Cách phòng và chữa bệnh đau mắt đỏ

- 28 lượt xem - Tin tức

Triệu chứng của bệnhĐau mắt đỏ có triệu chứng ban đầu nóng rát mắt, đau, có cảm giác cộm mắt, nhìn mờ, mi mắt sưng nề, chảy nước mắt. Bệnh không nguy hiểm và thường tự khỏi sau 7 đến 14 ngày, nhưng nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nhiều biến chứng như viêm giác mạc, dẫn tới suy giảm thị lực.Ban đầu có thể chỉ một người trong gia đình mắc bệnh, rồi lây sang các thành viên trong nhà và lan rộng trong cộng đồng nhất là những nơi tập trung đông người như trường học, công sở, bệnh viện.Bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu, việc chữa trị chỉ có tác dụng hỗ trợ giúp bệnh nhân nhanh khỏi, giảm triệu chứng, chỉ có thể dựa vào chăm sóc, giữ gìn vệ sinh cẩn thận thì sau 6-10 ngày, virus sẽ tự hết, người bệnh mới có khả năng khỏi. Đặc biệt, bệnh sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu tự ý dùng thuốc nhất là thuốc chứa corticoid.Phương thức lây bệnhĐau mắt đỏ có thể lây lan nếu tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh, bởi virus sẽ lây nhiễm qua đường hô hấp, nước mắt, nước bọt, bắt tay, đặc biệt nước mắt người bệnh là nơi chứa rất nhiều virus.Bệnh rất dễ lây lan, chỉ cần ầm, nắm, chạm vào những vật dụng nhiễm nguồn bệnh như tay nắm cửa, nút bấm cầu thang, điện thoại; đồ vật, đồ dùng cá nhân của người bệnh như khăn mặt, chậu rửa mặt, gối… cũng có thể nhiễm virus.Nếu sử dụng nguồn nước bị nhiễm mầm bệnh như ao, hồ, bể bơi cũng có thể tăng nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt khi có thói quen hay dụi mắt, sờ vào mũi, vào miệng.Bệnh viện, công sở, lớp học, nơi làm việc, nơi công cộng, trên xe buýt, tàu hỏa, máy bay…, những nơi có mật độ người đông, cự ly gần là môi trường rất dễ lây bệnh.Cách phòng bệnhThường xuyên rửa mặt 3 lần/ngày bằng nước sạch, khăn sạch, tốt nhất giặt khăn bằng xà phòng, phơi khăn ngoài nắng, giữ vệ sinh môi trường. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch. Nhỏ nước muối ngày ít nhất 3 lần mỗi lần vài giọt. Không dùng chung thuốc giỏ mắt và các đồ vật với người đã nhiễm bệnh. Hạn chế tiếp xúc với người bị đau mắt và nên đeo kính, khẩu trang. Hạn chế đến những nơi đông người đặc biệt là những nơi có nhiều mầm bệnh như bệnh viện… Khi mắc bệnh cần lau rửa ghèn, giử mắt ít nhất 2 lần một ngày bằng khăn giấy ẩm hoặc bông, lau xong vứt bỏ khăn, không sử dụng lại. Không tra vào mắt lành thuốc nhỏ của mắt đang bị nhiễm khuẩn. Tránh khói bụi, đeo kính mát cho mắt Khi trẻ bị đau mắt, thông thường sẽ bị một bên mắt trước, bố mẹ và người nhà cần chăm sóc trẻ thật cẩn thận, để tránh nhiễm bệnh cho mắt còn lại. Cho trẻ nằm nghiêng một bên, nhỏ mắt rồi dùng gạc y tế lau ngay giử và nước mắt chảy ra (làm tương tự đối với người lớn). Tránh ôm ấp khi trẻ em bị bệnh, nên ngủ riêng. Trước và sau khi vệ sinh mắt, nhỏ mắt, cần rửa tay thật sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn. Người bệnh cần được nghỉ ngơi, cách ly, dùng thuốc theo đơn của thầy thuốc. Không tự ý mua thuốc nhỏ mắt. Không dùng thuốc nhỏ mắt của người khác. Không đắp các loại lá vào mắt như là trầu, lá dâu… Thông thường dùng Chloroxit 0,4% ( hoặc Natriclorua 0,9% nhỏ mắt nhiều lần/ngày. thuốc mỡ Tetraxyclin 1% tra mắt 2 lần/ ngày. Nếu bệnh không thuyên giảm sau 5 – 7 ngày phải đến khám BS nhãn khoa (tốt nhất là đến ngay khi có các triệu chứng đầu tiên).

Back To Top