Ngày nay, do chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học mà không ít người mắc bệnh béo phì, nhất là trẻ em. Vậy bệnh béo phì là gì? Nguyên nhân do đâu và làm thế nào để phòng ngừa bệnh? Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp ngay trong nội dung bài viết dưới đây.
Bệnh béo phì là gì?
Người béo phì có tình trạng tích mỡ thừa quá mức và gây hại đến sức khỏe. Như vậy, bệnh sẽ thể hiện rõ ở trọng lượng cơ thể so với trọng lượng tiêu chuẩn dựa trên chiều cao của người khỏe mạnh.
Điều này không có nghĩa là người bình thường không có tích tụ mỡ thừa mà trong cơ thể luôn dự trữ lượng mỡ nhất định để cơ thể sử dụng khi cần thiết. Mỡ có thể chuyển hóa thành năng lượng cho hoạt động của các cơ quan và cơ thể, có vai trò giữ nhiệt và bảo vệ các cơ quan khỏi chấn động. Song khi lượng mỡ tích tụ này quá lớn, nó lại cản trở hoạt động của các cơ quan.
Chỉ số cân nặng BMI được sử dụng để phân loại bệnh thừa cân. Công thức tính chỉ số này đơn giản và đánh giá tương đối chính xác lượng mỡ trong cơ thể.
Chỉ số BMI = Cân nặng cơ thể /(Chiều cao x chiều cao) = kg/m2.
Cũng theo phân loại của tổ chức Y tế thế giới WHO, người trưởng thành bình thường có cân nặng vượt quá tiêu chuẩn như sau:
BMI từ 25 – 29.9: thừa cân.
BMI từ 30 trở lên: Béo phì.
Người béo phì thường tích tụ mỡ thừa ở những bộ phận sau của cơ thể đầu tiên: bụng, eo, đùi, ngực,… Người béo phì nghiêm trọng mỡ sẽ tích tụ trên toàn cơ thể.
Nguyên nhân của bệnh béo phì
Bệnh xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, điển hình là kết quả giữa những nguyên nhân và các yếu tố góp phần, bao gồm:
Lười vận động hoặc ít vận động
Hiện nay, nhiều người và nhất là các bạn trẻ thường rất ít vận động. Họ chỉ dán mắt vào smartphone, laptop hoặc xem truyền hình…
Một số người do tính chất công việc luôn phải ngồi một chỗ, khiến cơ thể không thể đốt cháy nhiều calo.
Nếu không tích cực vận động, đi lại, và tập luyện thể dục thể thao thì lượng calo tích tụ lại bên trong cơ thể sẽ ngày càng nhiều. Từ đó hình thành mỡ thừa và dẫn đến béo phì.
Thói quen và chế độ ăn uống không lành mạnh
Ngày nay, thanh thiếu niên và trẻ nhỏ thường rất thích ăn các loại fastfood, trà sữa, các loại thức ăn nhiều calories khác, ít ăn rau và trái cây. Chính vì thế mà không ít trẻ em dễ bị béo phì.
Ngoài ra, nhiều người có thói quen ăn nhiều cơm và tinh bột vào buổi tối, ăn các loại thức ăn chứa nhiều năng lượng và dầu mỡ, uống các loại thức uống có gas…
Đây là những thói quen không tốt và làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Mang thai
Trong thời gian mang thai, lượng nội tiết tố trong cơ thể nữ giới tăng lên, đồng thời do phải nuôi dưỡng thêm một sinh mệnh bé nhỏ nên khẩu phần ăn của bạn sẽ nhiều hơn.
Trọng lượng cơ thể này rất khó mất đi sau khi sinh con. Từ đó góp phần khiến cân nặng tăng nhanh và có thể dẫn đến béo phì ở phụ nữ.
Thiếu ngủ
Ít ai biết rằng nếu bạn ngủ ít hơn 7 tiếng một đêm có thể gây ra những thay đổi về kích thích tố dẫn đến sự thèm ăn.
Chính sự thèm ăn này sẽ khiến bạn nạp một lượng lớn năng lượng vào cơ thể, góp phần làm tăng cân và gây béo phì.
Tác dụng phụ của một số loại thuốc
Các loại thuốc như: thuốc chống trầm cảm, chống động kinh, chống loạn thần, thuốc điều trị tiểu đường… có thể gây ra tác dụng phụ là tăng cân.
Đặc biệt là khi người bệnh có chế độ ăn uống kém khoa học và lười vận động. Tăng cân là yếu tố chính gây ra bệnh béo phì.
Mắc một số bệnh lý
Béo phì còn có thể là do bạn đang mắc phải một số bệnh lý như: Hội chứng Prader – Willi, hội chứng buồng trứng đa nang (nữ giới), hội chứng Cushing và các bệnh khác.
Bên cạnh đó, nếu bạn mắc các bệnh về xương khớp sẽ khiến bạn đi lại khó khăn, khả năng vận động kém nên không đốt cháy được nhiều calo. Vì thế sẽ dẫn đến tình trạng tăng cân và gây béo phì.
Thừa cân béo phì ảnh hưởng như thế nào tới cơ thể?
Cân nặng quá khổ trước hết sẽ khiến người bệnh mất tự tin về ngoại hình bản thân, hơn nữa còn gây tăng nguy cơ mắc bệnh lý nguy hiểm.
Dưới đây là những yếu tố mà béo phì có thể ảnh hưởng tới tâm lý cũng như sức khỏe người bệnh:
Gây cảm giác tự ti
Người béo phì thường mất tự tin trong giao tiếp hàng ngày, với người xung quanh và tình trạng căng thẳng trước đám động,… Điều này ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống cũng như công việc.
Bệnh lý xương khớp
Với lượng mỡ tích tụ lớn trong cơ thể, trọng lượng cao nên hệ xương khớp phải chịu áp lực lớn hơn. Từ đó dễ bị thoái hóa, gây ra các bệnh lý như loãng xương, đau nhức khớp, gout, tổn thương cột sống, đau khớp gối,…
Bệnh tiểu đường
Kết quả các nghiên cứu cho thấy bệnh thừa cân và đái tháo đường có mối liên hệ mật thiết với nhau. Khi bị béo phì thì khả năng mắc bệnh đái tháo đường cũng cao hơn, đi kèm là bệnh rối loạn mỡ máu. Những người bị thừa cân thường có rất nhiều rối loạn chuyển hóa trong cơ thể dẫn đến làm tăng khả năng rối loạn về đường máu, mỡ máu, tăng axit uric…
Bệnh lý tim mạch
Mỡ thừa không chỉ tích lũy trong các mô, tế bào mà còn tăng cao trong máu của người béo phì, gây ra các bệnh rối loạn lipid máu. Tình trạng cholesterol trong máu cao không được kiểm soát sớm sẽ gây xơ vữa mạch máu, nhồi máu cơ tim, đột quỵ,…
Về lâu dài, tim phải hoạt động nhiều hơn để bơm máu đi nuôi cơ thể sẽ gây quá tải. Vì thế người bị béo phì thường mắc bệnh tim mạch, nhất là khi độ tuổi trung niên trở lên.
Xem thêm: Tăng huyết áp – kẻ giết người thầm lặng
Béo phì ảnh hưởng đến chức năng thần kinh ở cả trẻ em và người trưởng thành. Trẻ béo phì thường kém linh hoạt và chỉ số thông minh thấp hơn. Còn người trưởng thành bị béo phì có nguy cơ cao hơn đối mặt với chứng Alzheimer và suy giảm trí nhớ.
Bệnh lý tiêu hóa
Nguyên nhân do mỡ tích tụ bám vào các quai ruột quá mức, làm suy giảm hoạt động và gây ra táo bón, bệnh trĩ. Lâu dài, khi phân và chất thải độc hại tích tụ lâu làm tăng nguy cơ mắc bệnh Ung thư đại tràng.
Rối loạn nội tiết
Tình trạng này ảnh hưởng đến cả hai giới, nữ giới béo phì dễ bị rối loạn kinh nguyệt, khó mang thai, buồng trứng đa nang, có nguy cơ vô sinh cao. Khi đã mang thai, thai phụ cũng dễ bị đẻ khó, con sinh ra có thể bị béo phì di truyền và rối loạn chuyển hóa. Nam giới thường bị yếu sinh lý, vô sinh hiếm muộn.
Bệnh lý hô hấp
Sự tích tụ mỡ quá mức trong lồng ngực, ổ bụng và cơ hoành là nguyên nhân gây ra tình trạng khó thở ở người Thừa cân. Nguy hiểm hơn nếu béo phì nghiêm trọng, khó thở có thể tiến triển nặng hơn gây ra hội chứng Pickwick, khiến bệnh nhân ngưng thở khi ngủ, có nguy cơ gây tử vong.
Bên cạnh đó, hoạt động của các cơ quan của hệ hô hấp do cản trở của mỡ thừa cũng gặp vấn đề, gây triệu chứng ngáy, rối loạn nhịp thở, ngưng thở khi ngủ,…
Ung thư
Khi cholesterol trong máu tăng cao, sự có mặt của mỡ thừa nhiều sẽ khiến hệ miễn dịch hoạt động kém, khả năng kháng bệnh và nguy cơ ung thư sẽ cao hơn. Các nhà nghiên cứu đã tìm ra mối liên hệ giữa bệnh béo phì và ung thư trực tràng, ung thư tử cung, ung thư thực quản, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt,…
Dấu hiệu nhận biết thừa cân
Thông qua chỉ số BMI
Như đã nêu trên, chúng ta có thể nhận biết bệnh thông qua chỉ số BMI. Và đây là chỉ số được các bác sĩ cũng như chuyên gia sức khỏe sử dụng để xác định một người nào đó có bị thừa cân, béo phì hay không.
Công thức tính chỉ số BMI như sau: BMI = cân nặng/ (chiều cao)2 (cân nặng tính bằng kg và chiều cao tính bằng mét).
Nếu chỉ số BMI từ 30 trở lên được coi là béo phì, trên 40 được xem là béo phì nặng hoặc béo phì bệnh hoạn – chứng béo phì này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Thị lực kém
Khi bị bệnh lượng đường trong cơ thể tăng cao làm tròng mắt bị giãn ra, khiến thị lực giảm đi. Ngoài ra còn gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh thị giác.
Vì thế, nếu thị lực kém không phải do mắc các bệnh về mắt thì hãy nghĩ ngay đến bệnh béo phì nhé.
Thường xuyên đói bụng
Thường xuyên và dễ đói bụng cũng là một trong những dấu hiệu nhận biết bệnh béo phì.
Điều này được lý giải như sau: béo phì ngăn chặn glucose đi vào các tế bào, khi đó cơ thể không thể chuyển hóa thức ăn thành năng lượng hỗ trợ các hoạt động hàng ngày.
Viêm da
Béo phì khiến lượng đường tăng cao không chỉ gây giãn tròng mắt mà còn khiến khả năng bảo vệ da giảm xuống, làm tăng nguy cơ bị viêm da.
+ Theo một vài số liệu thống kê cho thấy những ai bị bệnh béo phì rất khó phục hồi khi bị viêm da hoặc viêm nhiễm đường sinh dục.
Tê mỏi tay chân
Khi bị béo phì, lượng đường trong máu tăng cao sẽ phá hoại các dây thần kinh và mạch máu vận chuyển thức ăn để nuôi sống các dây thần kinh đó. Vì thế, khi bị béo phì sẽ dễ bị tê mỏi tay chân hơn người bình thường.
Dễ bị rối loạn cảm xúc và bối rối
Béo phì ảnh hưởng trực tiếp đến sự nhanh nhẹn và khả năng tập trung. Do đó người bệnh béo phì thường hay bị lẫn lộn, rối loạn cảm xúc và kém tập trung hơn những người khác.
Rối loạn cương dương (chỉ gặp ở nam giới)
Theo khảo sát và thống kê cho thấy, có khoảng 35% – 75% nam giới mắc bệnh béo phì bị rối loạn cương dương hay thậm chí là bị liệt dương, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống tình dục.
Mệt mỏi và dễ cáu gắt
Người bị bệnh béo phì thường có biểu hiện mệt mỏi vì glucose không thể đi vào bên trong cơ thể và cung cấp năng lượng mà cơ thể cần. Bên cạnh đó, người bệnh còn thường xuyên cáu gắt dù chỉ là việc nhỏ.
Luôn khát nước
Một biểu hiện thường thấy ở người bệnh là họ dễ bị khô miệng và thường xuyên khát nước.
Làm thế nào có thể giảm tình trạng bệnh béo phì?
Thừa cân và béo phì, cũng như các bệnh liên quan phần lớn có thể phòng ngừa được bằng cách chọn lựa thực phẩm lành mạnh và hoạt động thể chất thường xuyên là lựa chọn dễ dàng nhất (lựa chọn dễ tiếp cận nhất, có sẵn và giá cả phải chăng), do đó ngăn ngừa thừa cân và béo phì.
Để có một sức khỏe tốt và vóc dáng ưa nhìn, bạn cần nắm được béo phì là gì và duy trì cân nặng ở mức ổn định phù hợp là điều cần thiết.
Hãy thực hiện những điều sau để có một cơ thể khỏe mạnh:
Chế độ sinh hoạt lành mạnh
Giữ tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng.
Không ngồi quá lâu, nên đứng dậy đi lại vận động hoặc thể thao nhẹ nhàng.
Theo dõi cân nặng thường xuyên để điều chỉnh chế độ ăn và luyện tập.
Chế độ ăn uống khoa học
Cần ăn đủ bữa, đúng giờ, đặc biệt không bỏ bữa ăn sáng vì nó khiến cơ thể mệt mỏi, kích thích ăn nhiều hơn ở những bữa sau.
Kiêng thực phẩm chế biến sẵn, nội tạng động vật, nước ngọt có ga, rượu bia,…
Tăng cường ăn trái cây, rau xanh để bổ sung chất xơ.
Luyện tập thường xuyên
Nên tạo thói quen tập thể dục mỗi ngày để cơ thể săn chắc, hạn chế tích tụ mỡ thừa.
Không nên tập luyện quá sức, tham khảo chế độ tập phù hợp với sức khỏe và điều kiện giờ giấc làm việc của bản thân.
Những môn thể thao phù hợp: tập gym, yoga, bơi, chạy bộ, đi bộ,…
Nắm được béo phì là gì và những ảnh hưởng nghiêm trọng của bệnh đến sức khỏe sẽ giúp bạn phòng bệnh một cách chủ động. Hãy thực hiện chế độ sinh hoạt lành mạnh, khoa học để phòng ngừa bệnh, kiểm soát cân nặng và chất béo trong cơ thể tốt hơn.