Tiễn sỹ Maheswari G.Srinivasan và đồng nghiệp từ khoa Nhi – Trường Y thuộc Đại học Makerere University ở Kampala, Uganda đã báo cáo phát hiện mới này trên BMC Medicine ngày 8 tháng 02 năm 2012.
"Phát hiện mới này cho rằng kẽm có thể được xem như liệu pháp hỗ trợ trong điều trị viêm phổi nặng, đặc biệt ở trẻ bị nhiễm HIV đang sử dụng thuốc khống chế vi rút", các tác giả kết luận.
Theo nhóm nghiên cứu, nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là nguyên nhân gây mắc bệnh và tử vong phổ biến nhất ở trẻ dưới 5 tuổi và "gánh nặng của nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp tính cao gấp từ 2 dến 10 lần so với gánh nặng này ở các nước phát triển"
Kết quả với việc bổ sung kẽm trong bệnh cảnh này còn nhiều vấn đề chưa rõ. "Một nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng ở Bangdadesh cho thấy phác đồ bổ sung kẽm làm tăng khả năng phục hối của trẻ bị viêm phổi nặng" các tác giả nhấn mạnh, "tuy nhiên một số nghiên cứu khác lại thấy không có hiệu quả" và "chưa có một nghiên cứu nào đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung sắt đối với tử vong của trẻ bị viêm phổi nặng "

Để đánh giá vấn đề này, các nhà nghiên cứu đã phân chia một cách ngẫu nhiên trẻ từ 6 đến 59 tháng tuổi bị viêm phổi nặng vào 2 nhóm: nhóm 1 dùng kẽm mối ngày 1 lần trong 7 ngày (n = 176. Trẻ ≥ 12 tháng cho 20 mg và 10 mg cho trẻ nhỏ tuổi hơn) và nhóm 2 dùng placebo mỗi ngày 1 lần trong 7 ngày (n = 176)
Các trẻ này cũng được dùng kháng sinh đặc hiệu đối với viêm phổi nặng và được đánh giá 6 giờ 1 lần về độ bão hòa oxy, nhịp thở và nhiệt độ.
Trong số trẻ được bổ sung kẽm, 7 (4,0%) tử vong so với 21 trẻ (11,9%) ở nhóm dùng placebo. Như vậy giảm gần 70% nguy cơ tử vong khi trẻ được bổ sung kẽm (RR = 0.67; 95% CI = 0.24 – 0.85)
Giảm nguy cơ lớn nhất gặp ở trẻ bị nhiếm HIV. Trong số trẻ bị nhiễm HIV, tỷ lệ chết /mắc là 7/27 trẻ ở nhóm dùng placebo so với 0/28 trẻ ở nhóm bổ sung kẽm (RR = 0.1; 95% CI = 0.0 – 1.0).
Trái lại trẻ không bị nhiễm HIV không có sự khác biệt về tỷ lệ chết/mắc được quan sát ở nhóm bổ sung kẽm so với nhóm dùng placebo: tỷ lệ chết/mắc là 7/127 (5.5%) ở nhóm dùng placebo so với 5/129 (3.9%) trong số trẻ không bị HIV có bổ sung kẽm (RR= 0.7;95% CI= 0.2 -2.2).
Theo các nhà nghiên cứu, nguy cơ trội với placebo căn bản lớn hơn trong số trẻ dương tính với HIV so với trẻ âm tính với HIV (giảm nguy cơ tuyệt đối 26/100 trẻ dương tính 2/100 trẻ, một cách tương ứng; P = 0,006 ).
Họ dự đoán rằng cứ 13 trẻ bị bệnh cần được điều trị có thể ngăn ngừa được 1 trường hợp tử vong (NTT = 13) và rằng trẻ dùng placebo có nguy cơ tử vong cao gấp 3 lần so với trẻ được bổ sung kẽm.
"Có 2 phát hiện chính trong nghiên cứu này, nhìn chung bổ sung kẽm cho những trẻ bị bệnh này giảm một cách có ý nghĩa về tỷ lệ chết/mắc nhưng không giảm được thời gian trở lại bình thường của các tham số về tình trạng nặng của bệnh" các tác giả kết luận.
Theo các nhà nghiên cứu, bổ sung kẽm có thể làm gia tăng đáp ứng miễn dịch bằng việc gia tăng quá trình thực bào và ngăn cản quá trình tự chết của tế bào lympho T ở bệnh nhân bị nhiễm HIV.
Họ bổ sung thêm rằng việc thiếu hụt kẽm (hiện nay thấy khoảng 20% đến 69% trẻ trong nghiên cứu này) "suy giảm miễn dịch thông qua một số cơ chế như rối loạn chức năng tế bào T và rối loạn quá trình chết trong tế bào".
Người dịch: Lê Thị Nga
Từ: http://www.medscape.com/vicwarticle/758308