Theo lời kể của người nhà, khoảng 22h20 phút ngày 29/3, anh T.V.C có hút 1 điếu thuốc lá để hở từ lâu và đã bị mốc. Sau đó, anh C đi phơi quần áo, đến 20 phút sau xuất hiện khó thở, nói ngắt quãng. Gia đình ngay lập tức đưa anh vào Bệnh viện đa khoa Hùng Vương. Bác sỹ Nguyễn Văn Hải – người trực tiếp tiếp nhận và khám cho Bệnh nhân vào viện cho biết: Bệnh nhân khi viện trong tình trạng lơ mơ, khó thở nhiều, nói ngắt quãng vài từ một, chân tay co cứng. Nguy hiểm hơn, bệnh nhân có tiếng rít thanh quản rõ, các chỉ số sinh tồn (mạch, huyết áp) giảm; có phù Quincke (tức sưng nề đột ngột) ở hai mi mắt, môi dưới, môi trên. Bệnh nhân được bác sĩ chẩn đoán bị shock phản vệ mức độ nguy kịch với thuốc lá mốc.
Nhận định tình trạng bệnh nhân nặng, nếu không được xử trí kịp thời sẽ cực kỳ nguy hiểm đến tính mạng, tại Phòng cấp cứu, kíp trực đã áp dụng theo đúng phác đồ điều trị sốc phản vệ bằng Adrenalin – vũ khí chống sốc phản vệ tiêm, truyền cứu người bệnh, bằng những kiến thức mới được cập nhập từ các bài giảng của các giáo sư, tiến sỹ, bác sỹ khoa điều trị tích cực bệnh viện Bạch Mai, Sau gần 01 giờ đồng hồ điều trị tích cực, bệnh nhân đã qua khỏi tình trạng phản vệ do thuốc lá mốc gây ra: hết tiếng rít thanh quản, khó thở cải thiện nhiều, sưng nề giảm nhẹ, các chỉ số sinh tồn dần về mức ổn định. Sau 2 ngày điều trị tại Khoa Hồi sức cấp cứu BVĐK Hùng Vương, Sức khỏe của anh C đã ổn định, bệnh nhân sẽ được ra viện trong 1 – 2 ngày tới.
Bác sĩ Lương Minh Tuấn – Khoa HSCC Bệnh viện đa khoa Hùng Vương cho biết: “Shock phản vệ là tai biến dị ứng nghiêm trọng nhất, có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được xử trí đúng, kịp thời. Trong nhiều năm qua, Bệnh viện cũng đã cấp cứu thành công nhiều ca shock phản vệ nguyên nhân chủ yếu là do thuốc hoặc thức ăn. Trường hợp phản vệ mức độ nguy kịch do thuốc lá mốc nêu trên rất hiếm gặp nhưng đã được chẩn đoán đúng, xử trí theo phác đồ. Chỉ với 11 ống Adrenalin bệnh nhân này đã khỏi hoàn toàn, không để lại di chứng”./.
Nhận định tình trạng bệnh nhân nặng, nếu không được xử trí kịp thời sẽ cực kỳ nguy hiểm đến tính mạng, tại Phòng cấp cứu, kíp trực đã áp dụng theo đúng phác đồ điều trị sốc phản vệ bằng Adrenalin – vũ khí chống sốc phản vệ tiêm, truyền cứu người bệnh, bằng những kiến thức mới được cập nhập từ các bài giảng của các giáo sư, tiến sỹ, bác sỹ khoa điều trị tích cực bệnh viện Bạch Mai, Sau gần 01 giờ đồng hồ điều trị tích cực, bệnh nhân đã qua khỏi tình trạng phản vệ do thuốc lá mốc gây ra: hết tiếng rít thanh quản, khó thở cải thiện nhiều, sưng nề giảm nhẹ, các chỉ số sinh tồn dần về mức ổn định. Sau 2 ngày điều trị tại Khoa Hồi sức cấp cứu BVĐK Hùng Vương, Sức khỏe của anh C đã ổn định, bệnh nhân sẽ được ra viện trong 1 – 2 ngày tới.
Bác sĩ Lương Minh Tuấn – Khoa HSCC Bệnh viện đa khoa Hùng Vương cho biết: “Shock phản vệ là tai biến dị ứng nghiêm trọng nhất, có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được xử trí đúng, kịp thời. Trong nhiều năm qua, Bệnh viện cũng đã cấp cứu thành công nhiều ca shock phản vệ nguyên nhân chủ yếu là do thuốc hoặc thức ăn. Trường hợp phản vệ mức độ nguy kịch do thuốc lá mốc nêu trên rất hiếm gặp nhưng đã được chẩn đoán đúng, xử trí theo phác đồ. Chỉ với 11 ống Adrenalin bệnh nhân này đã khỏi hoàn toàn, không để lại di chứng”./.
1/ Nguyên nhân gây sốc phản vệ:
– Nhóm thứ nhất là vacxin, huyết thanh, kháng sinh và nhiều thuốc khác (vitamin B1, novocain, sulefamid, v…v)
– Nhóm thứ hai là nọc côn trùng (ong mật, ong vàng, ong vò vẽ, v…v)
– Nhóm thứ ba là nhiều loại thực phẩm nguồn động vật và thực vật (sữa bò, trứng gà, cá, dầu hướng dương, rượu, v…v)
2/ Biểu hiện của người bị sốc phản vệ
Hệ hô hấp: Bệnh nhân thấy khó thở, ngạt, tím tái, suy hô hấp cấp do co thắt phế quản gây nghẹt thở. Sốc phản vệ gây phù dây thanh, phù khí quản, co thắt phế quản có trường hợp phù phổi.
Hệ tim mạch: Sốc phản vệ làm giãn tĩnh mạch, tụt huyết áp, trụy tim mạch thường xuất hiện sớm do hậu quả của các chất hóa học đưa vào cơ thể. Thiếu oxy trong máu, giảm thể tích tuần hoàn dẫn đến toan máu và giảm co bóp cơ tim là giai đoạn nặng của sốc phản vệ.
Hệ thần kinh: Bệnh nhân nhanh chóng bị đau đầu, chóng mặt, chân tay run, nhận thức lơ mơ, nói lảm nhảm, co giật toàn thân và có thể ngất xỉu hay hôn mê.
Hệ tiêu hóa: Nếu bị sốc phản vệ do thực phẩm hay thuốc qua đường uống gây nên, bệnh nhân sẽ đau bụng dữ dội, nôn, buồn nôn, tiêu chảy không kiểm soát, thậm chí chảy máu tiêu hóa.
Da: Da của người bị sốc phản vệ bị mẩn ngứa, nổi mề đay, phù Quincke (là tình trạng sưng nề xuất hiện nhanh và đột ngột ở cả vùng dưới và trên bề mặt của da và niêm mạc, chủ yếu xuất hiện ở lưỡi, môi, mắt, quanh miệng, bàn tay, bàn chân, hầu họng và bộ phận sinh dục).
3/ Làm gì để phòng tránh bị sốc phản vệ
Sốc phản vệ có thể xảy ra rất sớm hay đôi khi muộn hơn sau một vài giờ, nhưng khi đã xảy ra sốc phản vệ, diễn tiến sẽ rất nhanh trong vòng 1–2 phút và chuyển sang trạng thái nguy kịch, lúc này rất khó để đảo ngược tình huống. Vì vậy, bạn hãy lưu ý những điều sau để phòng tránh bị sốc phản vệ:
– Khi đang tiêm thuốc, nếu thấy có những cảm giác khác thường như bồn chồn, hốt hoảng, sợ hãi, tê lưỡi.. hãy nói ngay với bác sĩ để ngừng tiêm và kịp thời xử lý như sốc phản vệ.
– Sau khi tiêm thuốc xong nên ở lại phòng tiêm khoảng 15-30 phút, không nên ra về ngay đề phòng sốc phản vệ xảy ra muộn hơn với tùy cơ địa từng người.
– Sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, đúng chỉ định.
– Khi ăn đồ ăn lạ, nên thử một lượng nhỏ để xét phản ứng của cơ thể. Chờ sau 24 giờ mới nên ăn lại nếu không thấy hiện tượng gì bất thường. Với những người có cơ địa dị ứng sẽ rất dễ bị sốc do ăn uống những đồ có chất lạ.
Trong thời gian chờ đợi y bác sĩ cấp cứu hãy thực hiện các thao tác sau:
– Sau khi tiêm thuốc xong nên ở lại phòng tiêm khoảng 15-30 phút, không nên ra về ngay đề phòng sốc phản vệ xảy ra muộn hơn với tùy cơ địa từng người.
– Sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, đúng chỉ định.
– Khi ăn đồ ăn lạ, nên thử một lượng nhỏ để xét phản ứng của cơ thể. Chờ sau 24 giờ mới nên ăn lại nếu không thấy hiện tượng gì bất thường. Với những người có cơ địa dị ứng sẽ rất dễ bị sốc do ăn uống những đồ có chất lạ.
Trong thời gian chờ đợi y bác sĩ cấp cứu hãy thực hiện các thao tác sau:
- Đặt người bệnh nằm ở tư thế chân cao hơn đầu.
- Nới lỏng quần áo và đắp chăn cho người bệnh.
- Nếu người bệnh bị nôn hay chảy máu từ miệng, hãy lật người bệnh nằm nghiêng để phòng sặc.
- Nói chuyện liên tục với bệnh nhân để bệnh nhân giữ được nhịp thở, tránh rơi vào trạng thái hôn mê.
- Nếu bệnh nhân ngưng thở hãy bắt đầu hồi sức tim phổi bằng ép hơi lồng ngực và hà hơi thổi ngạt cho bệnh nhân.
- Kiểm tra xem nguyên nhân gây nên sốc phản vệ là do đâu.
Cấp cứu bệnh nhân bị sốc phản vệ phải được thực hiện ở nơi có đầy đủ y bác sĩ có chuyên môn và dụng cụ hỗ trợ, hộp thuốc chống sốc. Vì vậy, hãy ngay lập tức đưa những người có biểu hiện sốc phản vệ đến cơ sở y tế gần nhất trong thời gian ngắn nhất có thể./.