
Qua các cận lâm sàng đánh giá gồm nội soi thực quản dạ dày, CT ngực 128 dãy có tiêm thuốc cản quang, giải phẫu bệnh sau sinh thiết, sơ bộ bệnh đã ở giai đoạn II
Thông thường với giai đoạn này, bệnh nhân ít có cơ hội được phẫu thuật. Tuy nhiên hiện nay, với sự phát triển của Y học, đặc biệt là nền Y học Nhật Bản, các bác sỹ bệnh viện đa khoa Hùng Vương đang kết nối với các chuyên gia hàng đầu Nhật Bản và thế giới để có phác đồ điều trị tối ưu nhất cho người bệnh này.

Theo thống kê của Hiệp hội Ung thư thế giới, năm 2020, hơn 3.200 người dân Việt Nam được chẩn đoán ung thư thực quản và hơn 3.000 người bệnh tử vong vì căn bệnh này. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 2% bệnh nhân được chẩn đoán bệnh ở giai đoạn sớm. Do đó, tỷ lệ sống của người mắc bệnh sau 5 năm chỉ đạt xấp xỉ 5%.
Dấu hiệu của ung thư thực quản ở giai đoạn đầu thường không rõ ràng. Bệnh nhân có thể xuất hiện cảm giác thức ăn dính, khó nuốt, nhưng vẫn nuốt được nếu nhai kỹ. Một số người có cảm giác nóng rát, khó chịu sau xương ức. Ở giai đoạn muộn hơn, người bệnh nuốt nghẹn nhiều, trào ngược bọt hoặc thức ăn, sụt cân, khàn giọng.
Ung thư thực quản hay gặp ở nam giới trên 50 tuổi, nhất là những người có thói quen hút thuốc lá và uống rượu. Người béo phì, trào ngược dạ dày thực quản, hoặc co thắt tâm vị cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.
Điều trị ung thư thực quản phụ thuộc vào một số yếu tố như giai đoạn bệnh, vị trí u và thể trạng của bệnh nhân. Bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, hay liệu pháp miễn dịch, trong đó phẫu thuật là biện pháp điều trị chủ yếu. Ung thư thực quản có thể di căn hạch cổ, ngực, bụng. Vì vậy, việc loại bỏ hạch trong phẫu thuật thường được thực hiện ở cả 3 vùng này. Ở giai đoạn sớm, bệnh có khả năng chữa khỏi lên đến 50%.







