Axit amin là thành phần cấu tạo nên các protein trong cơ thể. Theo đó, khi ăn đồ giàu chất đạm (protein) như thịt, cá, trứng, sữa,… các protein này sẽ được phân hủy bởi dịch vị tiêu hóa trong dạ dày thành phân tử nhỏ (axit amin). Sau đó, các axit amin này lại được tổng hợp trở lại để hình thành nên nhiều loại protein của cơ thể.
Axit amin có hai loại tự tổng hợp và phải bổ sung từ bên ngoài, gọi là axit amin thiết yếu. Trong đó, loại tổng hợp (dispensable amino acid) nghĩa là cơ thể có thể tự tổng hợp được từ các nguyên liệu sẵn có (các axit béo, amiac, amid…). Nhóm này gồm các axit amin như arginin, taurin, cystein, tyrosin…
Loại cơ thể không tự tổng hợp được (axit amin thiết yếu – essential amino acid – EAA) rất cần thiết cho cơ thể trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Cơ thể không thể tự tổng hợp được mà phải thường xuyên đưa từ bên ngoài vào. 8 axit amin thiết yếu gồm leucin, isoleucin, lysine, phenylalanine, threonin, tryptophan, valin, methionon.
Dưới đây là 4 tác dụng điển hình của axit amin với sức khỏe:
– Tạo kháng thể miễn dịch, chống lại các tác nhân gây bệnh (thời tiết, vi khuẩn, virus…): Protein là một thành phần chính của các tế bào bạch cầu, nhiệm vụ chống lại vi khuẩn. Đây cũng là dưỡng chất cần thiết cho sự hình thành kháng thể, giúp bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây bệnh bên ngoài, làm giảm tình trạng nhiễm trùng và các loại bệnh.
– Tham gia vào các hoạt động chuyển hóa và giúp cơ thể phát triển bình thường: Cấu tạo men tế bào quyết định toàn bộ các phản ứng chuyển hóa của cơ thể, chúng cũng là một phần của các enzyme và hệ thống nội tiết bảo vệ các cơ, xương, hệ thống máu cùng tế bào khác trong cơ thể. Axit amin còn mang oxy đi khắp cơ thể và góp phần vào hoạt động cơ bắp. Chất này tham gia vào toàn bộ phản ứng chuyển hóa của cơ thể: glucid, chất đường, đạm, nước và muối khoáng… Khi cơ thể bị thiếu hụt, sẽ làm mất cơ khiến thể chất yếu ớt, mệt mỏi, suy giảm sức đề kháng, trí nhớ suy giảm, kém tập trung…
– Hình thành protein và nuôi dưỡng cơ thể: Protein chiếm khoảng 35% khối lượng của các tế bào thần kinh. Đây là chất dinh dưỡng đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện chức năng tư duy, lưu trữ và tái hiện thông tin, trí nhớ của não. Một số axit amin tham gia vào cấu trúc của sợi tóc, giúp chúng mọc lại sau khi cắt tỉa. Thiếu các axit amin này tóc trở nên yếu và chậm phát triển, da khô, nhiều nếp nhăn.
Đối với trẻ nhỏ, khi đang trong quá trình sinh trưởng và phát triển, việc bổ sung đầy đủ các axit amin rất cần thiết. Bởi khi cơ thể thiếu một trong bất kỳ axit amin nào đều gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Bé có thể bị suy giảm sức đề kháng, trí nhớ suy giảm, kém tập trung, tóc gãy rụng nhiều, các cơ teo lại, ốm yếu, phát sinh nhiều bệnh tật nguy hiểm.
Để trẻ phát triển toàn diện, khỏe mạnh, phòng ngừa còi cọc, ốm yếu, bệnh tật cha mẹ cần bổ sung đầy đủ các axit amin thiết yếu bằng một chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý.