DÍNH DÂY THẮNG LƯỠI Ở TRẺ VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

- 4895 lượt xem - Răng hàm mặt, Y học thường thức

Dính dây thắng lưỡi là một trong những dị tật bẩm sinh mà trẻ có thể mắc phải do dây thắng lưỡi bị ngắn và làm hạn chế những cử động bình thường của đầu lưỡi. Tật dính thắng lưỡi có thể phát hiện muộn hơn khi cha mẹ thấy bé khó bú, khó phát âm hay chậm lên cân. Nếu bé bị dính thắng lưỡi phát hiện muộn sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng bú nuốt và phát âm, đồng thời tác động lên sự phát triển thể chất và ngôn ngữ của trẻ.

1. Cách nhận biết tật dính dây thắng lưỡi ở trẻ nhỏ

Bất cứ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ nào cũng có nguy cơ mắc phải tật dính dây thắng lưỡi, tùy vào mức độ nặng nhẹ và độ tuổi của trẻ mà có những biểu hiện cụ thể ra bên ngoài. Cha mẹ có thể nhận biết tật dính dây thắng lưỡi ở trẻ thông qua những biểu hiện như:

+ Dây thắng lưỡi bị ngắn một cách bất thường;

+ Dây thắng lưỡi bị dính vào ngay cạnh đầu lưỡi hoặc đầu lưỡi;

+ Trẻ không thể đưa lưỡi chạm vào răng cửa hàm trên;

+ Không thể đưa đầu lưỡi ra khỏi răng cửa hàm dưới quá 1 – 2 mm;

+ Gặp phải khó khăn khi đưa lưỡi chuyển động sang 2 bên;

+ Khi bé thè lưỡi ra ngoài thì nhìn thấy hình trái tim.

2. Phân loại mức độ dính dây thắng lưỡi ở trẻ em

Có hai loại dính thắng lưỡi là dính phía trước của lưỡi, tức là chỉ dính phần màng mỏng gần đầu lưỡi. Đây loại này rất thường gặp, chiếm hơn 90% các ca phẫu thuật dính thắng lưỡi ở trẻ em. Loại thứ hai là dính phía dưới của lưỡi (dính sàn miệng vào phía sau mặt dưới của lưỡi).

Tùy vào từng mức độ dính thắng lưỡi của trẻ mà bé có các biểu hiện, cử động lưỡi và mức độ vận động khi phát âm, bú, cũng khác nhau như:

+ Cấp độ 1: Dính thắng lưỡi nhẹ từ 12-16 mm

Mức độ này đầu lưỡi có thể chạm vào vòm khẩu cái cứng, lưỡi hoạt động bình thường, đưa ra trước và hai bên đều dễ dàng.

+ Cấp độ 2: Dính thắng lưỡi trung bình từ 8-11 mm

Khi này đầu lưỡi của trẻ không thể chạm vòm khẩu cái cứng, có sự hạn chế chuyển động của lưỡi.

+ Cấp độ 3: Dính thắng lưỡi nặng từ 3-7 mm

Ở mức độ này đầu lưỡi của trẻ hầu như dính vào sàn miệng, di chuyển rất kém, không thể đưa đầu lưỡi lên trên, ra ngoài và sang hai bên, bé cử động lưỡi rất khó khăn, gây cản trở quá trình vận động của lưỡi.

+ Cấp độ 4: Dính thắng lưỡi hoàn toàn dưới 3 mm

3.Tật dính dây thắng lưỡi có ảnh hưởng thế nào với trẻ?

Dính thắng lưỡi tuy là một dị tật bẩm sinh không nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu được phát hiện trễ sẽ gây ra một số ảnh hưởng sau:

  • Ảnh hưởng thể chất: Dị tật dính thắng lưỡi ảnh hưởng đến chức năng bú nuốt của trẻ. Trẻ lớn hơn thì ăn uống khó khăn do khi nuốt thức ăn lưỡi bị kéo lại, trẻ dần biếng ăn, chậm phát triển cân nặng.
  • Ảnh hưởng ngôn ngữ: Khi trẻ bắt đầu tập nói sẽ ảnh hưởng đến việc phát âm, trẻ không chỉ khó nói và còn nói ngọng, chậm nói.
  • Ảnh hưởng thẩm mỹ: Hàm răng bị ảnh hưởng vì tật dính thắng lưỡi có thể đẩy răng cửa hàm dưới nghiêng, xô lệch.

XEM THÊM: NGẮN HÃM LƯỠI (DÍNH THẮNG LƯỠI) KHI NÀO CẦN PHẪU THUẬT

4. Dính dây thắng lưỡi có phải là nguyên nhân khiến bé chậm nói?

Dính thắng lưỡi ở trẻ em có thể khiến bé bị nọi ngọng một số âm cần sử dụng đến đầu lưỡi như t, d, l, n, th. Nhưng còn việc bé chậm nói hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tốt như trẻ nghe kém do bị viêm tai giữa tiết dịch, bất thường của cơ quan não bộ như viêm não, bại não, rối loạn phát triển, do di truyền hoặc một số bệnh lý vùng họng.

Có thể thấy rằng, dính thắng lưới không phải một bệnh lý nguy hiểm nhưng lại gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ cũng như sinh hoạt hàng ngày của trẻ nếu không được điều trị sớm. Chính vì vậy, khi thấy trẻ có biểu hiện của dính thắng lưới, cần đưa con đến các cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ chuyên môn thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị.

Khi thấy trẻ có biểu hiện của dính thắng lưỡi, cha mẹ có thể đưa trẻ đến Bệnh viện đa khoa Hùng Vương để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị. Tại đây có đội ngũ bác sĩ chuyên môn Răng-Hàm-Mặt giàu chuyên môn và kinh nghiệm; hệ thống trang thiết bị hiện đại, chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp.

Quý khách hàng vui lòng liên hệ số Hotline: 18009415 để được tư vấn và hỗ trợ.

 

 

Back To Top