Cây Ngải Cứu – Một thảo dược quý

- 56 lượt xem - Chưa phân loại

Tên khoa học Ar temisia L.

Thuộc họ cúc Asteraceae  ( compositae )

Ngải cứu là một vị thuốc quý thông dụng cả trong đông y và tây y.

Thành phần hóa học: Chưa được xác định, chỉ mới biết có tinh dầu, tanin, Adenin, cholin.

Tác dụng dược lý : Ít có tài liệu nghiên cứu, mặc dù ngải cứu được đưa vào dược điển của Việt Nam và của nhiều nước trên thế giới.

Công dụng: Ngải cứu là một vị thuốc hơi ôn, vị cay. Được dùng làm thuốc ôn ấm khí huyết, trục hàn thấp, điều kinh, an thai, chữa đau bụng do hàn, kinh nguyệt không đều, thai động không yên, thổ huyết, chảy máu cam, làm mồi để cứu…

Để tăng hiệu quả điều trị: Trước  ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch ( ngày tết đoan ngọ) giẫm cho ngải cứu đổ rạp xuống, chính ngọ ngày 5 tháng 5 thu lấy những cây ngải cứu ngóc dậy vươn cao để làm thuốc.

  • Các bài thuốc có ngải cứu.
  1. Chữa kinh nguyệt không đều, kinh kéo dài, người mệt mỏi.

Khi bắt đầu có kinh và các ngày có kinh:

– Lá ngải cứu khô 12 gam

– Đổ 200ml nước.

Sắc còn 100ml uống hai lần sáng chiều.

Có thể cho thêm đường cho dễ uống.

Hoặc:

  • Lá ngải cứu tươi 24gam
  •  Đổ 400ml nước .

Sắc còn 2ooml uống sáng chiều.

  • Nếu kinh nguyệt kéo dài, thống kinh, máu ra đen xấu.

Uống theo đơn trên nhưng trước kỳ kinh 7- 10 ngày.

 

 

 

  1. Để an thai:

Đang có thai đau bụng ra máu.

Ngải cứu16gam.

Tô ngạnh 16gam

( cành tía tô)

Đổ 600ml nước sắc còn 100ml uống trong ngày.

Có thể thêm đường cho dễ uống.

  1. Chữa rối loạn kinh nguyệt, thống kinh:

Ngải cứu:12 gam

Hương phụ : 12 gam

Ích mẫu: 12 gam.

Bạch đồng nữ : 12 gam

Đổ 300ml nước sắc đặc uống trong ngày

  • CÁC CHỨNG BỆNH CÓ THỂ CHỮA BẰNG NGẢI CỨU:
  • Đau bụng do tỳ vị hư hàn:

Ngải cứu một nắm giã nát + một chén nước.

Sau đó lọc lấy nước uống.

  • Đau bụng, đau gò lưng:

Lá ngải cứu giã nát vắtlấy nước cốt uống.

  • Đau bụng đi ngoài ( Hoắc loạn- Rối loạn tiêu hóa)

Ngải cứu một nắm sắc nước uống.

  • Đau bụng giun (đau vùng quanh rốn) ứa nước giãi trong

Lá ngải cứu một nắm sắc nước uống.

  • Bị kiết lỵ:

Lá ngải cứu một nắm,

Vỏ quýt khô 1 cái.

 Sắc nước uống.

  • Tiện huyết(đi ngoài, đi tiểu ra máu)

Lá ngải cứu một nắm.

Đậu đen (hắc đậu) 100 hạt

Nước một bát.

Sắc còn ½ bát . Uống.

  

  • Đại tiện phân ra trước máu ra sau ( trĩ hậu môn)

Ngải cứu mộtnắm.

Gừng (sinh khương) 1 củ nhỏ thái lát.

Đậu đen (hắc đậu) 1 vốc.

Sắc đặc uống.

  • Nôn mửa ra nước trong

Lá ngải cứu khô một nắm

Sắc nước uống.

  • Bỗng nhiên thổ huyết

Lá ngải cứu khô đốt ra tro hòa nước uống.

Hoặc

Ngải cứu sắc nước, mài gừng uống.

 

  • Chảy máu cam không dứt

Lá ngải cứu sắc nước uống.

  • Đau đầu, sốt không ra mồ hôi.

Lá ngải cứu khô sác uống lúc còn ấm cho ra mồ hôi.

NGẢI CỨU ĐIỀU TRỊ TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO.

               ( Dành cho các lương y tham khảo)

          Bệnh nhân bị tai biến mạch máu (TBMM) Não lúc tỉnh lúc mê, mặt đỏ,      người nóng, hàm răng cắn, không yên thở lọc sọc có đờm, đại tiểu tiện không thông, mạch căng đập mạnh (Mạch huyền hữu lực)

Phép chữa cấp cứu: khai bế tỉnh thần.

Bài thuốc|:

Viên xương ngải (Thuốc nam và châm cứu)

Xương bồ50 gam

Ngải cứu tươi 50 gam

Bán hạ chế 100 gam.

Thần sa 3 gam.

Cách làm viên:

xương bồ , bán hạ tán thành bột min.

Ngải cứu tươi giã nát vắt lấy nước cốt, cô cách thủy cho đặc lại, cho bột xương bồ, bán hạ chế quấy đều, luyện với hồ làm viên to bằng hạt ngô. Thần sa làm áo.

Mỗi lần uống 12 gam, 3 giờ uống 1 lần với nước nóng.

Dùng đến khi tỉnh ./.

 

Back To Top