137 phiếu tín nhiệm thấp và câu chuyện chất lượng đào tạo.

- 26 lượt xem - Tin tức

  Có thể nói đây là một hoạt động rất có ý nghĩa, đáp ứng được lòng mong mỏi của đông đảo các tầng lớp quần chúng nhân dân, cũng chính thông qua hoạt động này mà nhân dân biết được chất lượng của những người đang quản lý điều hành đất nước, đang năm giữ những vị trí then chốt, phên dậu của đất nước. Niềm vui  là vậy, kết quả bỏ phiếu những người được đại biểu quốc hội đánh giá cao thông qua tỷ lệ phiếu bầu như chủ tịch quốc hội, thủ tướng, các phó thủ tướng…cũng chính là những người được đông đảo quần chúng nhân dân tin yêu, gửi gắm niềm tin. Tuy nhiên bên cạnh niềm vui cũng thường trực một nỗi buồn… không hề nhẹ, vâng không buồn, không lo sao được khi mà kết quả bỏ phiếu tín nhiệm, người đứng cuối danh sách tức là người có số phiếu tín nhiệm thấp cao nhất cũng có nghĩa là người có uy tín…thấp nhất lại là vị bộ trưởng bộ giáo dục ông Phùng Xuân Nhạ. Một người mà khi  được bầu vào vị trí hiện tại bản tóm tắt   học hàm , học vị và quá trình công tác khiến không chỉ tôi mà rất nhiều người dân Việt kỳ vọng.

  Chúng ta ai cũng biết  công tác giáo dục đào tạo đối với một quốc gia, một dân tộc quan trọng đến cỡ nào, sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói, vì lợi ích mười năm thì hãy trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người, khi nói chuyện với các cháu thiếu niên nhi đồng bác  dạy: Dân tộc Việt Nam có bước lên đài vinh quang để sánh vai với  các cường  quốc năm châu hay không chính là nhờ vào công lao học tập của các cháu…

Cố tổng thống nam phi Nelson Mandela đã khẳng định: Giáo dục là  vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để làm thay đổi cả thế giới.

  Để phá hủy bất kỳ quốc gia nào, không cần phải sử dụng đến bom nguyên tử hoặc tên lửa tầm xa. Chỉ cần hạ thấp chất lượng giáo dục và cho phép gian lận trong các kỳ thi của sinh viên. Bệnh nhân chết dưới bàn tay của các bác sĩ của nền giáo dục đấy. Các tòa nhà sụp đổ dưới bàn tay của các kỹ sư của nền giáo dục đấy.Tiền bị mất trong tay của các nhà kinh tế và kế toán của nền giáo dục đấy.Nhân loại chết dưới bàn tay của các học giả tôn giáo của nền giáo dục đấy.Công lý bị mất trong tay các thẩm phán của nền giáo dục đấy. Sự sụp đổ của giáo dục là sự sụp đổ của một quốc gia.

   Trong lịch sử Trung hoa cũng có một câu chuyện vui nhưng khá thú vị nói về vai trò quan trong của người thầy, câu chuyện đại ý :

Khổng Tử có học trò tên Mỗ, người nước Đằng. Mỗ học vào loại trung bình, song luôn luôn tự cho mình là giỏi nhất. Học được vài năm, Mỗ xin về nước vì tưởng rằng đã học hết đạo của thầy. Tử Cống thấy vậy hỏi:

– Người ấy về nước rồi làm quan có sao không? 

– Khổng Tử rung đùi đáp: Không sao.

– Lại hỏi tiếp: Làm tướng có được không?

– Khổng Tử vuốt râu đáp: Được.

– Lại hỏi tiếp: Thế nhỡ về làm giặc?

– Khổng Tử vừa ngáp vừa trả lời: Cũng không hại gì.

– Bấy giờ Tử Cống mới yên tâm mà thủng thẳng: Nghe nói Mỗ xin về nước chỉ để làm thầy!

Khổng Tử vừa nghe câu đó, bỗng giật bắn mình. Thế là chân không kịp xỏ giày, áo không kịp cài khuy, vội vàng lao ra cổng chạy như hớt hơ hớt hải. Học trò đuổi theo hỏi: “thầy chạy đi đâu?”.

Khổng Tử vừa chạy vừa đáp: Sang ngay nước Đằng.

– Học trò lại hỏi: “sang nước Đằng làm gì?”.

– Khổng Tử vẫn vừa chạy vừa trả lời: Sang ngăn không cho tên Mỗ làm thầy. Hắn có làm quan thì cùng lắm chỉ hại đến một ấp. Làm tướng cũng chỉ hại đến một thành. Thậm chí có làm giặc cũng chưa chắc đã hại nổi ai. Nhưng nếu hắn làm thầy thì sẽ hại đến muôn đời. Ngay cả ta cũng khó mà tránh khỏi liên luỵ…".

Theo thống kê của ngành giáo dục, hiện nay cả nước đang có 22,21 triệu học sinh ở các bậc học và có 1,24 triệu thầy cô giáo, đây là nguồn lực vô cùng quan trọng để xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trong những năm qua  ngành giáo dục của chúng ta đã gặt hái được rất nhiều thành công, dù trong điều kiện dạy và học còn rất nhiều khó khăn nhưng kết quả  mà thầy và trò  ở các bậc học đạt được đã khiến không chỉ người Việt mà cả bạn bè quốc tế cũng phải ghi nhận thậm chí là kính nể. Tuy nhiên cũng chính từ sự nghiệp dạy và học ấy trong thời gian qua và đặc biệt là năm học 2017, 2018 vừa qua những mảng tối, những chiêu trò gian lận, những bất cập trong công tác giáo dục, ít nhiều đã  khiến không chỉ thầy, trò mà cả xã hội đang vô cùng lo lắng, bức xúc. Khi xem báo và biết kết quả bỏ phiếu ở quốc hội hôm 25/10  khiến  sự lo lắng, băn khoăn lại tăng thêm, liệu chúng ta đã thực hiện được khẩu hiệu mà gần như ở cổng trường nào cũng có “ Hãy giành cho trẻ em những gì tốt đẹp nhất mà mình có”. Chất lượng giáo dục sẽ ra sao khi mà người đứng đầu, người đang dẫn dắt sự nghiệp trồng người là người có số phiếu tín nhiệm thấp nhất? Liệu những lời tiên chi của cố tổng thống Nam Phi Nelson Mandela  có đúng trong giai đoạn hiện nay? Câu hỏi này rất mong được bộ trưởng bộ Giáo dục đào tạo  trả lời bằng những hành động thiết thực, cụ thể.

 

Back To Top