Bổ sung kẽm giúp tăng cường hiệu quả điều trị ở trẻ em nhiễm khuẩn đường hô hấp

- 13 lượt xem - Tin tức

Thiếu kẽm có thể do cung cấp không đủ thức ăn chứa kẽm hoặc do hấp thu kém. Hầu hết thức ăn chứa kẽm có nguồn gốc động vật như thịt, cá, chế phẩm sữa. Những thực phẩm này có thể có ít hơn ở những nước thu nhập thấp. Chế độ ăn nhiều chất xơ, tinh bột giống như ngũ cốc, các loại đậu thường thấy ở những nước thu nhập thấp cung cấp ít kẽm hơn. Tiêu chảy kéo dài, suy dinh dưỡng có thể huy động hết kho dự trữ kẽm của cơ thể.

Thiếu kẽm ở trẻ em làm chậm tiến triển tốt lên của bệnh tiêu chảy, cũng như nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Tiêu chảy và nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính dưới đặc biệt là viêm phổi là 2 nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong ở trẻ em những nước kém phát triển. Viêm phổi hàng năm gây tử vong nhiều hơn cả AIDS, sốt rét, sởi cộng lại, với trên 2 triệu trẻ chết mỗi năm. 1 vài nghiên cứu khuyến cáo bổ sung kẽm có thể giảm số giai đoạn và mức độ nghiêm trọng của viêm tiểu phế quản và viêm phổi. Kẽm được cho rằng giúp giảm mẫn cảm của đường hô hấp với bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính bằng cách điều hòa những chức năng miễn dịch gồm bảo vệ sự khỏe mạnh và toàn vẹn của các tế bào đường hô hấp trong tổn thương viêm hoặc chấn thương ở phổi.

1 nghiên cứu gần đây và 1 phân tích gộp của các nghiên cứu trước đó đã chỉ ra rằng hiệu quả bổ sung kẽm đã được chứng minh rõ ràng ở các nước Nam Á, khi trẻ em được bổ sung kẽm 70 mg/ tuần.

1 nghiên cứu hệ thống khác chứng minh được rằng bổ sung kẽm liên quan nhiều với giảm tỷ lệ viêm phổi và khuyến cáo bổ sung kẽm ở những vùng thiếu kẽm. Lượng kẽm cần bổ sung khoảng 15 – 140 mg/ tuần, trẻ dưới 1 tuổi là 2mg/ ngày, đối với trẻ từ 1 – 3 tuổi là 7 mg/ ngày. 1 vài tác giả còn xác nhận rằng bổ sung kẽm hàng ngày trên 3 tháng có tác dụng hiệu quả giảm thời gian đợt bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em ở các nước đang phát triển.

Nguồn tham khảo: http://www.who.int/elena/titles/bbc/zinc_pneumonia_children/en/

Back To Top