Tại sao trẻ bị viêm tai giữa?
Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ chưa phát triển đầy đủ, không đủ sức chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn
Trẻ có cấu trúc tai chưa hoàn chỉnh.
Tai trong của trẻ sẽ được kết nối với mặt sau của cổ họng thông qua ống thính giác. Bình thường ống thính giác mở cho phép chất lỏng và tạp chất thoát ra ngoài. Khi ống này bị đóng, các chất thải không thoát được và dẫn đến vi khuẩn sẽ kẹt lại bên trong tai, gây nhiễm trùng.
Ống thính giác ở bé ngắn và nằm ngang hơn người lớn nên dễ bị tắc.
Biến chứng của một số bệnh lý tai mũi họng như viêm, viêm VA, viêm amidan, viêm xoang…
Trẻ có cấu trúc tai chưa hoàn chỉnh.
Tai trong của trẻ sẽ được kết nối với mặt sau của cổ họng thông qua ống thính giác. Bình thường ống thính giác mở cho phép chất lỏng và tạp chất thoát ra ngoài. Khi ống này bị đóng, các chất thải không thoát được và dẫn đến vi khuẩn sẽ kẹt lại bên trong tai, gây nhiễm trùng.
Ống thính giác ở bé ngắn và nằm ngang hơn người lớn nên dễ bị tắc.
Biến chứng của một số bệnh lý tai mũi họng như viêm, viêm VA, viêm amidan, viêm xoang…
Cảnh báo 8 dấu hiệu của bệnh viêm tai giữa ở trẻ em
– Sốt có thể lên tới hơn 39 độ C
– Dùng tay dụi hoặc kéo vành tai
– Trằn trọc, khó ngủ và hay quấy khóc
– Chán ăn, ăn không ngon miệng
– Nôn ói hoặc tiêu chảy
– Chảy mủ, dịch từ ống tai ngoài
– Kém phản ứng với âm thanh
– Triệu chứng đau tai,đau đầu hoặc giảm thính lực tạm thời thường xảy ra ở trẻ lớn
Điều trị viêm tai giữa ở trẻ em
Viêm tai giữa cấp thường chia làm ba giai đoạn: giai đoạn xung huyết, giai đoạn ứ mủ và giai đoạn vỡ mủ. Tùy vào từng giai đoạn mà sẽ có cách điều trị khác nhau. Khoảng 2/3 số trường hợp viêm tai giữa cấp là do vi khuẩn gây ra, thường gặp nhất là phế cầu.
Vậy có cần dùng kháng sinh điều trị trẻ bị viêm tai giữa?
Quyết định dùng kháng sinh phụ thuộc
– Tuổi của trẻ: Trẻ dưới 2 tuổi viêm tai cần dùng kháng sinh ngay
– Mức độ nặng của Viêm tai giữa (được chẩn đoán chắc chắn bởi bác sỹ):
Viêm tai nặng, viêm tai có chảy dịch tai: Cần dùng kháng sinh ngay
Viêm 2 tai không chảy dịch tai hay viêm 1 bên tai không chảy dịch tai: Tuỳ lứa tuổi lựa chọn dùng kháng sinh hoặc theo dõi
Thời gian điều trị kháng sinh
Trẻ dưới 2 tuổi: 10 ngày
Trẻ 2-5 tuổi: 7 ngày
Trẻ từ 6 tuổi: 5-7 ngày
Giảm đau
Paracetamol hoặc Ibuprofen
Thuốc nhỏ tai
Chích màng nhĩ
Trẻ 2-5 tuổi: 7 ngày
Trẻ từ 6 tuổi: 5-7 ngày
Giảm đau
Paracetamol hoặc Ibuprofen
Thuốc nhỏ tai
Chích màng nhĩ
Phòng ngừa viêm tai giữa ở trẻ em
Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những trẻ mắc bệnh cảm lạnh.
Giữ ấm cho trẻ.
Cho bé bú mẹ để giúp nâng cao sức đề kháng. Ngoài ra khi bú sữa bình, sữa có thể đổ và chảy vào tai trẻ. Do đó, mẹ nên cho bé bú ở tư thế ngồi.
Không cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá
Kiểm tra xem bé đã tiêm phòng phế cầu, vắc xin cúm chưa. Tiêm vắc xin có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh hô hấp ở trẻ em.
Tóm lại, bệnh viêm tai giữa ở trẻ có thể chữa trị được và không gây biến chứng nguy hiểm nếu cha mẹ phát hiện sớm những dấu hiệu của bệnh và đưa trẻ tới cơ sở y tế để có phương án xử trí khoa học cũng như có sự theo dõi của bác sỹ.
Giữ ấm cho trẻ.
Cho bé bú mẹ để giúp nâng cao sức đề kháng. Ngoài ra khi bú sữa bình, sữa có thể đổ và chảy vào tai trẻ. Do đó, mẹ nên cho bé bú ở tư thế ngồi.
Không cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá
Kiểm tra xem bé đã tiêm phòng phế cầu, vắc xin cúm chưa. Tiêm vắc xin có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh hô hấp ở trẻ em.
Tóm lại, bệnh viêm tai giữa ở trẻ có thể chữa trị được và không gây biến chứng nguy hiểm nếu cha mẹ phát hiện sớm những dấu hiệu của bệnh và đưa trẻ tới cơ sở y tế để có phương án xử trí khoa học cũng như có sự theo dõi của bác sỹ.