Tại Việt Nam, sau ung thư gan, ung thư phổi là căn bệnh nguy hiểm thứ hai ở cả nam và nữ. Vậy ung thư phổi là gì? Ung thư phổi có mấy giai đoạn, triệu chứng, nguyên nhân ung thư phổi như thế nào?
Xem thêm: UNG THƯ GAN LÀ GÌ?
Ung thư phổi là gì?
Ung thư phổi là loại ung thư khởi phát từ phổi hay còn được gọi là khối u ác tính ở đường hô hấp. Bệnh xảy ra khi một khối u ác tính hình thành trong phổi, phát triển nhanh về kích cỡ dẫn tới xâm lấn, chèn ép các cơ quan xung quanh. Hai lá phổi trong lồng ngực có chức năng hấp thụ oxy khi hít vào và thải carbon dioxide (CO2) khi thở ra.
Nguyên nhân gây bệnh?
Bệnh nhân bị ung thư phổi bởi những nguyên nhân sau:
- Hút thuốc lá: hiện nay, 90% bệnh nhân bị ung thư phổi bởi hút thuốc lá, 4% bệnh nhân do hít phải số lượng đáng kể khói thuốc hàng ngày.
- Môi trường làm việc là yếu tố dễ gây ra bệnh ung thư phổi. Các tác nhân từ môi trường gây ung thư phổi như: khói bụi, những người làm việc trong môi trường luyện thép, niken, crom và khí than.
- Tiếp xúc với tia phóng xạ: đây là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh ung thư, trong đó có ung thư phổi. Bệnh nhân làm việc trong các mỏ uranium, fluorspar và hacmatite có thể tiếp xúc với tia phóng xạ do hít thở không khí có chứa khi radon.
Các dấu hiệu ung thư phổi thường gặp
Về cơ bản, các triệu chứng của 2 loại u phổi ác tính này là tương tự nhau. Những biểu hiện ban đầu có thể nhận thấy thường là:
- Ho kéo dài;
- Ho có đờm hoặc máu;
- Đau ngực trầm trọng hơn khi thở sâu, cười hoặc ho;
- Khàn tiếng;
- Hụt hơi;
- Thở khò khè;
- Suy nhược và mệt mỏi;
- Chán ăn dẫn đến sụt cân.
Ở giai đoạn đầu, người bệnh cũng có thể bị nhiễm trùng đường hô hấp tái phát như viêm phổi hoặc viêm phế quản kèm theo. Khi khối u lan rộng, một loạt triệu chứng khác sẽ xuất hiện, phụ thuộc vào vị trí khối u mới hình thành. Cụ thể, nếu khối u xuất hiện ở:
- Hạch bạch huyết: người bệnh có hiện tượng nổi u, đặc biệt ở cổ hoặc xương đòn;
- Xương: người bệnh cảm thấy đau xương, nhất là ở lưng, xương sườn hoặc hông;
- Não hoặc cột sống: triệu chứng có thể là nhức đầu, chóng mặt, dễ mất thăng bằng hoặc tê tay/chân’
- Thực quản: gây khó nuốt;
- Gan: người bệnh bị vàng da và mắt.
Các khối u xuất hiện trên đỉnh phổi có thể gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh ở mặt, dẫn đến tình trạng sụp mí mắt, đồng tử nhỏ, không đổ mồ hôi ở một bên mặt, đau nhức vai. Những triệu chứng này được gọi là hội chứng Horner. Nếu khối u đè lên tĩnh mạch lớn làm nhiệm vụ vận chuyển máu giữa đầu, cánh tay và tim sẽ dẫn đến tình trạng sưng mặt, cổ, ngực trên và cánh tay.
Ngoài ra, đôi lúc tế bào ung thư phổi còn khiến cơ thể tạo ra một chất tương tự như hormone, gây nên một loạt triệu chứng gọi là hội chứng paraneoplastic, bao gồm:
- Yếu cơ;
- Buồn nôn và nôn;
- Giữ nước trong cơ thể;
- Huyết áp cao;
- Đường huyết cao;
- Lú lẫn;
- Co giật;
- Hôn mê.
Các phương pháp chẩn đoán
Khi có các dấu hiệu nghi ngờ trên, đặc biệt trên những bệnh nhân hút thuốc lá lâu năm hoặc sống chung với người hút thuốc lá, bạn cần đến cơ sở y tế để được làm các xét nghiệm chẩn đoán và phân biệt với các bệnh lý khác. Chẩn đoán sớm có ý nghĩa quan trọng trong việc phát hiện, điều trị bệnh kịp thời.
– Cắt lớp vi tính lồng ngực (CT scanner): giúp bác sĩ phát hiện các bệnh lý ở xương sườn, màng phổi, nhu mô phổi, phế quản, mạch máu, tim, trung thất,… So với chụp X-quang, chụp CT có thể phát hiện được cả các khối u kích thước nhỏ, xác định tốt đặc điểm khối u, tình trạng hạch trung thất qua đó giúp đánh giá giai đoạn bệnh.
– Chụp X-quang ngực: là phương pháp chụp các cơ quan, xương bên trong lồng ngực. X-quang là một loại tia năng lượng có khả năng đi qua cơ thể và hiển thị hình ảnh của khu vực bên trong cơ thể trên phim chụp. Phương pháp này có thể phát hiện bất thường hoặc khối u trên phổi nhưng có thể bỏ qua những khối u có kích thước quá nhỏ. Vì vậy, bên cạnh chụp X-quang ung thư phổi, người bệnh thường được chỉ định kết hợp với chụp CT lồng ngực.
– Nội soi phế quản: Được chỉ định cho hầu hết những trường hợp u có khối u phổi. Bằng cách sử dụng một ống soi mềm có đèn chiếu sáng đưa vào khí quản qua mũi, bác sĩ có thể quan sát được hình dạng và kích thước khối u, khoảng cách của khối u đến vị trí ngã ba khí quản, đặc biệt có thể sinh thiết khối u khi cần thiết.
– Mô bệnh học: Là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán xác định ung thư phổi. Các bác sĩ có thể sinh thiết lấy một mẩu khối u qua nội soi phế quản với u trung tâm hoặc sinh thiết xuyên thành ngực với u ngoại vi để làm xét nghiệm.
– Các chất chỉ điểm u như SCC, CEA, Cyfra 21-1, NSE tăng đóng vai trò định hướng đến ung thư phổi.
– Nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm, bệnh nhân ung thư phổi có thể được phẫu thuật để kéo dài sự sống, tỷ lệ sống trên 5 năm xấp xỉ 40 đến 50%. Tuy nhiên, bệnh nhân bị ung thư phổi nếu phát hiện ở giai đoạn muộn thì tiên lượng không mấy khả quan.
– Để phát hiện sớm ung thư phổi, người dân cần đi kiểm tra sức khỏe định kỳ tại các cơ sở y tế uy tín.
– Khám chuyên khoa: Khách hàng sẽ được bác sĩ chuyên khoa ung bướu khám và tư vấn, phát hiện huyết áp cao, rối loạn nhịp tim, thừa cân, béo phì….
– Xét nghiệm máu tổng quát, bao gồm: tổng phân tích tế bào máu ngoại vi; đánh giá lượng đường trong máu; đánh giá các bệnh về gan, thận, tim; đánh giá tình trạng rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch,…
– Xét nghiệm nước tiểu: Xét nghiệm nước tiểu 11 thông số, phát hiện một số bệnh của thận và đường tiết niệu.
– Xét nghiệm chỉ điểm U: Định lượng CEA, Cyfra 21-1, NSE,SCC là chất chỉ điểm ung thư, hỗ trợ chẩn đoán, theo dõi, tiên lượng ung thư phổi.
– Chẩn đoán hình ảnh: Chụp X-quang phổi thẳng và nghiêng, chụp cắt lớp vi tính lồng ngực để phát hiện sớm và chính xác khối u về các bệnh lý về phổi và lồng ngực.
Các biện pháp điều trị bệnh
Bệnh ung thư phổi có nhiều giai đoạn khác nhau. Với mỗi giai đoạn bệnh cần có phương pháp điều trị cụ thể.
– Phương pháp phẫu thuật loại bỏ khối u: phương pháp này có hiệu quả nhất khi khối u còn nhỏ, chưa bị di căn. Để có thể phẫu thuật, bệnh nhân cần có thể trạng cơ thể tốt.
– Phương pháp điều trị bằng tia xạ: được áp dụng nhằm phá hủy khói u khi còn nhỏ và chưa có di căn hoặc làm hạn chế sự phát triển của khối u lớn. Phương pháp điều trị tia xạ có thể giúp kéo dài sự sống của bệnh nhân, rất ít khi chữa khỏi bệnh.
– Điều trị bằng hóa chất: có đến 80-90% bệnh nhân bị ung thư phổi giảm bệnh khi tế bào còn nhỏ và được sử dụng hóa chất để điều trị. Các trường hợp ở giai đoạn muộn, hóa chất chỉ có tác dụng giảm nhẹ triệu chứng và kéo dài sự sống.
– Phương pháp điều trị hỗ trợ: được sử dụng cho những bệnh nhân ở giai đoạn cuối của bệnh, chỉ có thể chăm sóc bệnh nhân, điều trị triệu chứng và làm giảm đau.
– Liệu pháp miễn dịch tự thân: Đột phá trong điều trị ung thư- bao gồm ung thư phổi, giúp nâng cao hiệu quả điều trị cũng như chất lượng sống của người bệnh.
Cách phòng tránh ung thư phổi
Không có cách nào để ngăn ngừa ung thư ác tính ở phổi tuyệt đối, nhưng bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh nếu:
– Tránh xa thuốc lá: Nếu bạn chưa bao giờ hút thuốc, đừng thử. Nếu đã hút thuốc trong nhiều năm, hãy ngừng ngay. Bên cạnh đó, cần hạn chế tiếp xúc với khói thuốc bằng cách vận động người thân không hút thuốc, đeo khẩu trang mỗi khi ra đường và tránh đến các khu vực có nhiều người hút thuốc, chẳng hạn như quán bar, nhà hàng, quán cà-phê…
– Kiểm tra mức độ radon trong nhà: đảm bảo nó luôn ở ngưỡng an toàn.
– Tránh các chất gây khối u tại nơi làm việc: Nếu phải làm việc trong môi trường có chất độc hại làm tăng nguy cơ ung thư ác tính ở phổi, hãy thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ mình khỏi tiếp xúc với chúng. Những biện pháp này bao gồm đeo khẩu trang, mặc đồ bảo hộ…
– Có chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả: Việc tuân thủ thực đơn đa dạng các loại rau củ quả, hạn chế thịt đỏ và các loại thịt đã qua chế biến đã được chứng minh làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, trong đó có bệnh u phổi cấp tính.
– Tập thể dục đều đặn: Nguy cơ mắc bệnh cùng nhiều loại u độc khác sẽ giảm khi vận động thường xuyên. Hãy cố gắng tập thể dục tối thiểu 30 phút/ngày, với bất kỳ hình thức nào: đi bộ, đạp xe, yoga, nhảy dây, bơi lội…
Để đặt lịch khám tầm soát ung thư cũng như các bệnh khác với các chuyên gia giàu kinh nghiệm của Hệ thống y tế Hùng Vương, xin vui lòng liên hệ tổng đài 18009415.