Hội Chữ thập đỏ và Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đã xác định được các nạn nhân được truyền máu và tiến hành kiểm tra liệu họ đã bị nhiễm HIV hay chưa.
Vụ Dược phẩm và Hội đồng Vệ sinh Thực phẩm của bộ sẽ bàn thảo các bước tiến hành kiểm tra lượng máu này. Đây là lần đầu tiên, máu hiến tặng nhiễm HIV được phát hiện sau khi đã tuyền cho bệnh nhân kể từ khi Hội Chữ thập đỏ Nhật Bản tăng cường hệ thống kiểm dịch vào năm 2004, sau khi một trường hợp nhiễm HIV qua truyền máu được phát hiện vào năm trước.
Theo Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi và Hội Chữ thập đỏ Nhật Bản, các kháng thể HIV được phát hiện trong máu hiến tặng từ đầu tháng này. Mặc dù, lượng máu này không dùng để truyền nhưng người ta đã xác minh được cùng thuộc một người hiến tặng vào tháng 2 năm nay.
Hội Chữ thập đỏ đã kiểm tra một mẫu máu được lưu trữ từ trước đó cho kết quả nhiễm HIV, đồng thời khẳng định, máu được hiến tặng từ người đàn ông vô danh đã truyền cho 2 bệnh nhân tại 2 cơ sở y tế khác nhau.
Hai bệnh nhân ở Nhật bị truyền máu nhiễm HIV dù lượng máu đã qua xét nghiệm. (Ảnh minh họa)
Theo Hội Chữ thập đỏ Nhật Bản, người đàn ông đó đã ghi câu trả lời không đúng sự thực trong một bảng kiểm tra 23 câu vào thời điểm y hiến tặng. Bao gồm một câu hỏi về người hiến tặng đã xét nghiệm HIV hay chưa, bởi anh ta tỏ ra lo lắng về AIDS.
Theo Bộ Y tế, quá trình kiểm tra máu được tiến hành qua hai giai đoạn. Đầu tiên, mỗi mẫu máu được xét nghiệm để tìm kháng thể virus. Từ năm 1999, quá trình này cho ra kết quả chính xác hơn do được thực hiện trên nhóm 20 mẫu máu.
Nếu bất kỳ nhóm nào chứa một mẫu bị phát hiện HIV dương tính, thì tất cả các mẫu được kiểm tra chi tiết hơn để xác định câu trả lời của người hiến tặng trước đó có chính xác hay không.
Lượng máu được truyền cho hai bệnh nhân năm nay không phát hiện ra virus HIV khi được kiểm tra vào tháng Hai. Tuy nhiên, điều này có thể là do giai đoạn đầu, còn gọi là giai đoạn cửa sổ, virus HIV chưa thể phát hiện được vì chỉ có một lượng nhỏ virus trong máu khi được kiểm tra.
Năm 1999, Hội Chữ thập đỏ Nhật Bản đã tiến hành thử nghiệm khuếch đại axit nucleic (NAT), trong đó tăng gấp bội số gen virus trong mẫu máu để xét nghiệm chính xác hơn sự tồn tại của các virus.
Tuy nhiên, vào năm 2003, một lượng máu hiến tặng qua vòng kiểm tra NAT đã được truyền cho một bệnh nhân, người này sau đó được phát hiện nhiễm HIV.
Năm 2004, để nâng cao tính chính xác của quá trình kiểm tra, Hội Chữ thập đỏ Nhật Bản đã thắt chặt các thủ tục xét nghiệm. Các cuộc thử nghiệm NAT vốn được tiến hành trên nhóm gồm 50 mẫu hiến tặng, giờ rút xuống thực hiện với nhóm chỉ còn 20 mẫu.
Hiện, Hội Chữ thập đỏ đang xem xét sẽ tiếp tục giảm số mẫu trong một nhóm kiểm tra. “Chúng tôi muốn tình trạng virus không thể phát hiện được trong các mẫu máu giảm càng nhiều càng tốt”, một nhân viên thuộc hội cho biết.
Bộ trưởng Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản Norihisa Tamura phát biểu trong một cuộc họp báo sáng thứ Ba (27/11) sau cuộc họp nội các, “Tôi mong muốn rằng, sẽ chỉ còn một mẫu máu hiến tặng được kiểm tra thay vì tiến hành theo nhóm như hiện nay”.