RẮN ĐỘC CẮN
Lê Thị Nga
- Mở đầu:
* Rắn độc cắn là một cấp cứu thường gặp.
* Một số đặc tính của rắn độc ở nước ta:
Nhận dạng:
– Hổ mang bành: cổ bạnh khi tấn công, sau cổ có từ 1 – 3 khoanh tròn
– Cạp nia: rắn có khúc đen, khúc trắng.
– Cạp nong: rắn có khúc đen, khúc vàng.
– Lục đen: đầu vồ (hình tam giác), mình lá xanh lá cây, đuôi đỏ.
Môi trường sống:
– Rắn ở biển và cửa sông (rắn biển, rắn đẻn)
– Rắn sống ở cây (rắn lục)
– Rắn sống ở đất, dưới khúc cây, tảng đá (rắn hổ chúa), sống trong hang chuột, hang mối (cạp nong, cạp nia, hổ mang bành)
– Rắn bơi giỏi ( hổ mang bành, cạp nong, cạp nia)
Thức ăn: rắn chỉ ăn mồi để sống (chuột, ếch, nhái, thằn lằn, rắn con, chim ..)
Sinh hoạt: đa số rắn độc hiền, không chủ động tấn công người (trừ rắn hổ chúa, hổ mang bành). Mùa sinh sản: (tháng 4 – 10) thì hầu hết rắn đều dữ tính.
* Rắn độc thường gặp ở Việt Nam:
– Rắn hố: hổ mang (còn gọi là rắn hổ đất, hổ phì …), hổ chúa, hổ mèo (miền nam Việt Nam), rắn cạp nong, cạp nia gây liệt cơ hô hấp dẫn đến tử vong.
– Rắn lục: lục xanh, lục tre, khô mộc, chàm quạp. Rối loạn đông máu là nguyên nhân gây tử vong.
– Rắnbiển: (rắn đẻn) thuộc nhóm rắn hổ.
* Sử dụng huyết thanh kháng nọc rắn là thuốc giải độc đặc hiệu hiệu quả nhất trong điều trị rắn độc cắn, nhưng cần phải dùng sớm.
2. Chẩn đoán:
2.1. Rắn hổ cắn:
2.1.1. Tại chỗ:
– Phù nề thường do rắn hổ mang bành, rắn hổ chúa.
– Hoại tử thường do rắn hổ mang bành cắn.
– Không có dấu hiệu gì: rắn cạp nong, cạp nia.
2.1.2. Toàn thân:
– Sụp mi, giãn đồng tử, liệt nhãn cầu, khó thở, liệt hô hấp, liệt chân tay: do rắn cạp nia, cạp nong, hổ chúa cắn.
– Tiêu cơ, đái ít, suy thận: rắn hổ mang bành, hổ chúa cắn.
2.2. Rắn lục cắn:
2.2.1.Tại chỗ:
– Chảy máu liên tục khó cầm
– Vài phút sau khi bị rắn cắn sưng tấy nhanh, kèm theo hoại tử lan tỏa.
– Sau 6 giờ toàn bộ chân sưng to, tím.
– Sau 12 giờ hoại tử, phồng rộp.
2.2.2. Toàn thân:
– Chóng mặt, lo lắng, có tình trạng sốc.
– Chảy máu khắp nơi: tại chỗ cắn, nơi tiêm truyền. Nặng có thể xuất huyết não.
– Nôn, ỉa đái ra máu.
– Suy thận cấp do tiêu cơ.
2.3. Rắn biển cắn:
2.3.1. Tại chỗ:
Thường không đau hoặc đau chút ít nơi vết cắn.
2.3.2. Toàn thân:
– Đau ở bắp cơ: đặc biệt đau nhiều ở cơ lớn và ở cổ. Khi cử động càng đau tăng lên.
– Sụp mi, đồng tử dãn.
– Miệng: lưỡi dầy lên, khó cử động, quanh miệng tê bì, nuốt khó, co giật cơ hàm.
– Khó thở.
– Vã nhiều mồ hôi, khát nước, đái ít, vô niệu.
3. Xử trí:
3.1. Cấp cứu ban đầu:
– Trấn an nạn nhân bình tĩnh. Cởi bỏ các đồ trang sức như nhẫn, vòng cổ tay, chân …)
– Không để nạn nhân tự đi, chạy. Không uống rượu hoặc chât kích thích. Không chích rạch, không ga rô, không chườm đá lên vết cắn. Không uống hoặc đắp bất kỳ thuốc lá gì lên vết cắn. Nặn, rửa dưới vòi nước hoặc trong chậu nước sạch có thể có tác dụng giảm độc.
– Ngay lập tức băng ép bằng băng bản rộng bắt đầu xung quanh vết cắn cho tới tận đầu chi và hết toàn bộ chi, nẹp bất động rồi chuyển ngay đến bệnh viện.
Chú ý: khi bị rắn lục cắn không băng ép vì có thể làm nặng thêm tổn thương tại chỗ.
3.2. Vận chuyển:
– Phải bất động, vận chuyển nhanh bằng xe cơ giới hoặc xe ô tô cấp cứu. Không chở bằng xe đạp, xe máy nếu nạn nhân có sốc, trụy mạch hoặc nạn nhân có liệt chi. Trong khi vận chuyển nên để thõng tay hoặc chân bị cắn.
– Nếu có suy hô hấp phải bóp bóng Ambu.
– Chú ý điều trị rối loạn huyết động bằng truyền dịch và thuốc vận mạch.
– Gọi điện cho trung tâm chống độc để được tư vấn và chuẩn bị huyết thanh kháng nọc rắn.
– Nếu không có huyết thanh kháng nọc rắn, nạn nhân liệt do rắn hổ cắn cần phải được chuyển đến bệnh viện có máy thở, nạn nhân bị rắn lục cắn gây chảy máu phải được chuyển đến bệnh viện có khoa huyết học và truyền máu.
3. Phòng tránh rắn độc cắn:
3.1. Khi gặp rắn: nên chủ động tránh, nếu không tránh được thì không nên làm những cử động làm rắn sợ. Cần cảnh giác đặc biệt rắn sau mưa, trong mùa lũ lụt, mùa gặt hái và ban đêm.
3.2. Đề phòng rắn biển cắn: người dân tránh động vào rắn biển, tránh bắt rắn trong lưới và trên đường đi vì đầu và đuôi rắn rất khó phân biệt. Có nguy cơ bị rắn biển cắn khi đi du lịch, bơi lội, giặt quần áo nơi nước đầm thủy triều, cửa sông, bãi biển.
3.3. Phải chuẩn bị những dụng cụ cần thiết: khi đi rừng núi, đồng ruộng, nương rẫy:
– Phải đi ủng
– Mặc quần áo vải dầy, đội mũ rộng vành
– Phải có gậy khua rắn
– Nếu đi đêm phải có đuốc hoặc đèn pin
– Phải biết cách sơ cứu khi bị rắn độc cắn
3.4. Không nên:
– Trong rừng không nên bước hoặc cho tay vào hang, hố nơi mà ta chưa quan sát được.
– Không nên ngồi cạnh gốc cây, gò, đống, bờ ruộng có nhiều hang chuột, hang mối.
– Không nên lật tảng đá hay thân cây đổ bằng tay trần (nếu cần phải dùng gậy, chân phải đi giầy)