biệt. Với vai trò là luật sư, tham gia tranh luận để đảm bảo quyền lợi cho các cơ sở y tế tư nhân, tôi cho rằng các cơ sở y tế phải xác định rõ đâu là hợp đồng mẫu. Việc tuân thủ hợp đồng mẫu là điều kiện tiên quyết và đã là hợp đồng mẫu thì không có sự phân biệt giữa y tế nhà nước và y tế tư nhân. Khi thực hiện sai, y tế tư nhân có quyền khởi kiện. Khi tham gia giúp đỡ các cơ sở y tế tư nhân, tôi không chỉ quan tâm đến hợp đồng mà còn quan tâm đến cách ứng xử. Khi BHXH cố tình sửa đổi áp đặt các điều khoản so với hợp đồng mẫu thì bản thân bảo hiểm đã có những lỗi vi phạm rất rõ ràng. Các cơ sở y tế tư nhân có quyền khởi kiện lỗi vi phạm này.

Ông Đoàn Ngọc Hoàn – Phó Chủ tịch HĐQT Bệnh viện Mắt Bắc Trung Nam:Về việc mua sắm vật tư y tế phục vụ cho khám chữa bệnh theo Hợp đồng khám chữa bệnh, chúng tôi thực hiện mua sắm theo đúng yêu cầu và theo Điều 52 Luật Đấu thầu.

Ông Đoàn Ngọc Hoàn - Phó Chủ tịch HĐQT Bệnh viện Mắt Bắc Trung Nam

Ông Đoàn Ngọc Hoàn – Phó Chủ tịch HĐQT Bệnh viện Mắt Bắc Trung Nam

Nhưng vừa rồi quyết toán quý 3/2017, chúng tôi bị tất toán chênh lệch giá, cụ thể giữa giá thầu Thanh Hoá với các tỉnh khác. Đối với việc này, chúng tôi không thống nhất, chúng tôi đã có văn bản gửi cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh nhưng đã không được trả lời. Tôi có kiến nghị cụ thể như vậy và rất mong các vị chủ toạ ở đây có câu trả lời.

Ông Trần Đình Tuấn – Bệnh viện Mắt Tây Nguyên: Trong ngành mắt thì bệnh khô mắt không chỉ dừng lại ở khô mắt thông thường mà nó còn do nhiều nguyên nhân làm khô mắt. Trong rất nhiều hội thảo trong nước và thế giới, cơ quan giám định bảo họ không biết chuyên môn và chỉ dùng nước mắt nhân tạo cho điều trị khô mắt. Nghe thì có lý nhưng vấn đề quan trọng là họ không biết nguyên nhân tạo ra khô mắt để điều trị. Một người không có chuyên môn sâu và một người điều trị về chuyên môn, do vậy tôi đề xuất nên có một đơn vị độc lập có chuyên môn đứng ra thẩm định danh mục điều trị vì các đơn vị này sẽ thống nhất phác đồ điều trị để có một sơ đồ điều trị chuẩn.

Ông Trần Đình Tuấn - Bệnh viện Mắt Tây Nguyên

Ông Trần Đình Tuấn – Bệnh viện Mắt Tây Nguyên

Bên cạnh đó, Thông tư 04 của Bộ Y tế vừa xong cho áp dụng gói thầu ngoài tỉnh nên có lợi cho người dân. Tuy nhiên, Thông tư cho phép mà dưới không cho phép thì cũng là một điều vướng và cũng cần cho một đơn vị độc lập để xem xét vấn đề thanh quyết toán.

Ông Nguyễn Văn Hoàng Đạo – Phó Chủ tịch Hiệp hội: Cần có cơ quan giám định độc lập, có thể là Cục khám chữa bệnh.

Ông Phan Ngọc Hùng – Chủ tịch HĐTV Cty TNHHH Bệnh viện An Phước: Nên có cơ quan giám định hoặc hậu giám định độc lập về vấn đề khi BHYT đi thanh kiểm tra, để giải quyết các vụ việc phát sinh 1 cách khách quan hơn.

Thứ hai, về vấn đề xuất toán hiện cũng chưa rõ ràng, xuất toán 1 phần hay tất cả phần điều trị cũng không có văn bản nào hướng dẫn cụ thể, xuất toán tiền công hay loại tiền nào cũng chưa rõ ràng khiến bệnh viện không nắm được. Đến khi bị kiểm tra và kết luận vi phạm mới biết.

Ông Phan Ngọc Hùng - Chủ tịch HĐTV Cty TNHHH Bệnh viện An Phước

Ông Phan Ngọc Hùng – Chủ tịch HĐTV Cty TNHHH Bệnh viện An Phước

Thứ ba, mức giá trần hiện đang lấy theo quy định từ năm 2016, lúc đó chưa áp dụng Thông tư 37. Với bệnh viện tôi, mức trần điều trị hiện là 130.000 đồng/lần điều trị, mức này là rất thấp. Trong khi Thông tư 37 đã lên giá mà mức trần vẫn áp dụng như năm 2016. Đó là điều bất hợp lý. Bên cạnh đó, những trường hợp bệnh viện xuất quỹ từ nguyên nhân khách quan như tăng giá thị trường cũng bắt bệnh viên giải trình là không hợp lý.

Bà Ngô Minh Chiến – Phòng Khám đa khoa Tâm Đức: Tôi đề nghị phải làm rõ việc bảo hiểm ngang nhiên xuất toán quỹ. Bảo hiểm yêu cầu chúng tôi phải có đầy đủ chữ ký ở văn bản, nhưng bản thân bảo hiểm lại không ký. Tại sao? Có phải bảo hiểm không tự tin? Theo tôi được biết, trình độ chuyên môn của các giám định viên của Bình Phước chỉ có 1 bác sĩ, còn lại là trình độ trung cấp. Luật quy định bác sĩ phải có chứng chỉ hành nghề, nhưng người giám định lại không có chứng chỉ, đó là diều vô lý. Từ thực tế này, tôi kiến nghị cần phải có cơ quan giám định độc lập, am hiểu kỹ thuật, chuyên môn. Có như vậy, cơ sở giám định này mới có đủ trình độ để giám định các cơ sở y tế.

PGS. TS Tô Văn Hải – Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Bắc Hà, Hà Nội: Thực chất một bộ phận được giao đi giám định hơi quá sức đối với họ. Họ đi chấm thủ tục hành chính là chính chứ với người bệnh không chỉ nhìn vào kết quả xét nghiệm này, x- quang này là giám định xong mà người bệnh kết hợp cả thuốc và cả giải pháp mới gọi là khám chữa bệnh.

PGS. TS Tô Văn Hải - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Văn Hải, HN

PGS. TS Tô Văn Hải – Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Bắc Hà, Hà Nội

Do đó, việc giám định này đòi hỏi chuyên môn rất cao mà đội ngũ giám định hiện nay chưa đáp ứng được. Nhưng nếu giải tán thì lại không thể được. Do đó, tôi kiến nghị trước mắt vẫn để đội ngũ giám định nhưng họ giám định nếu trong trường hợp nào nghi ngờ thì phải chuyển lên cho đội ngũ có chuyên môn cao hơn xem xét rồi mới đưa ra kết luận.

Luật sư Nguyễn Thế Truyền: Vấn đề lựa chọn và thành lập cơ quan giám định độc lập liên quan tới BHYT không hề khó. Đơn vị này cần có sự tham gia của các chuyên gia tài chính và y tế và cả lao động xã hội. Chúng ta chưa tận dụng được hết sức mạnh của các Hiệp hội. Vẫn còn nhiều Hiệp hội khác ngoài Hiệp hội bệnh viện tư nhân có thể tham gia vào việc xây dựng cơ quan giám định độc lập.

Mỗi tổ chức giám định độc lập này sẽ được sử dụng khi bất kể đơn vị nào có đề nghị, khi xuất toán có những khoản không hợp lý, có quyền bỏ chi phí để đơn vị giám định độc lập này vào, đơn vị này có quyền vào điều tra và đưa ra những kết luận đủ thuyết phục về chuyên môn và luật pháp. Do đó, cần có chế tài cho các cơ quan giám định này. Khi đó, bệnh viện tư nhân có vấn đề không thấy thoả đáng có thể mời các tổ chức giám định này vào.

Thành viên Hội đồng giám định có thể do các bên ý kiến, những người đủ đức tài và chuyên môn. Cần có hành lang pháp lý cho các cơ quan này. Theo tôi, chỉ cần 1 năm có thể ra một tổ chức giám định độc lập như vậy, tương tự như Trung tâm trọng tài quốc tế của VCCI hiện nay.

Bà Nguyễn Thị Quang Hiền – Phó Chủ tịch Hiệp hội: Vừa rồi, chúng tôi có nhận được công văn của BHXH gửi đến các cơ sở y tế về việc ký bảo hiểm với các cơ sở y tế. Theo đó, văn bản nêu rõ: Đối với các cơ sở y tế tư nhân phải có quyết định phân tuyến kỹ thuật do các cơ quan chuyên môn cấp. Tuy nhiên, hiện tại, các cơ sở y tế chưa có quyết định phân tuyến kỹ thuật, điều này cũng có nghĩa là từ 1/1/2018 các cơ sở y tế tư nhân không được khám chữa bệnh theo bảo hiểm y tế.

Tôi mong rằng cơ quan Bộ y tế và bảo hiểm giải quyết sớm vấn đề này bởi đây là vấn đề sống còn của các bệnh viện tư nhân.

Ông Hoàng Mạnh Thế – Phó Chủ tịch Hiệp hội Bệnh viện Tư nhân: Tôi xin có ý kiến về việc xếp hạng bệnh viện và phân tuyến bệnh viện là cần có thông tin cụ thể đến các cơ sở.

Ông Hoàng Mạnh Thế - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bệnh viện Tư nhân

Ông Hoàng Mạnh Thế – Phó Chủ tịch Hiệp hội Bệnh viện Tư nhân

Thứ hai, nếu nói rằng bệnh viện Nhà nước do làm nhiệm vụ chính trị nên không phải nộp thuế đất nhưng theo tôi không nên làm thế, như thế tạo nên sự bất bình đẳng bởi không có lý do gì về trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ với cộng đồng thì không bệnh viện tư nhân nào không thực hiện.

Bà Phan Thị Hải:Chưa có cơ sở pháp lý để phân hạng bệnh viện tư nhân. Nếu áp dụng các tiêu chí phân hạng bệnh viện công vào bệnh viện tư thì không thể làm được.

Hiện nay vấn đề phân hạng bệnh viện tư nhân đang được thực hiện theo hướng: Tỷ lệ kỹ thuật loại 1, 2, 3, 4

lãnh đạo Bộ Y tế đã yêu cầu tuần sau sẽ có cuộc họp do đích thân Bộ trưởng chủ trì để bàn các giải pháp giúp bệnh viện tư nhân có các điều kiện hoạt động thuận lợi hơn.

Còn các chính sách liên quan đến đào tạo thì chúng tôi sẽ báo cáo lại lãnh đạo Bộ hoặc các anh chị có thể tổng hợp các kiến nghị, đề xuất gửi lên.

Bà Hoàng Ngọc Tuyết – PGĐ Bệnh viện Đa khoa An Phước: Bệnh viện tư nhân hiện hoạt động theo mô hình doanh nghiệp phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

Bà Hoàng Ngọc Tuyết - PGĐ Bệnh viện Đa khoa An Phước:

Bà Hoàng Ngọc Tuyết – PGĐ Bệnh viện Đa khoa An Phước:

Chúng ta cũng đang chịu 3 luật, là Luật doanh nghiệp, Luật khám chữa bệnh và Luật BHXH. Chúng ta có đóng thuế thu nhập, nhưng khi doanh nghiệp chi vượt quỹ, doanh nghiệp bị phạt nộp chậm khi quyết toán vượt quỹ. Sau đó, khi BHXH xác định vượt quỹ khách quan, doanh nghiệp được hoàn lại. Tuy nhiên, phải mất đến hơn 1 năm doanh nghiệp chúng tôi mới nhận được khoản này. Như vậy có phải là chiếm dụng tiền của cơ sở khám chữa bệnh hay không khi mất đến 1 năm BHXH mới trả cho doanh nghiệp để bù trừ thuế.

Nếu là hợp đồng kinh tế, theo quyết định 1399, BHXH tổ chức thẩm định và bao nhiêu ngày hoàn trả, nhưng BHXH các tỉnh không thực hiện đúng. BHXH Bình Thuận giám định quý III của chúng tôi vào cuối tháng 10, như vậy có chậm không khi mà doanh nghiệp đã báo cáo từ rất lâu rồi, sau quyết toán, lại phải chờ 1 khoảng thời gian rất lâu, phần vượt quỹ lại phải giải trình. Mà sau giải trình, doanh nghiệp rất lâu mới nhận được khoản tiền được xác định là vượt quỹ khách quan.

BHXH không có định mức về nhân sự nhưng BHXH Bình Thuận lại cho biết thiếu người, không thể giải quyết cho doanh nghiệp. Đề nghị có định mức giám định viên trên số cơ sở y tế để tránh chậm chễ cho doanh nghiệp cũng là người sẽ theo dõi sát sao, tránh thiệt thòi cho cơ sở chữa bệnh khi xuất toán chậm.

Bà Ngô Minh Chiến: Có sự bất bình đẳng xảy ra khi chúng tôi chậm đóng tiền BHYT cho người lao dộng thì chúng tôi bị phạt, nhưng khi BHXH giữ tiền của chúng tôi từ 2016 đến nay (5 tỷ) thì lại không sao. Với số tiền 5 tỷ, chỉ gửi ngân hàng thôi chúng tôi cũng có tiền sinh lời. Câu hỏi đặt ra là BHXH làm gì với số tiền của chúng tôi? Ai chịu trách nhiệm cho doanh nghiệp chúng tôi? Vấn đề này có phải là chiếm dụng vốn của DN hay không? Có phải trục lợi tiền quỹ khám chữa bệnh cho người bệnh hay không? Tôi xin được gửi những câu hỏi này đến BHXH.

Bà Ngô Minh Chiến

Bà Ngô Minh Chiến

Ông Vũ Xuân Bằng – Đại diện Bảo hiểm Xã hội Việt Nam: Chúng ta phải nhìn thực tế, các bệnh viện tư nhân làm rất tốt, rất chuẩn chỉ nhưng chỉ vì có một vài bệnh viện tư nhân có việc làm không đúng chính sách pháp luật đã ảnh hưởng tới tất cả chúng ta

Tôi đề nghị các đồng chí lãnh đạo bệnh viện tư nhân đọc văn bản thật kỹ, thậm chí cần có bộ phận tham mưu cho vấn đề này. Nếu còn lăn tăn hay nghi ngờ vấn đề gì hãy thông báo với Hiệp hội y tế tư nhân và chúng tôi sẽ có những giải đáp thoả đáng, phù hợp.

Ông Vũ Xuân Bằng - Đại diện Bảo hiểm Xã hội Việt Nam:

Ông Vũ Xuân Bằng – Đại diện Bảo hiểm Xã hội Việt Nam:

Phát biểu kết luận buổi tọa đàm, Luật sư Trần Hữu Huỳnh: Cách tiếp cận của chúng ta chưa sát bởi Nhà nước chỉ làm những gì dân không làm và không thể làm. Chúng ta không thể cảm ơn bệnh viện công vì đây là trách nhiệm của nhà nước, nhà nước phải đảm nhiệm việc đó.

Y tế tư nhân năng động sáng tạo, nhà nước rất hoan nghênh nhưng những trường hợp vi phạm pháp luật thì cần phải làm chặt. Tuy nhiên, khi đưa các con số, các hiện tượng thì phải thống kê ví dụ như bao nhiêu bệnh viện không thanh toán kịp thời về bảo hiểm y tế?

Rrất mong các anh chị ở Bộ Y tế hoàn chỉnh báo cáo và ra một nghị quyết riêng về y tế tư nhân, sớm thúc đẩy đưa y tế tư nhân phát triển

Thống nhất đưa ra những kiến nghị: Ông Nguyễn Văn Đệ, Chủ tịch Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt Nam: Chúng ta đã có 12 ý kiến với nhiều tính chất khác nhau về công tác khám chữa bệnh BHYT. Trước hết, Ban hội thảo giữa VCCI, Báo DĐDN và Hiệp hội sẽ tổng hợp báo cáo với BHXH VN, và các cơ quan liên quan để có những sửa đổi về chính sách phù hợp. Cùng với đó, cần có sự đồng bộ về chính sách. Chính sách ban hành có thể chưa đúng, nếu các bộ ngành bàn bạc với tính chất cởi mở và xây dựng có thể tiến tới sự đồng thuận về các quy định pháp luật, chỉnh sửa căn cứ vào nhu cầu của ngừời dân, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.

Ông Nguyễn Văn Đệ, Chủ tịch Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt Nam:

Ông Nguyễn Văn Đệ, Chủ tịch Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt Nam:

Doanh nghiệp tiếp tục giúp chính phủ và các bộ ngành trung ương nhìn nhận khách quan về chính sách. Giữa BHYT và Bộ Y tế, Hiệp hội kiến nghị cần ngồi lại với nhau, bàn bạc cách thực hiện khi chính sách ban hành, để chính sách thực sự hiệu quả. Việc giám định BHXH VN gây khó khăn cho doanh nghiệp cũng vì chính sách chưa được phổ biến cụ thể và chính xác.. Công tác thanh kiểm tra cũng cần khách quan và chính xác đầy đủ giữa các bên mới đưa thông tin tới truyền thông.

Bệnh viên tư trong bệnh viện công: Đây là lĩnh vực tham nhũng mà ai cũng thấy, tham nhũng nhân lực, tham nhũng cơ sở vật chất….lợi dụng chính sách, những người vào đó không phải là doanh nhân. Sử dụng tiền không rõ nguyên nhân và hậu quả người nghèo không thể vào viện công. Hội thảo tiếp tục kiến nghị: Chính phủ không thực hiện chính sách bệnh viện tư trong bệnh viện công.

Nhóm PV

Back To Top