Thuốc viên nano đồng nghĩa với việc không còn cần đến kim tiêm
Ngành vật lý cấp độ nano đã cho các phần tử nano các đặc tính khác thường hơn các phân tử lớn hơn. Chúng không chỉ hoạt động khác biệt mà còn vận hành theo cách mới. Hàng năm trời qua, các nhà khoa học đã có thể phân phối thuốc nano thông qua việc tiêm, nhưng liên tục thất bại khi đến thời điểm chuyển các phần tử nano thành viên thuốc. Mặc dầu kích cỡ nhỏ, các phần tử nano không có khả năng thẩm thấu xuống đường ruột, nơi được tạo thành từ các tế bào biểu mô gắn với nhau thành một rào cản không thể vượt qua.
Tuy nhiên, trong năm qua, một đội ngũ các nhà nghiên cứu cuối cùng đã giải quyết được rào cản này khi họ phát triển một phần tử nano mới có thể được thẩm thấu thông qua đường tiêu hoá. Đội ngũ nghiên cứu giờ đây đang tìm cách thiết kế thuốc nano có thể vượt qua mọi chướng ngại vật không thể thẩm thấu, trong đó bao gồm rào cản máu-não và rào cản nhau thai, với hy vọng điều trị các căn bệnh khó tiếp cận. Và có thể làm cho cuộc sống trở nên dễ dàng hơn với hàng triệu người trên thế giới sợ kim tiêm.
Làm thế nào để in các bộ phận cơ thể của chính bạn
Nuôi trồng bộ phận cơ thể bằng …máy in 3D
Bàn tay 3D yêu thương của cha dành cho con
Khả năng tái tạo các bộ phận mới của cơ thê nghe có vẻ như trên phim khoa học viễn tưởng, nhưng thực tế không phải vậy. Năm qua đã chứng kiến một sự bùng nổ trong việc sử dụng công nghệ 3D trong y học. Đầu năm 2013, các nhà phẫu thuật thần kinh Mỹ đã tạo ra một bản cấy ghép hộp sọ bằng polymer để thay thế khoảng 75% một hộp sọ bệnh nhân. Một em bé có phổi hỏng đã hưởng lợi từ công nghệ 3D khi các kỹ sư đã phát triển một thanh nẹp để hỗ trợ đường thở hẹp của em bé, cuối cùng đã cứu sống em bé. Tại cuộc hội thảo xử lý sinh học liệu pháp tế bào hàng năm lần thứ 3, một công ty ở San Diego đã phát triển và giới thiệu gan người 3D đầu tiên trên thế giới. Và một người cha đầy tình thương yêu, Paul McCathy đã làm bàn tay giả cho con trai mà chỉ mất có 10USD tiền nguyên vật liệu.
Vaccin HIV mới chứng tỏ thành công trong thử nghiệm trên người giai đoạn 1
Phát triển một vaccine hiệu nghiệm đối với HIV, virus gây ra bệnh AIDS là ưu tiên hàng đầu của y tế công cộng hàng thập kỷ qua. Năm nay, các nhà khoa học đã đã thử nghiệm loại vaccin HIV đầu tiên trên thế giới dựa trên công nghệ diệt trừ toàn bộ biến đổi gen HIV-1, hay một phiên bản “chết” của virus. Các tế bào bị nhiễm loại HIV “chết” biến đổi gen này, sau đó sẽ kích hoạt phản ứng miễn dịch. Kết quả rất đáng khích lệ, vaccin chứng tỏ an toàn trong suốt cuộc thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 vào tháng 8 năm nay.
Sau khi các tình nguyện viên nhận vaccin, các nhà nghiên cứu quan sát họ sau vài tuần để kiểm tra thể chất cũng như hoá lâm sàng, huyết học, và nước tiểu. Họ không thấy tác dụng ngược nghiêm trọng nào, có nghĩa là vaccin khá an toàn. Họ cũng thấy một sự thúc đẩy trong sản sinh ra một kháng thể đặc biệt chống lại virus HIV. Vaccin này có thể là bước tiến quan trọng, tương tự như vaccin diệt toàn bộ cho bệnh bại liệt, cúm và viêm gan A đã thành công trong sử dụng.
Kính thông minh dựa trên công nghệ 3D giúp các bác sỹ nhìn xuyên qua da bệnh nhân
Công nghệ này nằm trong số các đột phá y học hứa hẹn bảo tồn một tài sản vô giá: đó chính là thời gian. Theo những nhà phát triển Eyes-On, phát minh này có triển vọng thay đổi việc chăm sóc bên giường bệnh và là khởi điểm của công nghệ tiêm bằng cách cho phép các y tá nhình xuyên qua da bệnh nhân xuống tận mạch máu. Cũng giống như dao nano gần đây, công nghệ kính nhìn xuyên thấu là ví dụ minh hoạ cho sự nổi lên của công nghệ y học tương tác.
Khi mới đưa ra, các nhà phát triển của kính Eyes-On, Evena Medical, đã nói về công nghệ nằm sau thiết bị cũng như tương lai của nó cho các phòng khám. Kỹ nghệ đột phá “nhìn xuyên thấu” sử dụng công nghệ hình ảnh 3D đa phổ để lấy dữ liệu từ các lớp và quang phổ vô hình trên tầm nhìn tự nhiên của người sử dụng. Kết quả là sự hoà quyện giữa thế giới thể chất và kỹ thuật số không có ranh giới cho phép các y tá xác định vị trí ven có thể lấy được để tiêm.
Loại thuốc viêm gan C mới giảm thời gian điều trị từ một năm xuống còn 12 tuần
Các công ty dược đã chạy đua để đưa ra thuốc Viêm gan C an toàn và hiệu quả, dẫn đến những đột phá trong vòng vài tháng qua. Mặc dầu có một vài loại thuốc tiềm năng, nhưng Sovaldi (sofosbuvir) có thể là hy vọng lớn nhất. Sovaldi là loại thuốc đầu tiên không có interferon được Cục quản lý Dược và Thực phẩm Hoa Kỳ phê chuẩn. Những điều trị gần đây, bao gồm điều trị với Olysio, đòi hỏi tiêm interferon, thường có tác dụng phụ khủng khiếp – bao gồm thiếu máu, mệt mỏi, trầm cảm và phát ban, và khả năng bệnh nhân sẽ không thể giảm các triệu chứng đó. Những tác dụng phụ duy nhất ghi nhận của Sovaldi, khi uống với thuốc dòng cũ hơn ribavirin là mệt mỏi và đau đầu. Thuốc cũng giảm thời gian điều tị từ khoảng 1 năm xuống còn có 12 tuần. Viêm gan C là một bệnh về gan mãn tính ảnh hưởng ước tính tới khoảng 3,2 triệu người, nhiều người trong số đó không hề biết họ bị mắc bệnh.
Chân robot do trí não điều khiển đầu tiên
Robot phẫu thuật, thành tựu y học thú vị
Cánh tay robot điều khiển bằng não như tay thật
Các kỹ sư sinh học từ Viện phục hồi chức năng Chicago đã bật mí một phát kiến: chân robot do trí não điều khiển đầu tiên trên thế giới. Dự án này được quân đội Mỹ tài trợ 8 triệu USD, có thể giúp các cựu chiến binh bị cụt chi và nhiều người k hác. Dựa trên các tiến bộ gần đây về cánh tay sinh học được điều khiển bởi suy nghĩ, các dây thần kinh điều khiển từ não bộ tới các cơ chân bị hoại tử được nối dây sang các cơ khoẻ mạnh gần với chi robot. Các cảm ứng từ từ chân máy đọc được những gì mà thần kinh đang điều khiển chân giả. “Chân sinh học cho phép tôi thoải mái đi lên xuống cầu thang bằng cách nghĩ về chuyển động mà tôi muốn thực hiện”, Zac Vawter, người đầu tiên và duy nhất được nhận chiếc chân này tuyên bố. "Đây là một cột mốc lớn trong đời tôi cũng như tất cả những người cụt chân". Cách đây 1 năm, Vawter đã thử chiếc chân này bằng cách trèo lên tất cả 103 tầng của toà tháp Willis ở Chicago.
Liệu pháp trị hói kỳ quặc
Năm qua, các nhà khoa học tại trường ĐH Columbia đã tiết lộ một kỹ thuật mới để tái tạo tóc sử dụng tế bào nang lông và trán.
Các tế bào này lấy từ 7 người đàn ông đang điều trị cấy tóc lúc đó, đầu tiên được nôi cấy trong môi trường mô, sau đó được cấy lên mảng da trán ghép lên chuột. Vì trán không có chân tóc, nên các nhà nghiên cứu cho rằng sử dụng da trán có thể phân biệt được nang tóc người và nang lông chuột. Kết quả là nang tóc cấy ghép lên lưng chuột mọc lên, và dẫn đến tóc mọc lại. Mặc dầu kỹ thuật này chưa được thử nghiệm trên đầu của người thật, những kết quả này cũng làm dấy lên khả năng rằng da cấy ghép không những có thể tạo ra một môi trường cho nang tóc mới, mà còn làm chậm lại quá trình rụng nang tóc và kích thích mọc tóc. Nói cách khác, có thể điều trị rụng tóc ở cả nam và nữ.
Gen thị lực soi sáng hiểu biết về não
Hiểu biết của chúng ta về bộ phận phức tạp nhất của con người, não bộ, phụ thuộc chủ yếu vào khả năng của chúng ta để thao tác mẫu. Trong các nghiên cứu trên động vật, các nhà nghiên cứu sử dụng các công cụ để mô phỏng hay làm tổn thương một số vùng não để hiểu rõ hơn về cảm xúc, trí nhớ, nhận thức. Nhưng các nhà khoa học thần kinh từ lâu đã mơ ước một cách chính xác hơn để bật và tắt dây thần kinh, do đó một kỹ nghệ được gọi là di truyền học thị thực đã được quan tâm.
Kỹ thuật mới này liên quan đến gen nhạy cảm với ánh sáng, được gọi là kênh sắc tố thị giác, mà các nhà khoa học có thể chẳng hạn như cấy ghép một loại neuron đơn lẻ lên chuột. Khi não bộ tiếp xúc với ánh sáng, những neuron này có gen này được kích hoạt, hoặc khử hoạt tính, tuỳ thuộc vào thí nghiệm. Chế độ tắt/bật neuro nhạy cảm với ánh sáng cho phép một cái nhìn sắc thái hơn trên “hộp đen của tín hiệu tế bào” và đã cung cấp hiểu biết về bệnh OCD (một loại bệnh thần kinh trong đó người bệnh cứ làm đi làm lại một hành động và không thể dừng lại được, chẳng hạn như rửa tay nhiều lần trong ngày).
Giả thuyết “não đổ rác” lý giải tại sao động vật cần phải ngủ
Giấc ngủ dường như vẫn là điều chưa biết trong tiến hoá, nếu xem xét đến chúng ta có thể tổn thương thế nào khi ngủ. Nhưng các nhà khoa học năm nay đã đạt bước ngoặt trong việc tìm ra một thói quen tưởng như kỳ lạ, có nghĩa là khi chúng ta ngủ, não bộ thực hiện chức năng đẩy ra ngoài các vật liệu rác. Mục đích là nhằm ngăn chặn việc hình thành nên các mảng gây tổn thương não, có thể dẫn đến bệnh Alzheimer. Mỗi đêm, những lưu trữ của dữ liệu giác quan chúng ta đã tích luỹ trong ngày cần phải được di dời. Giống như một xe tải rác chạy ầm ầm qua mỗi con phố vắng hàng đêm, não bộ ra lệnh xử lý thần kinh phải được giao thông thông thoáng để chuyển ca hàng đêm. Do vậy, khi chúng ta ngủ “bạn có thể nghĩ rằng đang có một bữa tiệc trong nhà”, TS. Maiken Nedergaard, tác giả chính của nghiên cứu cho biết “bạn có thể hoặc đang vui đùa cùng khách khứa hoặc dọn dẹp nhà chửa, nhưng bạn không thể làm cả hai việc liền một lúc”. Nghiên cứu này, lần đầu tiên đã đưa ra giải thích về chuyển hoá thần kinh cho giấc ngủ.
Nỗi ám ảnh có thể di truyền qua nhiều thế hệ
Khi chúng ta tiến sâu vào thế kỷ 21, tranh luận lâu đời giữa bản chất và nuôi dạy đang bắt đầu trơ nên nhạt dần. Khoa học đã tiến bước, đưa ra ý tưởng chính luận rằng bản chất là nuôi dạy và ngược lại, trải nghiệp của bạn có thể thực sự thay đổi các hình thành gen và ngược lại. Có lẽ tranh luận thuyết phục nhất mà các nhà khoa học gọi là “di truyền tính cách”, các nhà nghiên cứu tại trường ĐH Emory ở Atlanta có thể chứng minh rằng chuột có thể di truyền một nỗi sợ hãi mà chúng đã từng học được trong đời.
Trong nghiên cứu, các nhà khoa học thử một thế hệ chuột để tạo ra một nỗi sợ mới về mùi hương của hoa anh đào nở. Chuột mang đặc tính khiếp sợ này đẻ con tạo ra một thế hệ mới thừa hưởng nỗi ám ảnh về mùi hương của hoa anh đào nở. Các nhà nghiên cứu cho rằng cuối cùng đã có thể giải thích được những nối loạn tâm lý thần kinh, những nỗi ám ảnh, lo lắng và rối loạn trầm cảm sau chấn thương có thể xảy đến trong cuộc đời của một thế hệ rồi sau đó truyền sang thế hệ kế tiếp.
Nguyễn Vân (theo Medical Daily)