Hội chứng vòng thắt bẩm sinh

- 25 lượt xem - Trẻ em - Nhi - Sơ sinh, Y học thường thức

Hội chứng vòng thắt bẩm sinh là một căn bệnh rất hiếm gặp ở trẻ và có nguy cơ để lại dị tật rất cao. Hội chứng này biểu hiện qua các ngấn sâu trên các chi của trẻ nên rất nhiều phụ huynh lầm tưởng đó chỉ là các ngấn sinh ra do con mình bụ bẫm.

Vừa qua, 𝑪𝒂́𝒄 𝒃𝒂́𝒄 𝒔𝒊̃ 𝑲𝒉𝒐𝒂 Ngoại tổng hợp 2  đã 𝒑𝒉𝒂̂̃𝒖 𝒕𝒉𝒖𝒂̣̂𝒕 𝒕𝒂̣𝒐 𝒉𝒊̀𝒏𝒉 𝒕𝒉𝒂̀𝒏𝒉 𝒄𝒐̂𝒏𝒈 𝒄𝒂 𝒃𝒆̣̂𝒏𝒉 𝒗𝒐̀𝒏𝒈 𝒕𝒉𝒂̆́𝒕 𝒃𝒂̂̉𝒎 𝒔𝒊𝒏𝒉 𝒄𝒉𝒐 𝒃𝒆́ gái K.A 16 tháng 𝒕𝒖𝒐̂̉𝒊.

Bé được người nhà đưa đến Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương thăm khám với triệu chứng hạn chế vận động cổ, bàn chân phải từ khi sinh.  Qua thăm khám, bệnh nhi được chẩn đoán mắc hội chứng vòng thắt bẩm sinh.

Bác sĩ nội trú Sùng Đức Long – Phó Trưởng khoa Ngoại  tổng hợp 2, người trực tiếp phẫu thuật cho bé cho biết: Hội chứng vòng thắt bẩm sinh là một căn bệnh ít gặp ở trẻ tuy nhiên NGUY CƠ để lại di tật rất cao. Hội chứng này biểu hiện qua các ngấn sâu trên các chi của trẻ mà rất nhiều phụ huynh lầm tưởng đó chỉ là các NGẤN sinh ra do con mình bụ bẫm.

Các vòng thắt chèn lấy các mạch máu và dây thần kinh, khiến cho phần cơ thể dưới vòng thắt không thể phát triển một cách bình thường và khỏe mạnh.

Đối với trường hợp của bé K.A Ekip phẫu thuật đã tiến hành cắt bỏ vòng xơ cổ chân, phẫu thuật gỡ dính gân duỗi, khâu tạo hình vạt da. Sau phẫu thuật, các mạch máu nuôi lưu thông tốt, vết mổ khô và bé đã được ra viện.

Bác sĩ Long lưu ý, cha mẹ cần phân biệt rõ tay chân con có ngấn là do bụ bẫm hoặc do vòng thắt gây ra để sớm điều trị; tránh nguy cơ xấu đối với sức khỏe trẻ. Tay chân trẻ bụ bẫm có các vòng ngấn ở da rất nông và không giáp vòng. Trong khi vòng thắt rất sâu và thắt chặt hết chu vi của chân hoặc tay. Hội chứng này không mang tính di truyền và không có cách phòng ngừa. Tuy nhiên, hội chứng vòng thắt bẩm sinh có thể phát hiện trước sinh qua siêu âm 3D và 4D. Những phụ nữ mang thai nào rơi vào trường hợp này cần phải đi khám thai theo dõi thường xuyên, đồng thời gia đình cũng cần có những kế hoạch điều trị sớm cho việc điều trị dị tật cho con sau này.

Hội chứng vòng thắt chi bẩm sinh là gì?

Hội chứng vòng thắt chi bẩm sinh là tật do các vòng thắt bẩm sinh chèn lấy các mạch máu và dây thần kinh, khiến cho phần cơ dưới của vòng thắt không thể phát triển một cách bình thường và khỏe mạnh. Dấu hiệu thường gặp ở hội chứng vòng thắt bẩm sinh này ở cổ tay, ngón tay hay cổ chân các bé.

Theo kết luận của đội ngũ y bác sĩ, vòng thắt bẩm sinh là hội chứng rất hiếm gặp với tỉ lệ chỉ 1 trẻ trong 1200 đến 1500 trẻ sống sinh ra. Vì là trường hợp hiếm gặp nên nhiều bậc phụ huynh vẫn chưa có hiểu biết đầy đủ về căn bệnh này.

Đây là căn bệnh khá nguy hiểm vì nguy cơ để lại dị tật ở trẻ cao, nếu không được phẫu thuật kịp thời thì trẻ có thể bị teo các chi do thiếu máu nuôi dưỡng, thậm chí là hoại tử chân tay.

Biểu hiện hội chứng vòng thắt bẩm sinh

Ở mức độ nhẹ, sẽ khó phát hiện triệu chứng của hội chứng vòng thắt chi hơn vì nó chỉ là một vết lõm tròn xuất hiện quanh ngón tay hoặc cánh tay, ngón chân hoặc cẳng chân trẻ. Nhiều trường hợp mắc vòng thắt bẩm sinh nhẹ nếu không phát hiện sớm gây ảnh hưởng chức năng vận động lâu dài về sau.

Với những trường hợp nặng hơn, các vòng thắt bẩm sinh sâu hơn, chặt hơn thì có thể gây ra một số vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của chi như gây sưng to, phù nề (do làm hạn chế lưu thông dòng bạch huyết hoặc tĩnh mạch) hay gây tắc động mạch.

Chẩn đoán và điều trị

Hội chứng vòng thắt bẩm sinh có thể phát hiện trước sinh qua siêu âm 3D và 4D. Những phụ nữ mang thai nào rơi vào trường hợp này cần phải đi khám thai theo dõi thường xuyên, đồng thời gia đình cũng cần có những kế hoạch điều trị sớm cho việc điều trị dị tật cho con sau này.

Tùy thuộc vào mức độ bệnh trạng của bé, các bác sĩ sẽ đưa ra quyết định có cần phẫu thuật ngay khi sinh để khắc phục hay ngăn ngừa các vấn đề do các vòng thắt bẩm sinh gây ra (như làm giảm lưu lượng máu và chèn ép vào dây thần kinh); hoặc nếu không cần can thiệp cấp thiết thì có thể trì hoãn cuộc phẫu thuật cho đến khi bé được ít nhất 6 tháng tuổi.

Ca phẫu thuật điều trị sẽ tiến hành những với bước đầu tiên là lấy vòng thắt, tiếp đó phải giải phóng các mạch máu thần kinh gân và cơ ở vị trí vòng thắt bị những tổ chức mô xơ sợi dày bao quanh và siết chặt cấu trúc. Sau mổ, chi của bé sẽ thoát khỏi vòng siết chặt, các mạch máu nuôi lưu thông tốt, vết mổ khô.

Back To Top