Chuyện nhận phong bì là thói quen, bình thường và đã thành chuyện đương nhiên, phải thế. Bộ trưởng có cảm thấy nhận xét đó đúng hay không và có các giải pháp nào cụ thể và dễ mang lại hiệu quả nhất, dễ thực thi nhất để chống lại nạn phong bì trong ngành?
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Bộ Y tế khẳng định:
Chuyện cán bộ y tế nhận phong bì từ tay bệnh nhân là không được phép, là quy định cấm trong các nghị định, thông tư, quy trình khám chữa bệnh, nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp của ngành y tế.
Nhưng ở đâu đó, do quá tải, do chất lượng dịch vụ chưa đáp ứng, nên người nhà bệnh nhân mong muốn được khám trước, được khám kỹ hơn thì bệnh nhân có đưa tiền.
Theo chúng tôi quan sát thì không phải là đưa phong bì mà là đưa tiền nhét vào túi. Nhưng là điều dưởng, người thay băng. Đối với bác sỹ thì không phải dễ tiếp cận. Con số 90 bác sỹ nhận phong bìchưa có căn cứ, cần phải phải có thống kê, đánh giá.
Hiện tượng là có, nhưng cũng phải có những bệnh viện mà nếu độc giả, bạn đọc đến thì không thể đưa phong bì. Ví dụ, BV Việt Đức, BV Đại Học y dược TP.HCM, BN huyện miền núi, BV khu vục đồng bằng sông Cửu Long… Thế nên con số 90/100 người này cần phải đánh giá lại.
Đâu đó cũng có cán bộ y tế không giữ được nhân cách đạo đức của mình. Cũng cần phải nói là chế tài việc nhận phong bì chưa nghiêm. Bên cạnh đó cũng còn tâm lý của người bệnh cảm ơn bác sĩ.
Còn về giải pháp, chúng tôi đã nói, đã có đường dây nóng để bệnh nhân báo đến. Nhiều bệnh viện lớn hiện nay đã gắn camera.
Ngoài thông tư về đạo đức ngành mà Bộ sắp xây dựng thì hiện Chính phủ đã có nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế (ngày 1-1-2014 sẽ có hiệu lực) nếu phát hiện sai phạm, nhậnphong bì sẽ xử phạt 30 triệu đồng.
Người đưa cũng có thể bị xử phạt vì nếu không có người đưa thì cũng không có người nhận, nên các bệnh nhân cũng cần thực hiện tốt nguyên tắc này.
Ở nước ngoài, dù lương y bác sĩ cao hơn, thu nhập tốt hơn nhưng thực tế cũng vẫn chưa hết nạn phong bì.
Nguồn: Tuổi trẻ