Bệnh chân – tay – miệng diễn biến nặng thời điểm giao mùa

- 15 lượt xem - Tin hoạt động, Tin tức
Tại Việt Nam, Tay – Chân – Miệng là bệnh lưu hành quanh năm nhưng tăng mạnh nhất vào hai thời điểm tháng 3-5 và tháng 9-12. Trẻ nhũ nhi và trẻ em nhỏ là những đối tượng dễ mắc bệnh nhất.
Thông thường, bệnh sẽ diễn tiến vài ngày cho đến một tuần với những dấu hiệu như:
 Sốt
 Đau họng và khó ăn hoặc uống.
 Tổn thương ở miệng: Khởi đầu như là những bóng nước nhỏ, về sau phát triển thành các vết loét màu vàng.
 Các nốt ban đỏ và bóng nước: Có thể xuất hiện ở bàn tay, bàn chân và đôi khi ở mông, ban đỏ có thể lan rộng toàn thân.
Tuy nhiên gần đây, Khoa Nhi – BVĐK Hùng Vương tiếp nhận một số bệnh nhi bị tay chân miệng kèm bội nhiễm, tình trạng sốt cao liên tục. Chính vì vậy các bác sĩ khuyến cáo bố mẹ:
 Khi trẻ mắc Tay – Chân – Miệng ba mẹ nên làm:
 Đưa trẻ đến thăm khám với bác sĩ Nhi khoa
Sau khi được thăm khám với bác sĩ Nhi khoa, bác sĩ sẽ tư vấn bé có cần nhập viện điều trị hay có thể được chăm sóc và điều trị tại nhà.
 Chăm sóc trẻ bị Tay-Chân-Miệng tại nhà
Điều quan trọng nhất là đảm bảo cho trẻ uống đủ dịch trong ngày và giảm đau, hạ sốt.
 Trong quá trình chăm sóc trẻ bị Tay-Chân-Miệng tại nhà, ba mẹ cần chú ý các dấu hiệu nguy hiểm phải đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay như sau: Sốt cao khó hạ, lừ đừ, hay quấy khóc bất thường, nhức đầu, giật mình nhiều, run cơ, yếu chi đi đứng loạng choạng, thở mệt, ói nhiều hay không thể uống đủ nước.
Ba mẹ đừng quên vào các ngày cuối tuần tại Bệnh viện đa khoa Hùng Vương, chuyên gia Bệnh viện Nhi TW sẽ trực tiếp khám và điều trị cho các bé. Các mẹ liên hệ tổng đài 18009415 để đặt lịch khám cùng chuyên gia nhé!
Back To Top