Vitamin A
Tên hóa học của vitamin A là retinol. Quá trình phát hiện ra vitamin A có nguồn gốc từ nghiên cứu vào khoảng năm 1906, là vitamin đầu tiên được phát hiện. Trong cơ thể vitamin A tham gia vào hoạt động thị giác, giữ gìn chức phận của tế bào biểu mô trụ. Một trong những biểu thị đầu tiên của thiếu hụt vitamin A là thị lực suy giảm, cụ thể là suy giảm nhẹ thị lực gọi là quáng gà, bệnh khô mắt.
Vitamin A được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm: Gan, lòng đỏ trứng, bơ, sữa, pho mát, rau muống, rau ngót, rau cải xanh, bí đỏ, cà rốt, xoài…
Tuy nhiên do vitamin A hòa tan trong chất béo, việc thải lượng dư thừa đã hấp thụ vào từ ăn uống là khó khăn hơn so với các vitamin hòa tan trong nước như các vitamin B và C.
Do vậy, quá liều có thể dẫn tới ngộ độc vitamin A. Nó có thể gây buồn nôn, vàng da, dị ứng, chứng biếng ăn, nôn mửa, nhìn mờ, đau đầu, tổn thương cơ và bụng, uể oải và thay đổi tính tình.
β-carotene
Beta caroten là một tenpen. Nó là một trong hơn 600 loại carotenoid tồn tại trong tự nhiên. Carotenoid là những chất có màu vàng, cam và hơi pha đỏ. Nó có nhiều trong thực vật mà không hề xuất hiện trong động vật cũng như các thực phẩm có nguồn gốc động vật. Beta caroten còn là tiền chất của vitamin A nhưng nó không chỉ có vai trò như những gì mà vitamin A có mà còn sở hữu những hoạt dụng sinh học rộng rãi khác.
Thực phẩm có nguồn β-carotene phong phú nhất là các loại rau màu xanh lá cây và màu vàng, và các loại trái cây màu cam như cà rốt, rau bina, rau diếp, khoai tây, khoai lang, bông cải xanh, dưa đỏ…
Vitamin C
Vitamin C cũng rất có lợi cho mắt. Nếu có thể có chế độ dinh dưỡng giàu Vitamin C có nguy cơ hình thành đục thủy tinh thể và thoái hóa võng mạc giảm đi rất nhiều so với những người nhập ít hơn. Bên cạnh đó, chất chống oxy hóa này làm chậm tiến trình đục thủy tinh thể và cải thiện thị lực.
Thực phẩm chứa nhiều vitamin C nhất phải kể đến quả sơri, sau đó là ổi, ớt, quả hồng vàng, bông cải xanh, dâu tây, cam, cải xoăn, súp lơ, kiwi…