Axit gây bỏng đáng sợ chỉ sau 5 giây

- 10 lượt xem - Tin tức

Khoảng 20h40p, Khoa Cấp Cứu – Bệnh Viện Đa Khoa Hùng Vương  đã tiếp nhận ba nạn nhân T.A (9 tuổi), D.T.C (26 tuổi) , và N.X.L (28 tuổi) vào viện cấp cứu do bị bỏng acid. Cháu T.A. bị bỏng nặng vùng mặt, cổ áo cháy xém, hai mắt nhìn mờ, anh L. bị bỏng ở vùng mặt phải, mắt phải nhìn mờ, còn chị C. thì nhẹ hơn khi chỉ bị vài vết bỏng nhẹ ở mặt. các nạn nhân bị hoảng loạn về tinh thần.

Sau khi được các Bác sỹ và Điều dưỡng trực cấp cứu của Bệnh Viện sơ cứu và chống sốc kịp thời, các nạn nhân đã ổn định hơn và được đưa đi Bệnh Viện Bỏng Quốc Gia để được điều trị tiếp.

 

Bệnh viện Đa Khoa Hùng Vương sẽ tiếp tục cập nhật tình trạng của các nạn nhân trên.

 

Bị tạt axít hay bỏng hóa chất nếu được sơ cứu đúng cách trước khi được cấp cứu ở bệnh  viện sẽ giảm đau đớn rất nhiều.

Khi bạn gặp phải một nạn nhân bị tạt axit, hãy nhanh chóng tiến hành những biện pháp sơ cấp cứu nhanh nhất có thể để giúp nạn nhân bớt đau đớn và giảm mức độ tổn thương.

– Xịt nước ấm vào khu vực tiếp xúc với axit trong ít nhất là 20 – 30 phút. Nếu vẫn còn đau, hãy tiếp tục xịt nước.

– Nếu vùng tiếp xúc với axit là mắt, cố gắng giữ cho mắt mở trong lúc xịt nước để rửa sạch hoàn toàn axit.

– Nếu có nước muối trung tính, có thể sử dụng thêm nhưng không ngừng xịt nước.

– Gọi cấp cứu và tiếp tục xịt nước cho đến khi cấp cứu tới.

– Trong khi xịt nước, gỡ bỏ quần áo, giầy, trang sức… bị dính axit đang tiếp xúc với da.

– Giữ phần quần áo, giày, trang sức… bị tiếp xúc với axit trong túi bóng để làm bằng chứng.

Tips những điều tránh làm và nên làm

– Không cố gắng cởi phần quần áo dính với vết bỏng. Bạn có thể khiến nạn nhân đau đớn hơn và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

– Xịt nước liên tục. Nước sẽ làm loãng nồng độ axit và nếu bạn xịt càng nhiều, nồng độ axit càng giảm và sẽ trở nên không còn có thể gây bỏng nữa.

– Không ngâm vết thương trong nước. Nên nhớ, vết thương do axit gây ra rất dễ bị nhiễm trùng đấy.

– Không sử dụng đá chườm lên vết thương. Nó có thể làm tổn thương da.

– Không sử dụng khăn lau có sợi. Các sợi có thể dính vào vết bỏng và gây đau đớn cho nạn nhân khi lấy ra và cũng làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn vào vết thương nữa.

– Không bóp hay làm vỡ các bong bóng nước.

– Không sử dụng bơ, dầu, kem đánh răng bôi lên vết bỏng. Chúng sẽ dính vào vết thương và gây đau đớn cho nạn nhân.

– Nếu nạn nhân ngừng thở, hãy tiến hành hô hấp nhân tạo ngay.

– Hãy cho họ uống thuốc giảm đau nếu thấy cần thiết.

Back To Top