Bệnh sởi ở người lớn nguy hiểm hơn bạn tưởng.

- 79 lượt xem - Tin tức
Gần đây Khoa Nội – Nhi – Đông y Bệnh viện đa khoa Hùng Vương thường xuyên tiếp nhận bệnh nhân nhập viện điều trị bệnh sởi là người lớn.

Các bệnh nhân vào viện đều trong tình trạng sốt cao, kết mạc mắt đỏ, nổi ban đỏ toàn thân, ho, chảy nước mũi.

 

IMG 4808
Cẳng chân bệnh nhân dày đặc nốt ban đỏ.



Bác sỹ Lê Văn Hợi – Trưởng khoa Nội – Nhi – Đông y bệnh viện cho biết: Người lớn mắc sởi do chưa miễn dịch hoặc hệ miễn dịch yếu như người gầy, yếu, mắc các bệnh mãn tính,…người có tiếp xúc với bệnh nhân mắc sởi.

Sởi ở người lớn nguy hiểm nhất là biến chứng viêm não, nếu chủ quan có thể dẫn đến tử vong. Khi có dấu hiệu của cơ thể như sốt cao, nổi ban đỏ, mắt đỏ,…cần đến viện khám và điều trị theo lời khuyên của bác sỹ.

Bệnh nhân bị sởi nên vệ sinh cơ thể sạch sẽ, vệ sinh răng miệng, mắt thường xuyên, chú ý chế độ dinh dưỡng, bổ sung vitamin A trong thời gian mắc bệnh.

Người bệnh nên ăn các thực phẩm như:

Protein lành mạnh: Thịt, cá (cá chép, cá hồi, cá ba sa,…), trứng, sữa,…Đây là nguồn cung cấp kẽm và sắt tốt cho hệ miễn dịch và sức đề kháng.

Rau xanh: Tăng cường ăn rau lá xanh đậm như rau ngót, cải bó xôi, bông cải xanh,…

Ngũ cốc, các loại hạt: Các thực phẩm này giàu vitamin E kích thích sự sản sinh các tế bào diệt vi khuẩn tự nhiên và sản sinh kháng thể chống lại vi khuẩn.

Củ quả, trái cây: Tăng cường ăn củ, quả, trái cây tươi có màu vàng, đỏ như cà rốt, cà chua, bí đỏ, cam, đu đủ, dưa hấu…

Đặc biệt với phụ nữ mang thai nếu bị sởi trong thời gian mang thai rất nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của mẹ và có thể gây sảy thai.

Vì vậy cách phòng tránh hiệu quả nhất là tiêm vắc xin phòng bệnh sởi. Trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng cần được tiêm đầy đủ và đúng thời gian, người lớn nên tiêm vắc xin phòng bệnh sởi nếu chưa có miễn dịch. Phụ nữ chuẩn bị mang thai nên hoàn thành các mũi tiêm trước khi mang thai ít nhất 3 tháng.

 

Back To Top