Chăm sóc và theo dõi ngộ độc thuốc ngủ và thuốc an thần

- 2017 lượt xem - Chưa phân loại
  1. Mở đầu:
  • Thuốc ngủ, an thần là một nhóm thuốc gây ra giảm, mất đáp ứng của hệ thần kinh trung ương.
+Hai thuốc thường được sử dụng nhiều nhất của các nhóm trên là benzodiazepine (ví dụ: seduxen) và barbiturates (ví dụ: gardenal).

+ Các tác nhân, thuốc khác cũng gây an thần và ngủ không thuộc về benzodiazepine và barbiturates là zolpiderm (stilnox), meprobamate, buspirrone (buspar), chloral hydrate, tramadol, methyprylon, kháng histamine, nhóm rotundin.
  • Các trường hợp ngộ độc nặng thuốc ngủ và an thần đều do tự tử. Một số trường hợp lạm dụng để giải trí hoặc tự cai nghiện ma túy ở nhà.
  • Barbiturate có loại tác dụng nhanh, ngắn 5 giờ – 9 giờ như thiopental, brevital. Có loại tác dụng kéo dài từ 30 phút đến 24 giờ như gardenal, Phenobarbital.
  1. Khi ngộ độc thuốc ngủ và an thần bệnh nhân có những dấu hiệu và triệu chứng sau:
    1. Ngộ độc nhẹ: bệnh nhân có dấu hiệu vật vã, chân tay quờ quạng, rung giật nhãn cầu, nói không rõ tiếng, nhìn đôi.
    2. Ngộ độc trung bình: giống như ngủ lịm, giảm phản xạ gân xương, thở nông, mạch chậm, hạ thân nhiệt, đồng tử co nhỏ.
    3. Ngộ độc nặng: suy hô hấp (có tím, ngừng thở), hạ nhiệt độ, hạ huyết áp, giãn đồng tử, hôn mê sâu, điểm Glasgow < 5 điểm.
  • Các triệu chứng đe dọa tử vong bao gồm: ngừng thở, phù phổi cấp, hạ huyết áp, ngừng tim.
  • Các biến chứng nặng có thể gặp:
+Viêm phổi do sặc.

+ Suy hô hấp nặng tiến triển (ADRS).

+ Suy thận cấp do tiêu cơ vân.
  • Điều dưỡng cần giữ lại chất nôn hoặc dịch rửa dạ dày, nếu không lấy nước tiểu, máu để đưa đến nơi có thể xét nghiệm tìm độc chất.
  1. Chăm sóc, theo dõi 1 bệnh nhân ngộ độc thuốc ngủ và an thần:
    1. Tiến hành sơ cứu ngay lập tức nhằm mục đích có thể ngăn ngừa ngộ độc nặng xảy ra và có thể cứu sống người bệnh.
      1. Khi bị ngừng thở (khám không thấy thở), ngừng tim (nghe tim không đập, sờ không thấy mạch), bệnh nhân sẽ tử vong trong vòng vài phút nếu không được sơ cứu ngay lập tức.
Nếu ngừng thở: làm sạch trong miệng thật nhanh, và tiến hành thổi ngạt miệng – miệng.
  1. Nếu ngừng tim: ấn tim ngoài lồng ngực kết hợp với thổi ngạt miệng – miệng (với tỉ lệ ở trẻ em ấn tim 15 lần /thổi ngạt 2 lần, ở người lớn ấn tim 30 lần/ thổi ngạt 2 lần), cấp cứu liên tục cho tới khi có người thứ 2 đến giúp và gọi xe vận chuyển cấp cứu.
-Nếu bệnh nhân bất tỉnh, lơ mơ: đặt bệnh nhân ở tư thế nghiêng,đầu thấp hoàn toàn, giữ ấm cho bệnh nhân.

-Nếu huyết áp tụt: để nằm đầu thấp.

               3.1.3.  Nếu bệnh nhân vẫn còn tỉnh táo hoàn toàn, bình thường và không      

                          bị co giật:

– Cho bệnh nhân uống than hoạt và nước 250ml.

– Hoặc có thể gây nôn (khi không có than hoạt) bằng cách cho

bệnh nhân uống 200ml nước rồi dùng một tăm bông ngoáy nhẹ

vào thành bên họng của bệnh nhân.
  1. Trên đường vận chuyển tới bệnh viện:
                           – Phải đặc biệt chăm sóc tới đường thở của bệnh nhân nếu có điều

                              kiện cho thở oxy, bóp bong và đặt nội khí quản ngay khi bệnh

                              nhân ngừng thở hoặc thở rất yếu.

                           – Máy hút đờm trên xe vận chuyển cấp cứu cũng có thể sử dụng

                              khi bệnh nhân bị phù phổi cấp nặng.                                  

                           –  Truyền dịch với Natriclorua 0.9% hoặc Glucoza 5% nếu có điều

                              kiện.
  1. Tại khoa cấp cứu của bệnh viện:
Nếu có chỉ định của bác sỹ: chuẩn bị máy thở hay lọc máu cho

bệnh nhân nặng.
  1. Công việc theo dõi bệnh nhân ngộ độc thuốc ngủ và an thần:
-Quan trong nhất là: theo dõi xem bệnh nhân có thở được không,

bao nhiêu lần thở trong 1 phút.

                         –  Nếu bệnh nhân phải thở máy hỗ trợ, bóp bóng ambu có oxy thì

                            phải xem bệnh nhân có chống máy hay không và khi chống máy 

                            tức là hô hấp hỗ trợ không có hiệu quả.

-Theo dõi ý thức xem bệnh nhân đã tỉnh chưa (cựa quậy chân tay

khi cấu véo nhẹ trên da hoặc mở mắt khi gọi to).

– Đếm mạch, huyết áp 15 phút, 30 phút, 1 giờ 1 lần, nhất là ở bệnh

nhân ngộ độc nặng, đo huyết áp bệnh nhânluôn duy trì ở

> 90mmHg.

– Theo dõi và đo lượng nước tiểu của bệnh nhân, ít nhất phải đạt

được 2500ml/ ngày.

– Đo nhiệt độ3 – 4 lần/ ngày, phát hiện sớm để báo cho bác sỹ tình

trạng nhiễm khuẩn xuất hiện.

– Theo dõi việc ăn uống, đặc biệt khi ăn qua sonde dạ dày ở bệnh

nhân hôn mê sâu, chú ý kỹ thuật cho ăn để tránh sặc (đầu để cao

45 độ lúc ăn, bơm bóng chèn ống nội khí quản)và cho ăn đủ

                            trên 30 Kcalo/kg cân nặng.

 
Back To Top