Hóc dị vật ở trẻ em – Những điều cần biết

- 19 lượt xem - Chưa phân loại

 Tất cả những việc làm này đều dẫn đến hậu quả là gây tổn thương cho vùng hầu họng của trẻ. Cũng có trường hợp vô tình gây ra những tình huống nguy hiểm hơn, như đẩy dị vật đi sâu hơn vào bên trong, ảnh hưởng đến hệ hô hấp, khiến cho trẻ khó thở, có thể gây ra tình trạng ngưng thở, ảnh hưởng đến việc điều trị về sau khó khăn hơn, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Nhận biết trẻ hóc dị vật

Một số tình huống thường gặp như khi trẻ đang chơi, đang ăn, đột nhiên trẻ ho sặc sụa, tím tái, khó thở, ngạt thở, trợn mắt, trẻ cố ho, khạc để tống dị vật ra ngoài. Tình trạng này có thể chỉ thoáng qua rồi tự hết, nhưng có những trường hợp trẻ ngưng thở và tử vong ngay sau đó.

 

hoc di vat o tre em1

Cần làm gì khi trẻ hóc dị vật?

Khi trẻ hóc, dị vật sẽ đi vào vùng hầu họng, rất nguy hiểm khi dị vật này rơi vào hệ hô hấp như khí quản, phế quản của trẻ.

Đối với trẻ dưới 2 tuổi, chúng ta có thể để trẻ trên 1 cánh tay, sau đó vỗ lưng, ấn ngực trẻ. Cho trẻ nằm sấp bên tay trái, dùng bàn tay giữ đầu của trẻ. Dùng mu tay bên tay phải, ấn vào giữa 2 bả vai. Đây là biện pháp vỗ lưng ấn ngực, và thực hiện 5 lần liên tục cho dị vật văng ra. Nếu dị vật vẫn chưa văng ra, chuyển trẻ qua tay bên phải, cho trẻ nằm ngửa, lúc này bàn tay tiếp cận vào vùng thượng vị của trẻ, ấn 5 lần cho dị vật văng ra.

 

hoc di vat o tre duoi 2 tuoi



Đối với trẻ trên 2 tuổi: khi trẻ có biểu hiện khó thở, ho nhiều, chúng ta xử lý bằng biện pháp Heimlich: Đứng đằng sau trẻ, 1 tay đặt ở vùng thượng vị của trẻ, tay còn lại đè lên trên tay kia, và dùng một lực thật mạnh hướng từ phía trước ra phía sau, từ dưới lên trên. Làm như vậy liên tục cho đến khi dị vật văng ra ngoài.

 

hoc di vat o tre tren 2 tuoi
  • Phụ huynh, người chăm sóc trẻ cần chú ý, bất cứ vật gì cũng có thể là nguy cơ làm trẻ bị hóc: đầu bút bi, những viên bi, hạt của một số loại trái cây như hạt nhãn, hạt sapoche, hay những mảnh nhỏ của đồ chơi,… Do đó, khi cho trẻ chơi đồ chơi, cần lựa chọn những loại đồ chơi phù hợp với lứa tuổi.
  • Nên dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, nhằm tránh trẻ nhặt phải những vật dụng nhỏ đó đưa vào miệng.
  • Khi cho trẻ ăn những loại trái có hạt cứng, hạt dưa, hạt bí,… cần tách bỏ hạt, vỏ trước khi đưa cho trẻ. Tốt nhất là đừng cho trẻ ăn những món nhỏ, trơn, dễ hóc.
  • Luôn quan sát trẻ, không để trẻ một mình.

Khi phát hiện trẻ bị hóc di vật

  • Không nên cho trẻ uống nước.
  • Cần giữ bình tĩnh, tránh móc dị vật bằng tay hay những vật dụng có sẵn trong nhà (thìa, muỗng, nhíp,…). Phương pháp xử lý trên có thể gây tổn thương cho vùng hầu họng, đồng thời gây ra những tình huống nguy hiểm hơn cho tình trạng hóc dị vật như đẩy dị vật đi sâu hơn vào bên trong, ảnh hưởng đến hệ hô hấp, khiến cho trẻ khó thở, có thể gây ra tình trạng ngưng thở, ảnh hưởng đến việc điều trị về sau khó khăn hơn, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
  • Nếu trẻ vẫn tỉnh táo, không có tình trạng khó thở, thì giữ nguyên ở tư thế ngồi, nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
  • Nếu trẻ có biểu hiện tím tái, khó thở, thậm chí ngưng thở thì sau khi gọi xe cấp cứu, cần phải tiến hành những bước xử lý hóc dị vật cho trẻ trong thời gian đợi xe tới.
  • Cách tiếp cận đối với dị vật là vật thể lỏng sẽ khác với những vật thể đặc, ở dạng rắn. Thông thường, ở vật thể lỏng ta thường gặp các tình huống như sặc nước, sặc sữa ở các trẻ, do nhiều nguyên nhân khác nhau như bú bình với tốc độ nhanh, sai tư thế,… Khi xảy ra sặc sữa, có khả năng sữa sẽ trào hết vùng hầu họng và ra vùng mũi. Cần tiếp cận ngay với trẻ, hút hết sữa ở vùng mũi và hầu họng bằng miệng, sau đó đặt đầu bé nằm nghiêng cho sữa chảy ra hết. Không được dùng tay hay những vật dụng để hút hay kích thích vùng hầu họng của trẻ.
Back To Top