Những mức độ đánh giá vết thương khi bị bỏng và cách sơ cứu ban đầu đúng cách.
Bỏng độ 1 ( tương đối nhẹ): vết bỏng chỉ có màu đỏ, không có mụn nước nổi rộp.
Bỏng độ 2: vết bỏng ngoài màu đỏ, xuất hiện nốt phồng rộp, da mặt ngoài bị bong lột hoặc trôi mất, có thể nhìn thấy màu hồng của thịt bên trong, có nhiều chất lỏng rỉ ra ngoài;
Nếu xuất hiện như hiện tượng bỏng độ 2 nêu trên, có thể nhìn thấy thịt bên trong có màu loang lổ trắng – đỏ và rỉ nước dịch màu. Đó là biểu hiện vết bỏng sâu và nghiêm trọng hơn độ 2, nên đến bệnh viện điều trị.
Bỏng độ 3 (nặng nhất): vết bỏng nặng hơn nữa, thịt bên trong có màu nâu đỏ hoặc xám, hoặc nhợt nhạt, không có nhiều chất lỏng chảy ra. Cần đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện để được cấp cứu.
Xử lý vết thương bỏng theo 3 bước: (1) cởi, (2) rửa hoặc ngâm, (3) che đậy.
Bước 1: Khi bị bỏng cần cởi ngay quần áo nếu nó đang làm che vết bỏng. Khi bị bỏng trên người thông qua lớp quần áo, nếu không cởi, nước nóng thấm vào quần áo sẽ làm cho vết bỏng ngấm lâu và nóng thêm —> tăng mức độ bỏng
Bước 2: Những vết bỏng có diện tích nhỏ, hoặc chưa nghiêm trọng, nên nhanh chóng ngâm hoặc chườm nước lạnh, điều này có thể làm nguội, giảm nhiệt gây hại cho da, đồng thời còn làm giảm đau hiệu quả. Bạn cũng có thể vừa cởi quần áo, vừa ngâm nước lạnh hoặc cho tay chân xả dưới vòi nước, cũng có thể ngâm từ 30-90 phút (nhiệt độ nước là 15 ~ 20℃).Chú ý phải dùng nước sạch.
Bước 3: Khi vết thương nặng phải vào viện điều trị, nên che vết thương trong quá trình di chuyển để tránh vi khuẩn có thể xâm nhập vào vết thương trên đường đi.
Tuyệt đối không được tự bôi dầu, các loại thuốc nước…lên vết bỏng. Việc làm này sẽ vô tình làm nghiêm trọng vết bỏng hơn và có thể gây nhiễm trùng.