Bệnh thiếu men G6PD ở trẻ em

- 800 lượt xem - Chưa phân loại

Ngày 11/12/2016 bệnh viện Hùng Vương có tiếp nhận bệnh nhân NVA 16 tháng tuổi vào viện trong tình trạng mệt lả, ăn kém, sốt cao từng cơn, đại tiện phân sậm màu, tiểu sậm màu như cà phê, vàng da toàn thân, vàng mắt, lách to, niêm mạc nhợt, mạch nhanh, tim có tiếng thổi tâm thu. Xét nghiệm có tình trạng thiếu máu nặng HGB: 50G/L   HCT: 13,5%    MCV: 76,3. Trước đó gia đình có cho trẻ ăn quả đậu nhà tự trồng cách 2 ngày, tiền sử gia đình hoàn toàn khỏe mạnh, không ai mắc bệnh lý gì đặc biệt trước đó. Sau khi nhận định đây là tình trạng thiếu máu nặng cấp tính do tan máu các bác sĩ khoa Nội, khoa hồi sức đã tích cực điều trị truyền máu, bù dịch, theo dõi sát toàn trạng và làm thêm các xét nghiệm chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh. Sau 2 ngày bệnh nhân tiến triển tốt hơn, niêm mạc hồng hơn, lách giảm kích thước, da đỡ vàng, phân và nước tiểu nhạt màu hơn. Sau 8 ngày điều trị bệnh nhân đã được ra viện, chỉ số HGB: 123 g/l. Bệnh nhân được chẩn đoán thiếu men G6PD với chỉ số men G6PD chỉ có 0,53 trong khi trị số bình thường là >7. Đây chỉ là 1 trong số nhiều trường hợp thiếu men G6PD được phát hiện và điều trị kịp thời tại bệnh viện đa khoa Hùng Vương.

 

BỆNH THIỂU MEN G6PD

Là bệnh di truyền lặn liên quan NST X

Tần số mắc bệnh: Trên thế giới tỷ lệ mắc G6PD khoảng 1/3500, tỷ lệ nam cao hơn nữ. Tại Việt Nam theo 1 số thống kê tỷ lệ mắc thiếu men G6PD ở Việt Nam khoảng 1/100, trong đó tập trung nhiều hơn ở các dân tộc Mường, Thái, Dao, Tày.



Men G6PD là men xúc tác cho quá trình chuyển Glucose 6 phosphate thành 6 phospho gluconate đồng thời giúp chuyển NADP thành NADPH. NADPH có vai trò trong tổng hợp Glutathione giúp bền vững màng tế bào trước các tác nhân gây oxy hóa. Do hồng cầu không thể tạo NADPH bằng con đường khác nên dễ bị vỡ, phá hủy khi tiếp xúc với tác nhân gây Oxy hóa nếu thiếu men G6PD hơn các tế bào khác trong cơ thể.



Cơ chế di truyền

Một trẻ mắc bệnh thiếu men G6PD hoàn toàn có thể được sinh ra bởi cả bố và mẹ không có biểu hiện bệnh.

g6pd_02

Biểu hiện lâm sàng

  • Vàng da sơ sinh kéo dài
  • Thiếu máu do tán huyết cấp tính
  • Thiếu máu do tán huyết mạn tính
  • Vàng da sơ sinh kéo dài
  • Có thể biểu hiện sớm trong 24h – 48h đầu. Bilirubin trong máu tăng cao có thể gây biến chứng vàng da nhân não.
  • Thiếu máu tán huyết cấp tính
  • Do cơ thể phản ứng với 3 loại nguyên nhân: thuốc có tính oxy hóa, ăn đậu tằm hoặc nhiễm trùng
  • Biểu hiện: Hội chứng vàng da, hội chứng thiếu máu, lách to
  • Thiếu máu do tán huyết mãn tính
  • Một số trường hợp hiếm gặp tình trạng tan máu mãn tính do thiếu men G6PD, thường là do đột biến gen hiếm gặp

Chẩn đoán

Có nhiều phương pháp chẩn đoán bệnh

  • Thường được sử dụng nhất là lấy mẫu máu xét nghiệm đo hoạt độ men G6PD
  • Xét nghiệm phân tử dựa trên kỹ thuật PCR tìm gen đột biến gây bệnh thiếu men G6PD

Điều trị

  • Bệnh thiếu men G6PD là do sai khác về gen nên hiện tại vẫn chưa có phương pháp điều trị triệt để
  • Nếu phát hiện sớm và có các biện pháp chăm sóc đúng cách thì người bệnh thiếu men G6PD sẽ có thể có cuộc sống như bình thường
  • Điều trị khi trẻ thiếu men G6PD có triệu chứng thiếu máu do tan máu: Truyền máu nếu cần

 

Lưu ý về chế độ dinh dưỡng

Người thiếu men G6PD cần tránh tuyệt đối hoặc hạn chế sử dụng 1 số thực phẩm dưới đây                 

 

Thực phẩm không an toàn

Hình ảnh minh họa

Mức độ ảnh hưởng

Họ đậu và cácsản phẩm từ Đậu [1,4]

Đậu dâu tằm (Fava)

g6pd, men g6pdg6pd, men g6pd

Tác nhân gây oxi hóa rất mạnh, có thể gây tử vong

⇒  Kiêng tuyệt đối

Đậu tương (Đậu nành – Soybean)

g6pd, men g6pdmen g6pd, g6pd

Chứa chất gây oxy hóa

⇒  Tránh sử dụng

Đậu đen (Black Bean)

men g6pd, g6pdg6pd, men g6pd

⇒  Hạn chế sử dụng

Đậu xanh (Mung Bean)

men g6pd, g6pdmen g6pd, g6pd

⇒  Hạn chế sử dụng

Đậu đỏ (Red Bean)

men g6pd, g6pdmen g6pd, g6pd

⇒  Hạn chế sử dụng

Đậu phộng (Peanut)

men g6pd, g6pdg6pd, men g6pd

⇒  Hạn chế sử dụng

Đậu Hà Lan (Peans)

men g6pd, g6pdmen g6pd, g6pd

⇒  Hạn chế sử dụng

Đậu ván trắng (Hyacinth Bean)

men g6pd, g6pdmen g6pd, g6pd

⇒  Hạn chế sử dụng

Đậu Đũa (Cowpea)

men g6pd, g6pdmen g6pd, g6pd

⇒  Hạn chế sử dụng

Đậu rồng (Đậu Khế)

men g6pd, g6pdmen g6pd, g6pd

⇒  Hạn chế sử dụng

…..

 

 

Việt Quất (Blueberry) [2,3]

men g6pd, g6pdmen g6pd, g6pd

⇒  Hạn chế sử dụng

Mướp Đắng (Bitter Melon) [3] 

men g6pd, g6pd

⇒  Hạn chế sử dụng

Màu thực phẩm (Đặc biệt là màu xanh) [1,3]  

men g6pd, g6pd

⇒  Hạn chế tiếp xúc

Một số thực phẩm có chứa Sulfite [1,3]

Khoai tây chiên

men g6pd, g6pd

Sulfite là chất có tính oxy hóa

⇒  Hạn chế sử dụng

Sốt cà chua đóng hộp

men g6pd, g6pd

Rau Diếp

men g6pd, g6pd

…..

 

Nước Tonic [1,2]

men g6pd, g6pd

Chứa thành phần quinine (chất oxy hóa)

⇒  Hạn chế sử dụng

Bạc Hà  [1,2,3]

Gồm một số chất có thành phần methol

Tác động nhẹ, có thể sử dụng với lượng nhỏ

Vitamin K  [1]

 

⇒  Hạn chế sử dụng

Hành Tây (onion)  [5,6]

men g6pd, g6pd

Chứa hợp chất 4-aminophenyi disulfide – hợp chất gây oxy hóa

⇒  Hạn chế sử dụng

…….

       Bảng này chỉ bao gồm một số thực phẩm thông dụng được khuyến cáo có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ bị mắc bệnh thiếu men G6PD. Danh sách tiếp tục được bổ sung. 



Lưu ý về sử dụng thuốc và hóa chất

  Khuyến cáo tránh tuyệt đối Hạn chế sử dụng
Thuốc giảm đau, hạ sốt Acetanilid, Antipyrine, Ibuprofen, Phenacetin (Acetophenetidin), Probenecid, Metamizol Acetylsalicylic acid (Aspirin), Aminophenazone (Aminopyrine), Phenazone (Antipyrine)
Thuốc chống viêm Mesalazine, Nimesulide, Celebrex Colchicine, Phenylbutazone, Acid tiaprofenic
Thuốc kháng sinh Acetylphenylhydrazine, Furazolidone, Ciprofloxacin, Paraminosalicylic Acid Isoniazid, Norfloxacin

 
Thuốc chống sốt rét Mepacrine, Pamaquine, Pentaquine, Primaquine, Chloroquine, Quinacrine Proguanil (Clorguanidine), Pyrimethamine, Quinidin, Quinine, Trimethoprim
Thuốc kháng histamin Astemizol

 
Antazoline, Diphenhydramine, Trihexyphenidyl
Thuốc chống trầm cảm Lamotrigine, Mirtazapine  
Vitamins   Vitamin K
Thuốc chống dị ứng   Tripelennamine
Thuốc chống co giật   Phenytoin
Thuốc tim mạch   Procainamide
Sulfonamide Dapsone (Diaphenylsulfone), Sulfacetamide, Sulfadimidine, Sulfafurazole, Sulfamethoxazole, Sulfapyridine, Sulfasalazine, Sulfanilamide, Tamsulosin Sulfacytine, Sulfadiazine, Sulfamerazine, Sulfamethoxypyridazine (Kynex)
Kháng khuẩn Levofloxacin, Moxifloxacin, Acid Nalidixic, Nitrofurantoin, Nitrofurazone, Perfloxacin, Sulfathiazole, Sulfoxone Chloramphenicol, Streptomycin
Hóa trị liệu Doxorubicin, Sulfanilamide  
Ung thư bạch cầu Rasburicase  
Thuốc lợi tiẻu Furosemide  
Điều trị Parkinson   Dopamine, Trihexyphenidyl
Điều trị đai tháo đường Glyburide, Glibenclamid, Metformin, Sulfonylurea  
Khác Beta-naphthol, Brinzolamide, Menadiol Sodium Sulfate (Vitamin K4 sodium sulfate), Menadione Natri Bisulfit (Vitamin K3 natri bisulfit), Dimercaprol, Glucosulfone, Henna, Isobutyl Nitrite, Menadione (Menaphtone), Method, Methylene blue, Naphthalene (có trong Băng phiến hay còn gọi là viên long não) , Niridazole, Urate Oxidase, Para-aminobenzoic Acid, Phenazopyridine,

Phenylhydrazine, Stibophen, Toluidine Blue, Trinitrotoluene
Sulfaguanidine, Probenecid

 

 

Hiện tại bệnh viện đa khoa tư nhân Hùng Vương đang triển khai chương trình sàng lọc nhằm phát hiện sớm 1 số bệnh lý bẩm sinh bao gồm cả thiếu men G6PD ở trẻ sơ sinh, nếu được phát hiện sớm trẻ có thể có cuộc sống như bình thường. Do vậy các bậc phụ huynh cho trẻ tham gia chương trình sàng lọc để phát hiện bệnh trong thời kỳ sơ sinh là việc rất nên được lưu tâm.

 

Back To Top