– Xơ gan tiềm tàng ( xơ gan còn bù, xơ gan giai đoạn sớm)
– Xơ gan mất bù (xơ gan cổ chướng, giai đoạn tiến triển
Về điều trị: Tùy từng bệnh nhân cụ thể, ở giai đọan nào sẽ có phác đồ điều trị cụ thể. Nhưng nguyên tắc chung là nghỉ ngơi tuyệt đối, dinh dưỡng , ăn các dồ ăn dễ tiêu, tránh đồ ăn, đồ uống độc cho gan, đặc biệt là rượu, bia. Dùng thuốc bổ gan, vitamin, lợi tiểu, lợi mật….
· Xơ gan theo Y học cổ truyền được mô tả trong phạm trù hoàng đản, hiếp thống, tích tụ, cổ chướng. Khi đã chẩn đoán xơ gan mất bù (theo y học hiện đại) là đã rối loạn âm dương, khí huyết, can, tỳ, vị, đởm… Điều trị xơ gan cổ chướng là thế mạnh của Y học cổ truyền. Tại các cở chuyên khoa, tùy từng thể, từng bệnh nhân cụ thể, các bác sỹ chuyên khoa, lương y sẽ có bài thuốc cụ thể theo đối pháp lập phương.
Chỉ nên điều trị tại nhà, tại các tuyến cơ sở các trường hợp nhẹ, hoặc các trường hợp đã được điều trị cơ bản, bệnh đã đỡ tại các bệnh viện.
+ Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi cả thể lực (thể xác) và tinh thần. Không lo âu, bi quan. lo âu căng thẳng sẽ làm cho bệnh nặng thêm (Vì can ưa điều đạt thư thái )
+ Chế đọ ăn: Ăn đủ dinh dưỡng, đồ ăn dễ tiêu.
Kiêng tuyệt đối rượu, bia.
Khi đã có phù cần ăn nhạt.
Ăn nhiều rau có tác dụng nhuận tràng tránh táo bón.
Hạn chế ăn đồ nếp, đồ rán.
Không ăn trứng, mỡ, ớt.
Ăn thịt gia cầm thì phải bỏ da.
+ Không điều trị bằng châm cứu.
· Các bài thuốc nam.
Bài 1: Nhân trần 20 gam
Ngấy hương (đùm đũm) 12 gam
Hoài sơn 20 gam
Trần bì ( vỏ quýt) 06 gam (Củ mài)
Rau má sao (liên tiền thảo) 16 gam
Đinh lăng 20 gam
Sa tiền tử ( hạt mã đề) 16 gam
Hạ khô thảo ( cải trời) 16gam
Mỗi ngày một thang sắc uống. Ngày 2 lần.
Bài 2: Nhân trần 20 gam
Tua đa 16 gam.
Đại phúc bì ( vỏ quả cau) 16gam
Hoài sơn 12 gam
Ý dỹ (bo bo) 12 gam
Đinh lăng 16 gam
Mộc hương 04 gam
Sắc uống ngày một thang . Ngày 2 lần.
Bài 3 : Sa tiền tử 20 gam
Gừng nướng chin 04 gam
Chỉ xác 06 gam
Hoài sơn 16 gam
Kê nội kim ( màng trong mề gà) 08 gam
Đinh lăng 16 gam
Mỗi ngày một thang sắc uống. Ngày 2 lần.