Nguyên tắc khi chế biến thực phẩm cần nhớ:
– Rửa tay trước và sau khi chế biến thực phẩm là quan trọng.
– Không để nước thực phẩm tươi sống nhỏ/rơi vào thực phẩm đã chín hoặc ăn liền như: hoa quả, các thành phần trộn nôm
– Rửa tay, quầy bếp, các dụng cụ chế biến như: dao, thớt bằng xà phòng và nước ngay lập tức sau khi dùng xong. Nơi chế biến thực phẩm cần cao ráo sạch sẽ.
– Rã đông thực phẩm trong tủ lạnh, không bao giờ rã đông ở nhiệt độ phòng. Khi sử dụng lò vi sóng để rã đông thịt, cá nên nấu ngay lập tức sau rã đông.
– Luôn rửa sạch bằng xà phòng/ tráng nước sôi, để khô dụng cụ làm bếp, đặc biệt là dao thớt sau khi
Khi nấu cần nhớ:
– Nấu thật kỹ thực phẩm. Nếu có vi khuẩn gây bệnh thì nấu chín kỹ cũng sẽ tiêu diệt được chúng
– Phải nấu kỹ thịt gà, lợn, bò, cá… không để thịt còn đỏ ở bên trong
– Nấu liên tục cho đến chín, không nấu nửa chừng hoặc từng phần và khi nấu xong không để nồi thức ăn trên bếp.
– Khi sử dung lò vi sóng, nên sử dụng các đồ chứa an toàn cho lò vi sóng. Các hộp nhựa chuyên dùng cho lò vi sóng, có nắp đậy đưa vào lò chỉnh nhiệt độ để bảo đảm thức ăn chín kỹ
Khi bày mâm cần nhớ:
– Rửa tay trước khi bày mâm hoặc trước khi ăn
– Bày thức ăn trong các dụng cụ sạch và để nơi cao ráo sạch sẽ tránh bụi, chó mèo…
– Không bao giờ để thức ăn/thực phẩm có mối nguy tiềm ẩn (bao gồm cả sống và chín) quá 2 giờ ở nhiệt độ phòng
– Bảo quản thực phẩm/thức ăn nóng ở nhiệt độ trên 60 độ C. Và thực phẩm/ thức ăn lạnh ở nhiệt độ dưới 4 độ C.
Cách xử lý thức ăn thừa:
– Rửa tay trước và sau khi sử lý thức ăn thừa
– Sử dụng các dụng cụ: bát đĩa.. sạch
– Chia thức ăn thừa thành từng phần nhỏ và cho vào các hộp đựng thực phẩm để làm lạnh nhanh
– Làm lạnh ngay thức ăn trong vòng 2 giờ sau khi nấu
– Trước khi ăn phải đun nóng lai thức ăn ở nhiệt độ trên 80 độ C. Với súp, nước sốt và nước thịt phải đun sôi. Sai sót phổ biến nhất là làm lạnh thức ăn thừa quá muộn.
Điều ghi nhớ
– Từ lúc mua thực phẩm tới khi chế biến xử lý tại nhà nên bảo quản thịt tươi sống: lợn, gà, bò, cá hải sản… riêng tránh tiếp xúc với hoa quả tươi
– Đặt thịt, hải sản tươi sống ở nơi thấp nhất trong rổ đi chợ, tủ lạnh… để tránh nhỏ nước, tiếp xúc với các thực phẩm khác
– Bảo đảm thực phẩm được giữ lạnh từ cửa hàng về nhà. Nên tính toán thời gian đi chợ để bảo đảm thực phẩm đã mua không vào “Vùng nguy hiểm”
– Kiểm tra bao gói, thời hạn sử dụng để bảo đảm thực phẩm còn tốt
– Bảo đảm chắc chắn bạn có đủ chỗ bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh. Thức ăn nên để ở nơi cao, khô ráo,sạch sẽ bảo đảm tránh bụi, súc vật: chó mèo. chuôt…
– Cần ăn ngay sau khi nấu tránh để thức ăn đã nấu chín lâu quá 2 giờ ở nhiệt độ phòng.
Theo Vnmedia