Vì vậy, nếu bệnh nhân đã mắc đái tháo đường hoặc tăng huyết áp thì phải cố gắng giữ chỉ số đường huyết và huyết áp ở ngưỡng bình thường để ngăn ngừa nguy cơ dẫn tới suy thận. Loại bệnh mạn tính thứ hai là suy thận do những bệnh lý tại thận gồm: viêm thận, lupus ban đỏ , viêm mô thận do thuốc gây ra; sỏi thận, viêm cầu thận…
Suy thận mạn tính có thể ảnh hưởng đến tim mạch, gây tăng huyết áp, suy tim, gây chán ăn, buồn nôn, viêm loét dạ dày… Có rất nhiều nguyên nhân gây suy giảm chức năng thận, vì vậy, phương pháp điều trị tùy thuộc nguyên nhân gây bệnh.
Thông thường, người bệnh được cho thuốc ổn định huyết áp, thuốc lợi tiểu nếu bị phù và thuốc hạ mỡ máu nếu bị mỡ máu cao. Ngoài ra, bệnh nhân phải hạn chế muối và những thức ăn có nhiều chất photpho hoặc kali.
Khi đã bị suy thận đến giai đoạn cuối (chức năng thận chỉ còn 10-15%), ghép thận là giải pháp tối ưu để duy trì sự sống. Tuy nhiên, phương pháp này cần chi phí cao, hạn chế về nguồn thận cung cấp, đồng thời có nguy cơ thải ghép sau phẫu thuật.
Theo Suckhoedoisong.vn