Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), vắc-xin viêm gan B là một trong những vắc-xin an toàn, thậm chí trẻ sinh non, sinh thiếu cân cũng không có chống chỉ định. Tiêm vắc-xin viêm gan B có thể gây phản ứng thông thường như đau tại chỗ (3%-9%), sốt trên 37,7 độ C và có sốc phản vệ nhưng rất hiếm gặp, chỉ khoảng 1/600.000 liều.
Sốc phản vệ sau khi tiêm vắc-xin có xảy ra nhưng cực kỳ hiếm…. và Việc tiêm phòng vắc-xin trong thời gian qua góp phần tích cực phòng ngừa một số bệnh lưu hành tại cộng đồng. Tuy nhiên, thực tế đã xảy ra một số trường hợp sốc phản vệ với loại vacxin này, đặc biệt là ở trẻ em. Điển hình, Trưa ngày 22/7/2016, Khoa Hồi Sức Cấp Cứu và Chống Độc BVĐK Hùng Vương đã tiếp nhận bé Lê Khánh A. 18 giờ tuổi, ở Yên Sơn – Tuyên Quang trong tình trạng Da toàn thân nổi nhiều ban hồng dạng sung huyết, Trẻ khóc rên, Phản xạ sơ sinh kém, Tím toàn thân, Nhịp thở nhanh, SpO2 có dấu hiệu tụt,…. Các bác sỹ đã thăm khám và thống nhất chẩn đoán: Sơ sinh 18 giờ tuổi, tình trạng phản vệ Vaccin phòng Virut viêm gan B.
Theo lời người nhà của trẻ kể lại: Trẻ là con đầu, mẹ sinh mổ vì thai to ngôi không lọt, sau đẻ trẻ ổn định, chỉ định tiêm Vaccin Virut Viêm gan B, sau tiêm trẻ xuất hiện tím tái, quấy khóc, phản xạ sơ sinh kém. Cha mẹ trẻ đã đưa ngay vào bệnh viện Đa Khoa Hùng Vương để cấp cứu.
Các bác sỹ BVĐK Hùng Vương do đã được các bác sỹ đến từ khoa điều trị tích cực BV Bạch Mai – Hà Nội tập huấn rất kỹ lưỡng về phác đồ xử trí sốc phản vệ của Giáo sư – Tiến sỹ Nguyễn Gia Bình – chủ tịch hội Hồi Sức Cấp Cứu Việt Nam, Adrenalin 1mg/ml (Adrenalin – BFS ) 1mg/ml x 1 Ống (Tiêm bắp 1/4 ống), Cho trẻ Thở oxy và Theo dõi Mạch, SpO2 trên Monitor nên trẻ đã được cấp cứu rất kịp thời, chỉ ít phút sau trẻ đã tự thở, Da hồng, các ban hồng đã mất, SpO2 có oxy 96-97 %, bệnh nhân đã dần ổn định.
Các bác sỹ trực cấp cứu tiếp tục mời các bác sỹ hội chẩn cấp bệnh viện và chuyển trẻ sang khoa Hồi Sức Tích Cực, nơi mà đã được lãnh đạo BVĐK Hùng Vương trang bị đầy đủ các phương tiện, thiết bị máy móc y tế để trẻ được chăm sóc và điều trị một cách tốt nhất.
Bệnh nhi nhanh chóng được chuyển sang khoa Hồi Sức Tích Cực, trẻ đã tỉnh, Phản xạ sơ sinh tốt, Tại vị trí nốt tiêm chỉ còn dấu hiệu sưng nề rộng khoảng 3cm, đã ỉa phân su, trẻ hết sốt. Hiện tại, tình trạng sức khỏe đã tiến triển tốt, có thể ra viện trong 1 – 2 ngày tới.
***
Tỷ lệ tai biến sau tiêm cao
Vắc-xin viêm gan B bắt đầu được sử dụng từ năm 1997 tại một số tỉnh trong Chương trình tiêm chủng mở rộng. Từ năm 2003, vắc-xin này được đưa vào sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng trên cả nước. Từ năm 2007 đến nay, Công ty Vắc-xin và sinh phẩm y tế số 1 (đơn vị sản xuất vắc-xin này) đã cung cấp khoảng 4,5 – 5 triệu liều mỗi năm trước khi sử dụng văcxin Quinvaxem (tháng 6/2010) và 1,2 triệu liều mỗi năm sau khi sử dụng Quinvaxem.
Năm 2007-2008, Việt Nam từng ghi nhận gần 10 ca tai biến sau tiêm vắc-xin viêm gan B. Trong các ngày 20 và 21/7/2015, đã có 4 trẻ (3 trẻ ở Quảng Trị, 1 trẻ ở Bình Thuận) tử vong sau khi tiêm vắc-xin này. So với con số mà WHO đưa ra thì tỷ lệ phản ứng sau tiêm như trên cao hơn hẳn.