Người phụ nữ 48 tuổi này đến phòng cấp cứu sau ít nhất là một ngày bị đau tai dữ dội. Sau khi tháo máy trợ thính, các bác sĩ thấy đầy dịch máu trong ống tai và nguyên nhân là một con giòi còn sống. Da phủ ở đáy ống tai, gần sát với màng nhĩ đã bị “gặm thủng”.
Theo các bác sĩ, da trong tai của người phụ nữ này trở nên kém nhạy cảm do bà đeo máy trợ thính quá thường xuyên, cóp phần tạo nên môi trường ấm hơn trong tai – nơi cư trú lý tưởng cho ấu trùng ruồi. Các bác sĩ đã ghi lại được hình ảnh con giòi bò trong ông tai trước khi gắp bỏ nó. Tình trạng đau tai đã nhanh chóng biến mất và sau hai tuần dùng kháng sinh tại chỗ, ống tai của bệnh nhân đã liền hoàn toàn.
Mặc dù tình trạng côn trùng và những động vật khác xâm nhập vào cơ thể người khá phổ biến ở các nước có khí hậu nhiệt đới, song nguyên nhân do ruồi rấm thì rất hiếm gặp. Loại côn trùng hay “chu du” nhiều nhất trong tai của người là gián, thường là khi đang ngủ. Gián rất thích bò ở những nơi nhỏ và tối, đúng với mô tả về ống tai của người.
Các bác sỹ thường sử dụng kẹp hoặc nước hay nước muối để đưa con vật ra. Nhưng nếu những phương pháp này không có tác dụng, bệnh nhân có thể phải mổ. Ấu trùng ruồi có thể nhiễm vào những vết thường hở hoặc đào hang trên da khi đi chân trần trên đất bẩn có trứng ruồi.
Ở những vùng có bệnh do ấu trùng ruồi, mọi người nên đóng kín cửa sổ và nằm màn khi ngủ. Nếu có phơi quần áo thì nên là trước khi mặc.
Thùy Linh
Theo MedicalDaily