DẤU HIỆU HẸP BAO QUY ĐẦU Ở TRẺ BA MẸ CẦN BIẾT

- 4125 lượt xem - Trẻ em - Nhi - Sơ sinh, Y học thường thức

Hẹp bao quy đầu ở trẻ xuất hiện khá phổ biến và thường sẽ biến mất khi trưởng thành. Nhưng ở một số trường hợp lại xảy ra các dấu hiệu sưng, đỏ, viêm nhiễm nghiêm trọng. Đây trở thành mối bận tâm lớn của nhiều bậc phụ huynh. Sớm nhận biết các dấu hiệu ở trẻ sơ sinh sẽ giúp các bậc phụ huynh có phương án xử lý kịp thời hơn.

1. Hẹp bao quy đầu là gì?

Là tình trạng da bao quy đầu không thể tuột lên hoàn toàn khỏi quy đầu. Hiện nay, hẹp bao quy đầu thường được chẩn đoán một cách dễ dãi, do không phân biệt được:

  • Sinh lý: Bao quy đầu không tuột trong suốt của quá trình phát triển sinh lý bình thường.
  • Bệnh lý: Đây là trường hợp xảy ra do các bệnh lý như bệnh sừng hóa gây xơ teo bao quy đầu, viêm quy đầu bạch sản xơ hóa, sẹo do dùng sức để tuột bao quy đầu lên trước đó…

80% trường hợp có thể tự khỏi khi lớn lên và không cần xử trí trước sáu tuổi. Trong các trường hợp này, bao quy đầu được coi là bình thường hay còn gọi là hẹp bao quy đầu sinh lý. Ở tuổi lớn hơn, nếu bao quy đầu vẫn còn hẹp, tức là hẹp thật sự hay hẹp bệnh lý thì cần phải xử trí.

Đôi khi, có một số trường hợp bị hẹp nghẹt bao quy đầu. Khi đó, bao quy đầu tuột lên trên quy đầu một cách khó khăn và bị nghẹt, không thể đưa về lại vị trí bình thường được. Bao quy đầu tạo thành một vòng thắt siết chặt lấy quy đầu, làm cho bao quy đầu sưng nề và rất đau. Trường hợp này, người bệnh cần được xử lý ngay, nếu không sẽ gây hoại tử hoặc các biến chứng nghiêm trọng khác.

2. Dấu hiệu hẹp bao quy đầu

Thường không gây đau. Tuy nhiên, bao quy đầu bị thắt quá chặt có thể gây trở ngại khi đi tiểu. Ngoài ra, có thể khiến cho bạn khó vệ sinh sạch sẽ phần phía dưới bao quy đầu nên dễ xảy ra nhiễm trùng da.

Dấu hiệu ở trẻ sơ sinh:

  • Bé trai bị hẹp bao quy đầu có thể có các triệu chứng của tiểu khó như tiểu phải rặn, đỏ mặt khi tiểu, bao quy đầu sưng phồng.
  • Bố mẹ có thể phát hiện ra tình trạng khi thấy bao quy đầu của bé có dấu hiệu viêm nhiễm (sưng, nóng, đỏ, đau), chảy mủ hay chảy dịch bất thường.

3. Nguyên nhân dẫn đến hẹp bao quy đầu

Ở trẻ em, bao quy đầu thường dính chắc vào quy đầu. Hiếm trường hợp bao quy đầu có thể tuột ra sau. “Bao quy đầu không tuột được ra sau” có thể được coi là bình thường ở nam giới, kể cả ở tuổi trưởng thành.

Khoảng 50% trường hợp xảy ra ở trẻ 1 tuổi, 90% ở trẻ em 3 tuổi và 99% ở trẻ 17 tuổi có thể tuột bao quy đầu dễ dàng, bình thường.

Nhiều nơi trên thế giới có tục lệ cắt bỏ bao quy đầu cho trẻ từ lúc mới sinh hoặc lúc dậy thì. Những hình vẽ của người Ai Cập cổ đại cho thấy cắt da quy đầu đã được thực hiện từ hàng ngàn năm trước.

Ở người lớn: Đến tuổi dậy thì, dương vật phát triển nhanh, to và dài ra, quy đầu sẽ tự tuột ra khỏi bao quy đầu. Khoảng 95% trường hợp trẻ 16 – 17 tuổi, bao quy đầu có thể tuột hoàn toàn.

XEM THÊM: HẸP BAO QUY ĐẦU – NGUY CƠ TIỀM ẨN UNG THƯ DƯƠNG VẬT

4. Đối tượng nguy cơ dễ bị hẹp bao quy đầu là những ai?

Những yếu tố nguy cơ dẫn đến bao gồm:

  • Không cắt bao quy đầu
  • Mắc bệnh đái tháo đường
  • Trẻ sơ sinh thường xuyên bị hăm tã
  • Vệ sinh cá nhân kém
  • Nhỏ tuổi (hẹp bao quy đầu sinh lý).

5. Điều trị hẹp bao quy đầu

Quan điểm điều trị hiện đại đang có nhiều thay đổi. Hiện nay, nhiều chuyên gia cho rằng bao quy đầu có chức năng sinh lý của nó. Vì thế, có nhiều khuyến cáo không nên thực hiện cắt bao quy đầu rộng rãi như trước.

Ngoài ra, quan điểm hiện đại cho rằng, hẹp bao quy đầu ở trẻ em là hiện tượng sinh lý bình thường, nhiều khuyến cáo tránh các can thiệp không cần thiết.

Phụ huynh một lần nữa nên hiểu, hầu hết trường hợp hẹp bao quy đầu trẻ em là sinh lý bình thường. Tình trạng sẽ tự ổn định khi trẻ trưởng thành. Phụ huynh chỉ cần lưu ý vệ sinh, tắm rửa hàng ngày cho trẻ. Ở trẻ lớn hoặc người lớn, cần phân biệt với tình trạng dây thắng ngắn (dù hai tình trạng này thường đi kèm nhau).

Được điều trị bằng những phương pháp không phẫu thuật và phẫu thuật như sau:

  • Dùng kem thoa steroid (0,1% betamethasone) trong 4 – 6 tuần. Phương pháp này dễ áp dụng, giá thành rẻ, ít rủi ro, hiệu quả cao so với phẫu thuật.
  • Nong bao quy đầu bằng tay, bằng bong bóng hoặc dụng cụ khác. Ban đầu, bác sĩ thực hiện nhưng sau đó người nhà có thể làm cho trẻ. Phương pháp này có ưu điểm là nhẹ nhàng, không gây sang chấn. Tuy nhiên, nếu nong không đúng cách có thể làm chảy máu và gây xơ dính về sau.

Nếu bôi thuốc không hiệu quả, bao quy đầu vẫn còn hẹp, căng phồng khi đi tiểu hoặc thường xuyên bị viêm bao quy đầu, nhiễm trùng tiểu, người bệnh nên được phẫu thuật cắt bao quy đầu.

Trường hợp không biết trẻ bị hẹp bao quy đầu phải làm sao thì tốt nhất nên đưa bé đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám. Trong đó, khoa Ngoại tổng hợp – Bệnh viện đa khoa Hùng Vương là một địa chỉ đáng tin cậy dành cho các bố mẹ.

Tại đây, bố mẹ sẽ được các nhân viên y tế hướng dẫn chi tiết quy trình khám chữa bệnh. Đặc biệt là các bé sẽ được thăm khám và thực hiện phẫu thuật bởi các bác sĩ với trình độ chuyên môn giỏi, tay nghề cao, cùng với trang thiết bị hiện đại.

𝐊𝐡á𝐦, 𝐜ắ𝐭, 𝐧𝐨𝐧𝐠 𝐛𝐚𝐨 𝐪𝐮𝐲 đầ𝐮 𝐭ạ𝐢 𝐁ệ𝐧𝐡 𝐯𝐢ệ𝐧 đ𝐚 𝐤𝐡𝐨𝐚 𝐇ù𝐧𝐠 𝐕ươ𝐧𝐠:
✔️ Thời gian thực hiện phẫu thuật nhanh chóng
✔️ Thủ thuật an toàn, không đau, ít để lại sẹo sau tiểu phẫu;
✔️ Có đầy đủ các trang thiết bị hiện đại như xét nghiệm, siêu âm,… phục vụ kiểm tra trước khi tiến hành thủ thuật. Đồng thời, việc trang bị đầy đủ các thiết bị giúp người bệnh rút ngắn thời gian đi lại, chờ đợi và mang đến thành công của cuộc tiểu phẫu cắt bao quy đầu.
✔️ Tất cả dụng cụ thực hiện thủ thuật, phẫu thuật được hấp sấy vô trùng theo quy định của Bộ Y tế nên bảo đảm an toàn nhất khi thực hiện
✔️ Bệnh nhân được thanh toán BHYT theo đúng giá trị trên thẻ với mọi khách hàng BHYT trên cả nước

Mọi thắc mắc hay nhu cầu khám chữa bệnh, quý khách hàng vui lòng liên hệ Hotline 18009415 để được các tư vấn, hướng dẫn cụ thể và đặt lịch nhanh chóng.

 

Back To Top