Dẫu con đường trở về nhà của bạn ấy vẫn còn nhiều khó khăn, bởi lẽ L. sẽ còn phải tiếp tục được chăm sóc, điều trị phục hồi chức năng thêm một thời gian nữa tại bệnh viện Hùng Vương (Phú Thọ), nhưng chỉ như vậy thôi, không chỉ cá nhân bạn L mà chúng tôi, tập thể thầy thuốc của cả hai bệnh viện, người thân, bạn bè của L và hơn thế nữa, tất thảy những người, tuy chưa một lần đặt chân đến bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Hùng Vương, những người hoàn toàn chưa biết tôi và thậm chí cả bệnh nhân Mai Thị L. nữa nhưng đã biết đến câu chuyện của chúng tôi qua mạng xã hội facebook, qua một số trang báo,… đều vỡ òa, đều sung sướng và cùng có một niềm vui, niềm hạnh phúc đến tột cùng.
Suốt hơn một tháng qua không biết bao nhieu lần chúng tôi đã khóc và hôm nay, chúng tôi lại… khóc, những giọt nước mắt của những con người chiến thắng, những nụ cười và những giọt nước mắt của đạo đức, của trí tuệ và của lương tri… Trong giây phút tuyệt vời này, cho phép tôi thay mặt bệnh nhân, gia đình, người thân của bệnh nhân, được gửi đến Gs. Tiến sỹ Nguyễn Gia Bình – Một người thầy mang trong mình trái tim nhân hậu, Tiến sỹ Đào Xuân Cơ, Thạc sỹ Phạm Thế Thạch và tập thể các bác sỹ, điều dưỡng… khoa điều trị tích cực bệnh viện Bạch Mai, những con người có tinh thần thép, những con người hàng ngày đã đem tài năng, trí tuệ của mình, để cải tử hoàn sinh cho hàng ngàn bệnh nhân nặng trên mọi miền tổ quốc và trong số những bệnh nhân may mắn ấy có bệnh nhân – người thân của chúng tôi, bệnh nhân Mai Thị L.
Hôm nay, khi mà chúng tôi đã chắc chắn thành công, tuy chưa hoàn toàn bình phục, nhưng bệnh nhân của chúng tôi đã tuyệt đối an toàn, và sắp sửa được trở về với gia đình, nhìn lại những diến biến khi sự cố y khoa xảy ra để rút ra những bài học ở cả khía cạnh khoa học và tính nhân văn, thiết nghĩ nó sẽ là một điều cần thiết và sẽ mang lại những giá trị cho tất cả mọi người, thầy thuốc và cả bệnh nhân…
Trước tiên tôi xin khái quát lại câu chuyện của hơn một tháng trước, câu chuyện xảy ra ngày 13/5/2018:
9 giờ sáng ngày 13/5/2018, Khoa Cấp Cứu và Chống Độc – BVĐK Hùng Vương (Phú Thọ) tiếp nhận bệnh nhân nữ Mai Thị L. (sinh năm 1984, trú tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang) trong tình trạng hoàn toàn tỉnh táo, Glasgow 15 điểm, các chỉ số sinh tồn, mạch, nhiệt độ huyết áp hoàn toàn bình thường, bệnh nhân tự đến bệnh viện bằng xe máy.
Qua khai thác sơ bộ người bệnh kể, trước đó, ngày 10/5 bệnh nhân đi khám và được bác sĩ chẩn đoán viêm dạ dày, qua test HP thấy dương tính, bệnh nhân được chỉ định dùng thuốc Hilan kit dạng uống. Sau dùng thuốc tại nhà chị L. thấy nổi ban đỏ ngoài da, sưng nề nhẹ vùng mặt. Qua điện thoại bệnh nhân được tư vấn có thể chị L. bị dị ứng nên cần tạm dừng sử dụng thuốc và quay trở lại bệnh viện kiểm tra. Tuy nhiên, sau dừng một ngày thấy hiện tượng dị ứng giảm nên chị L. lại tiếp tục sử dụng thuốc, cũng giống như lần trước, sau khi uống các hiện tượng sẩn ngứa, ban đỏ, sưng nề lại xuất hiện với mức độ nhiều, dày, khó chịu hơn lần sử dụng trước, lần này bệnh nhân đã trở lại bệnh viện theo lời khuyên của bác sĩ.
Qua thăm khám, nhận định đây là trường hợp dị ứng với Hilan kit (clazythromycin, metronidazol, pantopeazol) nên bác sĩ Nguyễn Thị Xuân Thủy – Khoa HSCC BVĐK Hùng Vương trực cấp cứu ra y lệnh cho bệnh nhân tiêm tĩnh mạch 01 lọ Dimedrol, 01 lọ Methylprednisolon. Sau tiêm khoảng 20 phút bệnh nhân không những không giảm mà tình trạng dị ứng có chiều hướng tăng lên. Ngoài các triệu chứng ban đầu, xuất hiện thêm tình trạng mẩn ngứa nhiều vùng mặt, phù nhẹ môi, nhận định bệnh nhân có thể đã xuất hiện tình trạng phản vệ với các thuốc chống dị ứng vừa sử dụng và xuất hiện triệu chứng Phù quincke (Phù mạch), mặc dù chưa có những bằng chứng đầy đủ như thở rít, nói ngắt quãng,… nhưng trên lâm sàng bệnh nhân đã có những diễn biến xấu có thể đe dọa đến tính mạng.
BS Thủy tiếp tục ra y lệnh cho sử dụng 01 ống Dimedrol và 1/2 ống Adrenalin, sau dùng thuốc bệnh nhân vẫn tỉnh táo, trả lời đúng các câu hỏi của bác sĩ. Tuy nhiên khoảng 02 phút sau bệnh kêu mệt, khó chịu, choáng váng, chóng mặt và gần như ngay lập tức bệnh nhân rơi vào tình trạng sốc, chân tay co quắp, tím tái, hai mắt trợn ngược, chỉ số SpO2 tụt dần, mạch đập rời rạc rồi ngừng hẳn.
Xác định bệnh nhân đã rơi vào trạng thái sốc, ngừng tuần hoàn nên bác sỹ Hà Diệu Thúy, và Y sỹ Hà Thanh Tùng người có mặt ngay sau khi điều dưỡng thực hiện y lệnh đã phát tín hiệu cấp cứu khẩn cấp – Báo động đỏ toàn bệnh viện, toàn bộ kíp trực đã được huy động, bệnh nhân được ép tim liên tục, sốc điện, đặt nội khí quản, thở máy PEEP cao, tiêm thuốc vận mạch Noradrenalin, Adrenalin liều cao. Sau gần một giờ ép tim, cấp cứu liên tục bệnh nhân có mạch trở lại nhưng yếu, rời rạc, hôn mê sâu, trước tình trạng cực kỳ nguy kịch của người bệnh, kíp trực đã mời hội chẩn toàn viện với sự tham gia của ban giám đốc. Tất cả đều thống nhất nhận định: Đây là một trường hợp phản vệ nguy kịch, ba loại thuốc đã sử dụng đều đúng phác đồ của bộ y tế nhưng người bệnh không hồi phục mà diễn biến liên tục theo chiều hướng xấu, tiên lượng rất nặng, nguy cơ tử vong cao.
Trước những diễn biến bất lợi như đã mô tả, lãnh đạo bệnh viện đã tổng hợp các diễn biến từ khi tiếp nhận đến giai đoạn hiện tại (Lúc 11 giờ 30 phút ngày 13/5) để báo cáo và xin ý kiến của GS.TS Nguyễn Gia Bình – chủ tịch Hội Hồi sức cấp cứu Việt Nam, Nguyên Trưởng khoa Hồi sức tích cực – BV Bạch Mai (Hà Nội). GS. Bình đồng quan điểm với lãnh đạo và các thầy thuốc của bệnh viện tuyến cơ sở và nhận định: Đây là một trường hợp phản vệ, mặc dù được cấp cứu đúng cách nhưng người bệnh đã rơi vào tình trạng sốc, ngừng tuần hoàn và thuộc loại rất nguy kịch, nguy cơ tử vong rất cao, người bệnh cần được chuyển đến khoa hồi sức tích cực để can thiệp càng sớm càng tốt, nếu về kịp bệnh nhân có thể sẽ áp dụng hồi sinh bằng tim phổi nhân tạo (ECMO).
Và để an toàn hơn trong quá trình vận chuyển, ThS.BS Phạm Thế Thạch, một bác sỹ giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực hồi sức tích cực được GS. Bình điều động lên hỗ trợ các thầy thuốc ở Phú Thọ. Tuy nhiên lúc này, trước áp lực của cuộc chạy đua với thời gian, một bài toán khá mạo hiểm nhưng sẽ an toàn hơn là ở BVĐK Hùng Vương dưới sự hướng dẫn, trợ giúp từ xa của các chuyên gia hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực hồi sức, một xe cứu thương với đầy đủ các trang thiết bị hồi sức gồm: máy thở, máy sốc tim, monitor… toàn bộ các thuốc cấp cứu cần thiết và ê kíp cấp cứu giày dạn kinh nghiệm dưới sự chỉ huy của BS. Lương Minh Tuấn – Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, BVĐK Hùng Vương (Phú Thọ) sẽ vận chuyển bênh nhân về Hà Nội. Ở chiều ngược lại, từ BV Bạch Mai, BS. Phạm Thế Thạch khẩn trương lên xe để về Phú Thọ. Khoảng gần 13 giờ chiều cùng ngày, khi xe cấp cứu đi đến IC9 thuộc địa phận thị xã Phú Thọ, BS. Thạch đã tiếp cận được bệnh nhân. Và cuộc chiến đấu cực kỳ căng thẳng để hồi sinh và giành lại sự sống cho người bệnh được tiếp tục với sự tiếp sức, phối kết hợp cực kỳ hoàn hảo giữa những thầy thuốc ở tuyến cơ sở – BVĐK Hùng Vương và những chuyên gia hàng đầu của khoa HSTC – BV Bạch Mai. Một tiếng sau, bệnh nhân được đưa vào khoa hồi sức BV Bạch Mai trong tình trạng gần như mạch không, huyết áp không… vì trên đường vận chuyển, mặc dù đã làm tất cả những gì mà nền y học hiện đại ngày nay cho phép nhưng thỉnh thoảng bệnh nhân lại ngừng tim… Do đã có sự chuẩn bị từ trước nên ngay lập tức bệnh nhân đã được tập thể các chuyên gia hàng đầu của BV Bạch Mai hồi sức, cấp cứu, 14h30 bệnh nhân được áp dụng biện pháp tim phổi nhân tạo ECMO, lọc máu liên tục…
Tuy nhiên trong suốt gần một tuần tiếp theo, tình trạng bệnh nhân liên tục có những diến biến hết sức bất lợi, bệnh nhân sống phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thống máy ECMO, nhiều lần chúng tôi tưởng như đã hoàn toàn tuyệt vọng, tất cả những gì khoa học, hiện đại nhất mà nền y học hiện đại đang có, tất cả các loại thuốc tốt nhất cũng đã được sử dụng và tất cả trí tuệ của những nhà khoa học hàng đầu của khoa HSTC, khoa tim mạch của bệnh viện Bạch Mai cũng đã được huy động và hơn thế nữa, chúng tôi biết, trong phác đồ điều trị của BN còn có cả ý kiến tham khảo của nhiều nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực tim mạch và hồi sức tích cực của Việt Nam và cả trên thế giới nữa, nhưng trong suốt thời gian đó tất cả chúng tôi chỉ còn biết chờ đợi…Và cuối cùng điều kỳ diệu đã đến, với tất cả những nỗ lực, bằng tất cả lương tâm và trách nhiệm của tập thể thầy thuốc khoa HSTC bệnh viện Bạch Mai, trái tim của bệnh nhân đã có những dấu hiệu hồi phục và hôm nay sau hơn một tháng, bệnh nhân của chúng tôi đã chính thức được ra viện. Có thể nói sự hồi phục tuyệt vời của bệnh nhân vượt ra ngoài khuôn khổ của y văn của khoa học, bởi lẽ như các thầy chia sẻ “Trong cuộc đời làm hồi sức, đây là trường hợp đặc biệt nhất…”
Nhìn lại chặng đường khủng khiếp hơn một tháng qua, kể từ khi sự cố y khoa cực kỳ hy hữu xảy ra tại phòng cấp cứu của bệnh viện Hùng Vương và chúng tôi rút ra được những bài học vô cùng quý báu đó là:
Thứ nhất: Việc nắm chắc cơ sở khoa học, làm chủ các thiết bị kỹ thuật, ứng phó phù hợp với các tình huống, ra y lệnh và thực hiện y lệnh một cách chính xác, kịp thời chắc chắn sẽ là những điều kiện vô cùng cần thiết, bởi lẽ khi tim của người bệnh ngừng đập, việc tuần hoàn máu sẽ bị ngừng trệ, khi đó toàn bộ cơ thể trong đó đó có não và hệ thần kinh không được cấp Oxy và nếu sự ngừng trệ này chỉ kéo dài khoảng 3 đến 5 phút thì tất cả mọi nỗ lực tiếp theo sẽ trở nên vô nghĩa vì lúc đó não và hệ thần kinh đã “CHẾT”, bệnh nhân có sống được cũng chỉ là tồn tại – sống thực vật mà thôi. Trong trường hợp cụ thể này, việc cấp cứu ban đầu trong đó chủ lực là ép tim ngoài lồng ngực đúng kỹ thuật là nhiệm vụ số một. Trong hơn một giờ đầu tại phòng cấp cứu của bệnh viện Hùng Vương và gần ba giờ trên xe cấp cứu khi bệnh nhân chưa được hỗ trợ bởi máy ECMO (Tim phổi nhân tạo) các bác sỹ và điều dưỡng đã làm rất tốt và hiệu quả, việc làm này đã giúp duy trì được tuần hoàn máu, não và hệ thần kinh của người bệnh được cấp đủ 02 và bệnh nhân không bị mất não. Trên thực tế, việc ép tim ngoài lồng ngực trong một thời gian dài như vậy gần như là một điều không thể và như vậy, ngoài câu chuyện khoa học, điều đầu tiên chúng ta rút ra được đó là sự kiên trì, sự quyết tâm, sự không bỏ cuộc.
Thứ hai : Sự kiên trì lại một lần nữa được thể hiện, đó là trong suốt một tuần đầu ở khoa HSTC bệnh viện Bạch Mai, tuy nhiều lúc tất cả các chỉ số sinh tồn của bệnh nhân gần như đã về không nhưng tập thể gồm nhiều nhà khoa học ở đây đã không bỏ cuộc, 24/24 – 24/7 và 24/30, không một giây một phút nào vắng sự theo giõi, can thiệp của các bác sỹ, điều dưỡng …
Thứ ba: Sự hợp tác, tin cậy và kiên trì của người nhà bệnh nhân: Trong cuộc đời làm nghề Y, không phải riêng chúng tôi mà hầu hết các thầy thuốc đều không ít lần phải đối mặt với sự trách móc, thậm chí là cả sự xúc phạm, giằn vặt, tấn công của người nhà bệnh nhân, cũng có những trường hợp tình trạng của bệnh nhân sấu đi do những sai sót chuyên môn nhưng phần lớn là do bệnh tật, đã có lần tôi viết “Thầy thuốc thì không phải là thánh thần nhưng bệnh tật thì luôn là ác quỷ” không phải lúc nào bác sỹ cũng chiến thắng, tuy nhiên trong trường hợp này thì câu chuyện lại hoàn toàn ngược lại, ngay từ khi sự cố mới xẩy ra, trong lúc tính mạng của bệnh nhân được xem như ngàn cân đang treo sợi tóc rồi trong suốt chuỗi ngày căng thẳng tiếp theo, rất nhiều lần chúng tôi chứng kiến người thân của bệnh nhân bật khóc nhưng tuyệt nhiên từ phía họ không một lời trách móc, tất cả người thân của bệnh nhân đều không phải là thầy thuốc, họ sẽ không thể hiểu cặn kẽ thế nào là phản vệ và nguyên nhân nào gây ra sốc… thế nhưng họ đã tin tưởng tuyệt đối vào thầy thuốc, có thể nói sự kiên trì, nhẫn nại, niềm tin và trách nhiệm của tất cả những người thân của bệnh nhân là những hành động đẹp, nó đã thôi thúc chúng tôi phải nỗ lực nhiều hơn và cuối cùng chúng tôi, thầy thuốc bệnh nhân và người thân của bệnh nhân đã chiến thắng, thiết nghĩ, thành công này có được nhờ vào rất nhiều thứ trong đó có sự hiểu biết, sự kiên trì và trách nhiệm của tất cả những người thân của bệnh nhân. Thay mặt các thầy thuốc ở cả hai bệnh viện, tôi cảm ơn họ, cảm ơn những người đã hợp tác và tạo cho chúng tôi những động lực những sức mạnh phi thường để giành chiến thắng. Và tôi thầm ao ước, giá như trong xã hội này, tất cả mọi người đều suy nghĩ và hành động đẹp như vậy thì nghề Y sẽ “Bình an” hơn.
Thứ tư: Và điều cuối cùng tôi muốn chia sẻ đó là lương tâm, tình thương và trách nhiệm. Có thể nói, khi tai biến xẩy ra, với tư cách là người đứng đầu bệnh viện, tôi không thể không lo lắng, về khoa học và pháp lý, chúng tôi không có nhiều băn khoăn, bởi lẽ: Chúng tôi đã làm đúng và làm tất cả những việc có thể,ở Việt Nam và trên thế giới nhũng tình huống tương tự cũng đã xảy ra, bệnh nhân dị ứng với thuốc, với thức ăn, đồ uống, phản vệ rồi sốc, nhiều trường hợp không qua khỏi ngay cả ở những bệnh viện lớn, tuyến trung ương, nhưng điều mà chúng tôi lo lắng nhất là bệnh nhân của chúng tôi còn trẻ quá, đằng sau bạn ấy là cả một tương lai, là trọng trách với gia đình, nếu điều không may xẩy ra, một gia đình cha mẹ sẽ mất con, một người chồng mất vợ và đặc biệt hai đứa trẻ sẽ mấtđi người mẹ mà chúng thương yêu nhất…và suốt những ngày đầu tuy không ở bên cạnh bệnh nhân nhưng tôi vô cùng day dứt… và trong những lúc khó khăn ấy, tôi dã nhận được những lời tâm sự, động viên của các em, những nhân viên của BVHV, những người mà tôi gọi là những thầy thuốc có trái tim nhân hậu:
Ngày 15/5/2018
“…Ngủ thôi chú. Bệnh nhân sẽ ổn thôi. Chú nói với cháu là ở hiền sẽ gặp lành mà. Chú bảo cháu vậy mà. Sao chú không nghỉ ngơi đi. Sức khỏe là thứ không thể phung phí được. Hôm nay cháu gọi điện cho anh Ch… Không biết có phải duy tâm không nhưng sau khi cháu gọi điện thì nghe tin bệnh nhân của mình dưới Bạch Mai có mạch trở lại. Cuộc sống luôn có những phép màu.
Chú ak. Chú là người mang phép màu đến nhiều người… còn cháu. Cháu sẽ cầu cho những phép màu đến với chú. "Người ban phép màu" đến mọi người. Với cháu chú là "người mang phép mau" đó. Mình nghỉ đi chú. Để còn có sk mang nhiều điều đến mọi người và xã hội này nữa.
Còn cháu. Cháu chỉ tin chú. Những việc chú làm chú ak. Chú đừng bảo cháu con nít nhé. Hôm lên phòng nhìn chú khi về cháu đã trốn vào nhà wc khóc. Chú làm gì cũng đc. Nhưng cháu "cấm" chú không được ốm đó.”
Ngày 14/5/2018
“Cháu chào chú cháu biết thời gian này chú đang rất căng thẳng và mệt mỏi
Phải suy nghĩ về sự sinh tồn và phát triển của bệnh viện
Ca BN đang được chăm sóc dưới Hà Nội tuy không phải do mình gây ra nhưng rất nặng và có rất nhiều hệ lụy kéo theo
Nhưng cháu tin dù có chuyện gì đi chăng nữa thì chú và ban lãnh đạo cũng sẽ chèo lái viện ta qua những khó khăn này
Cháu không thể giúp được gì nhiều nhưng cháu mong mọi điều tốt đẹp sẽ đến với Bệnh nhân với chú và với tất cả bệnh viện.
Dù không giúp đc nhiều cho chú nhưng cháu xin hứa sẽ làm tốt công việc được giao.
Cháu mong chú hãy giữ sức khỏe để chèo lái chúng cháu
Chú như người cha chăm lo cho chúng cháu vậy, không ai muốn cha mình ốm đau mêt mỏi hay gặp điều không tốt cả.
Chúng cháu sẽ cố hết sức những gì có thể để không để chú phải lo lăng nhiều….
Cháu chào chú.!”
Tôi không phải tuýp người ủy mỵ, nhưng đọc những bức thư được gửi qua gmail của các bạn ấy tôi không thể cầm được những giọt nước mắt, tôi khóc vì rất nhiều điều nhưng trong đó có sự hạnh phúc nữa, tôi cảm ơn các bạn vì chính những lời chia sẻ mộc mạc ấy đã tiếp thêm sức mạnh để tôi vượt qua mọi khó khăn.
Nếu nói bệnh nhân qua khỏi cơn hiểm ngèo để trở về với gia đình là một phép mầu thì cũng có thể kết luận rằng: Phép mầu đó sẽ chỉ có được khi tất cả chúng ta dù là ai, thầy thuốc, bệnh nhân và người thân của bệnh nhân cần đoàn kết./.
Suốt hơn một tháng qua không biết bao nhieu lần chúng tôi đã khóc và hôm nay, chúng tôi lại… khóc, những giọt nước mắt của những con người chiến thắng, những nụ cười và những giọt nước mắt của đạo đức, của trí tuệ và của lương tri… Trong giây phút tuyệt vời này, cho phép tôi thay mặt bệnh nhân, gia đình, người thân của bệnh nhân, được gửi đến Gs. Tiến sỹ Nguyễn Gia Bình – Một người thầy mang trong mình trái tim nhân hậu, Tiến sỹ Đào Xuân Cơ, Thạc sỹ Phạm Thế Thạch và tập thể các bác sỹ, điều dưỡng… khoa điều trị tích cực bệnh viện Bạch Mai, những con người có tinh thần thép, những con người hàng ngày đã đem tài năng, trí tuệ của mình, để cải tử hoàn sinh cho hàng ngàn bệnh nhân nặng trên mọi miền tổ quốc và trong số những bệnh nhân may mắn ấy có bệnh nhân – người thân của chúng tôi, bệnh nhân Mai Thị L.
Hôm nay, khi mà chúng tôi đã chắc chắn thành công, tuy chưa hoàn toàn bình phục, nhưng bệnh nhân của chúng tôi đã tuyệt đối an toàn, và sắp sửa được trở về với gia đình, nhìn lại những diến biến khi sự cố y khoa xảy ra để rút ra những bài học ở cả khía cạnh khoa học và tính nhân văn, thiết nghĩ nó sẽ là một điều cần thiết và sẽ mang lại những giá trị cho tất cả mọi người, thầy thuốc và cả bệnh nhân…
Trước tiên tôi xin khái quát lại câu chuyện của hơn một tháng trước, câu chuyện xảy ra ngày 13/5/2018:
9 giờ sáng ngày 13/5/2018, Khoa Cấp Cứu và Chống Độc – BVĐK Hùng Vương (Phú Thọ) tiếp nhận bệnh nhân nữ Mai Thị L. (sinh năm 1984, trú tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang) trong tình trạng hoàn toàn tỉnh táo, Glasgow 15 điểm, các chỉ số sinh tồn, mạch, nhiệt độ huyết áp hoàn toàn bình thường, bệnh nhân tự đến bệnh viện bằng xe máy.
Qua khai thác sơ bộ người bệnh kể, trước đó, ngày 10/5 bệnh nhân đi khám và được bác sĩ chẩn đoán viêm dạ dày, qua test HP thấy dương tính, bệnh nhân được chỉ định dùng thuốc Hilan kit dạng uống. Sau dùng thuốc tại nhà chị L. thấy nổi ban đỏ ngoài da, sưng nề nhẹ vùng mặt. Qua điện thoại bệnh nhân được tư vấn có thể chị L. bị dị ứng nên cần tạm dừng sử dụng thuốc và quay trở lại bệnh viện kiểm tra. Tuy nhiên, sau dừng một ngày thấy hiện tượng dị ứng giảm nên chị L. lại tiếp tục sử dụng thuốc, cũng giống như lần trước, sau khi uống các hiện tượng sẩn ngứa, ban đỏ, sưng nề lại xuất hiện với mức độ nhiều, dày, khó chịu hơn lần sử dụng trước, lần này bệnh nhân đã trở lại bệnh viện theo lời khuyên của bác sĩ.
Qua thăm khám, nhận định đây là trường hợp dị ứng với Hilan kit (clazythromycin, metronidazol, pantopeazol) nên bác sĩ Nguyễn Thị Xuân Thủy – Khoa HSCC BVĐK Hùng Vương trực cấp cứu ra y lệnh cho bệnh nhân tiêm tĩnh mạch 01 lọ Dimedrol, 01 lọ Methylprednisolon. Sau tiêm khoảng 20 phút bệnh nhân không những không giảm mà tình trạng dị ứng có chiều hướng tăng lên. Ngoài các triệu chứng ban đầu, xuất hiện thêm tình trạng mẩn ngứa nhiều vùng mặt, phù nhẹ môi, nhận định bệnh nhân có thể đã xuất hiện tình trạng phản vệ với các thuốc chống dị ứng vừa sử dụng và xuất hiện triệu chứng Phù quincke (Phù mạch), mặc dù chưa có những bằng chứng đầy đủ như thở rít, nói ngắt quãng,… nhưng trên lâm sàng bệnh nhân đã có những diễn biến xấu có thể đe dọa đến tính mạng.
BS Thủy tiếp tục ra y lệnh cho sử dụng 01 ống Dimedrol và 1/2 ống Adrenalin, sau dùng thuốc bệnh nhân vẫn tỉnh táo, trả lời đúng các câu hỏi của bác sĩ. Tuy nhiên khoảng 02 phút sau bệnh kêu mệt, khó chịu, choáng váng, chóng mặt và gần như ngay lập tức bệnh nhân rơi vào tình trạng sốc, chân tay co quắp, tím tái, hai mắt trợn ngược, chỉ số SpO2 tụt dần, mạch đập rời rạc rồi ngừng hẳn.
Xác định bệnh nhân đã rơi vào trạng thái sốc, ngừng tuần hoàn nên bác sỹ Hà Diệu Thúy, và Y sỹ Hà Thanh Tùng người có mặt ngay sau khi điều dưỡng thực hiện y lệnh đã phát tín hiệu cấp cứu khẩn cấp – Báo động đỏ toàn bệnh viện, toàn bộ kíp trực đã được huy động, bệnh nhân được ép tim liên tục, sốc điện, đặt nội khí quản, thở máy PEEP cao, tiêm thuốc vận mạch Noradrenalin, Adrenalin liều cao. Sau gần một giờ ép tim, cấp cứu liên tục bệnh nhân có mạch trở lại nhưng yếu, rời rạc, hôn mê sâu, trước tình trạng cực kỳ nguy kịch của người bệnh, kíp trực đã mời hội chẩn toàn viện với sự tham gia của ban giám đốc. Tất cả đều thống nhất nhận định: Đây là một trường hợp phản vệ nguy kịch, ba loại thuốc đã sử dụng đều đúng phác đồ của bộ y tế nhưng người bệnh không hồi phục mà diễn biến liên tục theo chiều hướng xấu, tiên lượng rất nặng, nguy cơ tử vong cao.
Trước những diễn biến bất lợi như đã mô tả, lãnh đạo bệnh viện đã tổng hợp các diễn biến từ khi tiếp nhận đến giai đoạn hiện tại (Lúc 11 giờ 30 phút ngày 13/5) để báo cáo và xin ý kiến của GS.TS Nguyễn Gia Bình – chủ tịch Hội Hồi sức cấp cứu Việt Nam, Nguyên Trưởng khoa Hồi sức tích cực – BV Bạch Mai (Hà Nội). GS. Bình đồng quan điểm với lãnh đạo và các thầy thuốc của bệnh viện tuyến cơ sở và nhận định: Đây là một trường hợp phản vệ, mặc dù được cấp cứu đúng cách nhưng người bệnh đã rơi vào tình trạng sốc, ngừng tuần hoàn và thuộc loại rất nguy kịch, nguy cơ tử vong rất cao, người bệnh cần được chuyển đến khoa hồi sức tích cực để can thiệp càng sớm càng tốt, nếu về kịp bệnh nhân có thể sẽ áp dụng hồi sinh bằng tim phổi nhân tạo (ECMO).
Và để an toàn hơn trong quá trình vận chuyển, ThS.BS Phạm Thế Thạch, một bác sỹ giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực hồi sức tích cực được GS. Bình điều động lên hỗ trợ các thầy thuốc ở Phú Thọ. Tuy nhiên lúc này, trước áp lực của cuộc chạy đua với thời gian, một bài toán khá mạo hiểm nhưng sẽ an toàn hơn là ở BVĐK Hùng Vương dưới sự hướng dẫn, trợ giúp từ xa của các chuyên gia hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực hồi sức, một xe cứu thương với đầy đủ các trang thiết bị hồi sức gồm: máy thở, máy sốc tim, monitor… toàn bộ các thuốc cấp cứu cần thiết và ê kíp cấp cứu giày dạn kinh nghiệm dưới sự chỉ huy của BS. Lương Minh Tuấn – Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, BVĐK Hùng Vương (Phú Thọ) sẽ vận chuyển bênh nhân về Hà Nội. Ở chiều ngược lại, từ BV Bạch Mai, BS. Phạm Thế Thạch khẩn trương lên xe để về Phú Thọ. Khoảng gần 13 giờ chiều cùng ngày, khi xe cấp cứu đi đến IC9 thuộc địa phận thị xã Phú Thọ, BS. Thạch đã tiếp cận được bệnh nhân. Và cuộc chiến đấu cực kỳ căng thẳng để hồi sinh và giành lại sự sống cho người bệnh được tiếp tục với sự tiếp sức, phối kết hợp cực kỳ hoàn hảo giữa những thầy thuốc ở tuyến cơ sở – BVĐK Hùng Vương và những chuyên gia hàng đầu của khoa HSTC – BV Bạch Mai. Một tiếng sau, bệnh nhân được đưa vào khoa hồi sức BV Bạch Mai trong tình trạng gần như mạch không, huyết áp không… vì trên đường vận chuyển, mặc dù đã làm tất cả những gì mà nền y học hiện đại ngày nay cho phép nhưng thỉnh thoảng bệnh nhân lại ngừng tim… Do đã có sự chuẩn bị từ trước nên ngay lập tức bệnh nhân đã được tập thể các chuyên gia hàng đầu của BV Bạch Mai hồi sức, cấp cứu, 14h30 bệnh nhân được áp dụng biện pháp tim phổi nhân tạo ECMO, lọc máu liên tục…
Tuy nhiên trong suốt gần một tuần tiếp theo, tình trạng bệnh nhân liên tục có những diến biến hết sức bất lợi, bệnh nhân sống phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thống máy ECMO, nhiều lần chúng tôi tưởng như đã hoàn toàn tuyệt vọng, tất cả những gì khoa học, hiện đại nhất mà nền y học hiện đại đang có, tất cả các loại thuốc tốt nhất cũng đã được sử dụng và tất cả trí tuệ của những nhà khoa học hàng đầu của khoa HSTC, khoa tim mạch của bệnh viện Bạch Mai cũng đã được huy động và hơn thế nữa, chúng tôi biết, trong phác đồ điều trị của BN còn có cả ý kiến tham khảo của nhiều nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực tim mạch và hồi sức tích cực của Việt Nam và cả trên thế giới nữa, nhưng trong suốt thời gian đó tất cả chúng tôi chỉ còn biết chờ đợi…Và cuối cùng điều kỳ diệu đã đến, với tất cả những nỗ lực, bằng tất cả lương tâm và trách nhiệm của tập thể thầy thuốc khoa HSTC bệnh viện Bạch Mai, trái tim của bệnh nhân đã có những dấu hiệu hồi phục và hôm nay sau hơn một tháng, bệnh nhân của chúng tôi đã chính thức được ra viện. Có thể nói sự hồi phục tuyệt vời của bệnh nhân vượt ra ngoài khuôn khổ của y văn của khoa học, bởi lẽ như các thầy chia sẻ “Trong cuộc đời làm hồi sức, đây là trường hợp đặc biệt nhất…”
Nhìn lại chặng đường khủng khiếp hơn một tháng qua, kể từ khi sự cố y khoa cực kỳ hy hữu xảy ra tại phòng cấp cứu của bệnh viện Hùng Vương và chúng tôi rút ra được những bài học vô cùng quý báu đó là:
Thứ nhất: Việc nắm chắc cơ sở khoa học, làm chủ các thiết bị kỹ thuật, ứng phó phù hợp với các tình huống, ra y lệnh và thực hiện y lệnh một cách chính xác, kịp thời chắc chắn sẽ là những điều kiện vô cùng cần thiết, bởi lẽ khi tim của người bệnh ngừng đập, việc tuần hoàn máu sẽ bị ngừng trệ, khi đó toàn bộ cơ thể trong đó đó có não và hệ thần kinh không được cấp Oxy và nếu sự ngừng trệ này chỉ kéo dài khoảng 3 đến 5 phút thì tất cả mọi nỗ lực tiếp theo sẽ trở nên vô nghĩa vì lúc đó não và hệ thần kinh đã “CHẾT”, bệnh nhân có sống được cũng chỉ là tồn tại – sống thực vật mà thôi. Trong trường hợp cụ thể này, việc cấp cứu ban đầu trong đó chủ lực là ép tim ngoài lồng ngực đúng kỹ thuật là nhiệm vụ số một. Trong hơn một giờ đầu tại phòng cấp cứu của bệnh viện Hùng Vương và gần ba giờ trên xe cấp cứu khi bệnh nhân chưa được hỗ trợ bởi máy ECMO (Tim phổi nhân tạo) các bác sỹ và điều dưỡng đã làm rất tốt và hiệu quả, việc làm này đã giúp duy trì được tuần hoàn máu, não và hệ thần kinh của người bệnh được cấp đủ 02 và bệnh nhân không bị mất não. Trên thực tế, việc ép tim ngoài lồng ngực trong một thời gian dài như vậy gần như là một điều không thể và như vậy, ngoài câu chuyện khoa học, điều đầu tiên chúng ta rút ra được đó là sự kiên trì, sự quyết tâm, sự không bỏ cuộc.
Thứ hai : Sự kiên trì lại một lần nữa được thể hiện, đó là trong suốt một tuần đầu ở khoa HSTC bệnh viện Bạch Mai, tuy nhiều lúc tất cả các chỉ số sinh tồn của bệnh nhân gần như đã về không nhưng tập thể gồm nhiều nhà khoa học ở đây đã không bỏ cuộc, 24/24 – 24/7 và 24/30, không một giây một phút nào vắng sự theo giõi, can thiệp của các bác sỹ, điều dưỡng …
Thứ ba: Sự hợp tác, tin cậy và kiên trì của người nhà bệnh nhân: Trong cuộc đời làm nghề Y, không phải riêng chúng tôi mà hầu hết các thầy thuốc đều không ít lần phải đối mặt với sự trách móc, thậm chí là cả sự xúc phạm, giằn vặt, tấn công của người nhà bệnh nhân, cũng có những trường hợp tình trạng của bệnh nhân sấu đi do những sai sót chuyên môn nhưng phần lớn là do bệnh tật, đã có lần tôi viết “Thầy thuốc thì không phải là thánh thần nhưng bệnh tật thì luôn là ác quỷ” không phải lúc nào bác sỹ cũng chiến thắng, tuy nhiên trong trường hợp này thì câu chuyện lại hoàn toàn ngược lại, ngay từ khi sự cố mới xẩy ra, trong lúc tính mạng của bệnh nhân được xem như ngàn cân đang treo sợi tóc rồi trong suốt chuỗi ngày căng thẳng tiếp theo, rất nhiều lần chúng tôi chứng kiến người thân của bệnh nhân bật khóc nhưng tuyệt nhiên từ phía họ không một lời trách móc, tất cả người thân của bệnh nhân đều không phải là thầy thuốc, họ sẽ không thể hiểu cặn kẽ thế nào là phản vệ và nguyên nhân nào gây ra sốc… thế nhưng họ đã tin tưởng tuyệt đối vào thầy thuốc, có thể nói sự kiên trì, nhẫn nại, niềm tin và trách nhiệm của tất cả những người thân của bệnh nhân là những hành động đẹp, nó đã thôi thúc chúng tôi phải nỗ lực nhiều hơn và cuối cùng chúng tôi, thầy thuốc bệnh nhân và người thân của bệnh nhân đã chiến thắng, thiết nghĩ, thành công này có được nhờ vào rất nhiều thứ trong đó có sự hiểu biết, sự kiên trì và trách nhiệm của tất cả những người thân của bệnh nhân. Thay mặt các thầy thuốc ở cả hai bệnh viện, tôi cảm ơn họ, cảm ơn những người đã hợp tác và tạo cho chúng tôi những động lực những sức mạnh phi thường để giành chiến thắng. Và tôi thầm ao ước, giá như trong xã hội này, tất cả mọi người đều suy nghĩ và hành động đẹp như vậy thì nghề Y sẽ “Bình an” hơn.
Thứ tư: Và điều cuối cùng tôi muốn chia sẻ đó là lương tâm, tình thương và trách nhiệm. Có thể nói, khi tai biến xẩy ra, với tư cách là người đứng đầu bệnh viện, tôi không thể không lo lắng, về khoa học và pháp lý, chúng tôi không có nhiều băn khoăn, bởi lẽ: Chúng tôi đã làm đúng và làm tất cả những việc có thể,ở Việt Nam và trên thế giới nhũng tình huống tương tự cũng đã xảy ra, bệnh nhân dị ứng với thuốc, với thức ăn, đồ uống, phản vệ rồi sốc, nhiều trường hợp không qua khỏi ngay cả ở những bệnh viện lớn, tuyến trung ương, nhưng điều mà chúng tôi lo lắng nhất là bệnh nhân của chúng tôi còn trẻ quá, đằng sau bạn ấy là cả một tương lai, là trọng trách với gia đình, nếu điều không may xẩy ra, một gia đình cha mẹ sẽ mất con, một người chồng mất vợ và đặc biệt hai đứa trẻ sẽ mấtđi người mẹ mà chúng thương yêu nhất…và suốt những ngày đầu tuy không ở bên cạnh bệnh nhân nhưng tôi vô cùng day dứt… và trong những lúc khó khăn ấy, tôi dã nhận được những lời tâm sự, động viên của các em, những nhân viên của BVHV, những người mà tôi gọi là những thầy thuốc có trái tim nhân hậu:
Ngày 15/5/2018
“…Ngủ thôi chú. Bệnh nhân sẽ ổn thôi. Chú nói với cháu là ở hiền sẽ gặp lành mà. Chú bảo cháu vậy mà. Sao chú không nghỉ ngơi đi. Sức khỏe là thứ không thể phung phí được. Hôm nay cháu gọi điện cho anh Ch… Không biết có phải duy tâm không nhưng sau khi cháu gọi điện thì nghe tin bệnh nhân của mình dưới Bạch Mai có mạch trở lại. Cuộc sống luôn có những phép màu.
Chú ak. Chú là người mang phép màu đến nhiều người… còn cháu. Cháu sẽ cầu cho những phép màu đến với chú. "Người ban phép màu" đến mọi người. Với cháu chú là "người mang phép mau" đó. Mình nghỉ đi chú. Để còn có sk mang nhiều điều đến mọi người và xã hội này nữa.
Còn cháu. Cháu chỉ tin chú. Những việc chú làm chú ak. Chú đừng bảo cháu con nít nhé. Hôm lên phòng nhìn chú khi về cháu đã trốn vào nhà wc khóc. Chú làm gì cũng đc. Nhưng cháu "cấm" chú không được ốm đó.”
Ngày 14/5/2018
“Cháu chào chú cháu biết thời gian này chú đang rất căng thẳng và mệt mỏi
Phải suy nghĩ về sự sinh tồn và phát triển của bệnh viện
Ca BN đang được chăm sóc dưới Hà Nội tuy không phải do mình gây ra nhưng rất nặng và có rất nhiều hệ lụy kéo theo
Nhưng cháu tin dù có chuyện gì đi chăng nữa thì chú và ban lãnh đạo cũng sẽ chèo lái viện ta qua những khó khăn này
Cháu không thể giúp được gì nhiều nhưng cháu mong mọi điều tốt đẹp sẽ đến với Bệnh nhân với chú và với tất cả bệnh viện.
Dù không giúp đc nhiều cho chú nhưng cháu xin hứa sẽ làm tốt công việc được giao.
Cháu mong chú hãy giữ sức khỏe để chèo lái chúng cháu
Chú như người cha chăm lo cho chúng cháu vậy, không ai muốn cha mình ốm đau mêt mỏi hay gặp điều không tốt cả.
Chúng cháu sẽ cố hết sức những gì có thể để không để chú phải lo lăng nhiều….
Cháu chào chú.!”
Tôi không phải tuýp người ủy mỵ, nhưng đọc những bức thư được gửi qua gmail của các bạn ấy tôi không thể cầm được những giọt nước mắt, tôi khóc vì rất nhiều điều nhưng trong đó có sự hạnh phúc nữa, tôi cảm ơn các bạn vì chính những lời chia sẻ mộc mạc ấy đã tiếp thêm sức mạnh để tôi vượt qua mọi khó khăn.
Nếu nói bệnh nhân qua khỏi cơn hiểm ngèo để trở về với gia đình là một phép mầu thì cũng có thể kết luận rằng: Phép mầu đó sẽ chỉ có được khi tất cả chúng ta dù là ai, thầy thuốc, bệnh nhân và người thân của bệnh nhân cần đoàn kết./.
Một số hình ảnh buổi lễ tiễn Bệnh nhân Mai Thị L. ra viện tại BV Bạch Mai ngày 22/6:
Giám đốc BVĐK Hùng Vương gửi hoa và cảm ơn tới khoa Hồi Sức Tích Cực BV Bạch Mai
ông Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng cục Khám Chữa Bệnh Bộ Y tế tặng hoa cho các BN nặng được ra viện