Ba loại vi khuẩn gêy bệnh viêm màng não mủ hay gặp nhất là: phế cầu (Streptococcus pneumonia); H. influenza (Haemophilus influenza); não mô cầu (Neisseria meningitidis). Riêng ở giai đoạn sơ sinh vi khuẩn gây bệnh thường gặp là: Escherichia coli, Listeria monocytogenes, B.streptococcus
Lâm sàng:
Biểu hiện lâm sang của bệnh nhân bị viêm mang não mủ nói chung thường phối hợp các triệu chứng sốt, kích thích và/hoặc li bì, ở bệnh nhi trên18 tháng thường có them dấu hiệu cổ cứng. Trẻ dưới 3 tháng tuổi dấu hiệu lâm sang thường kín đáo hơn. Dấu hiệu lâm sang của viêm màng não mủ và viêm màng não không gây mủ (chủ yếu do virus) thường giống nhau, tuy nhiên trong viêm màng não mủ dấu hiệu lâm sang thường nặng hơn và bệnh viêm màng não do virus lại thường xảy ra theo mùa.
Có thể thấy biểu hiện lâm sàng viêm màng não mủ ở trẻ em trên 18 tháng tuổi như sau:
- Sốt, hội chứng nhiễm khuẩn: thường sốt cao đột ngột, có kèm theo long đường hô hấp trên, quấy khóc hoặc li bì, mệt mỏi, ăn kém, da tái xanh.
- Hội chứng màng não: các dấu hiệu cơ năng: nôn tự nhiên và buồn nôn, đau đầu (ở trẻ nhỏ thường quấy khóc hoặc khóc thét từng cơn), táo bón (ở trẻ nhỏ thường gặp tiêu chảy), có thể có biểu hiện sợ ánh sáng, nằm tư thế cò súng. Các dấu hiệu thực thể: gáy cứng (ở trẻ nhỏ có thể gặp dấu hiệu cổ mềm), dấu hiệu Kernig, Brudzinsky, vạch màng não… dương tính. Trẻ nhỏ còn thóp thường có dấu hiệu thóp trước phồng hoặc căng, li bì, mắt nhìn vô cảm.
- Các biểu hiện khác: co giật, liệt khu trú, rối loạn tri giác – hôn mê, ban xuất huyết hoại tử hình sao (gặp trong nhiễm não mô cầu). Các dấu hiệu của sốc nhiễm khuẩn.
- Riêng ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 3 tháng tuổi: bệnh thường xảy ra trên trẻ đẻ non, nhiễm khuẩn ối, ngạt sau đẻ. Hội chứng nhiễm khuẩn thường không rõ rệt, có thể không sốt, thậm chí còn hạ thân nhiệt, hội chứng màng não cũng không đầy đủ hoặc kín đáo. Trẻ thường bỏ bú, nôn trớ, thở rên, thở không đều hoặc có cơn ngừng thở, thóp phồng hoặc căng nhẹ, bụng trướng, tiêu chảy, giảm trương lực cơ, mất các phản xạ sinh lý của trẻ sơ sinh và có thể co giật.
Viêm màng não mủ là bệnh đặc biệt nguy hiểm nhất là đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, vì vậy bệnh cần được phát hiện sớm, ngay khi thấy trẻ có các biểu hiện đã nêu trên cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và hỗ trợ điều trị.
Cách chăm sóc trẻ viêm màng não mủ.
Điều quan trọng nhất khi chăm sóc trẻ bị viêm màng não mủ chính là tuân thủ theo những hướng dẫn và chỉ định của bác sỹ.
- Khi chăm sóc trẻ bị viêm màng não mủ mẹ lưu ý khi trẻ mắc bệnh thường sợ ánh sáng vì vậy không nên để ánh sáng chói tiếp xúc trực tiếp với trẻ, giữ yên tĩnh. Nên cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, không ủ quá kỹ trẻ ngay cả mùa động.
- Khi trẻ sốt cao nên dùng khăn ấm lau các vùng nách, bẹn, cổ trẻ giúp trẻ hạ sốt.
- Không để trẻ bị ngã hay bị va đập.
- Vệ sinh sạch sẽ thân thể nhất là tai, mũi, họng cho trẻ.
- Thường xuyên theo dõi thân nhiệt, nhịp thở, nhịp tim của trẻ để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường báo ngay Bác sỹ.
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ để tăng sức đề kháng, với các trẻ bú mẹ nên chia nhỏ cữ bú của trẻ.
Phòng bệnh viêm màng não mủ.
Để phòng bệnh cho trẻ mẹ cần lưu ý:
- Luôn vệ sinh thân thể sạch sẽ, nhất là tai, mũi, họng cho trẻ. Khi trẻ bị các bệnh về đường hô hấp cần đến Bệnh viện để được sự hỗ trợ kịp thời của bác sỹ tránh vi khuẩn phát triển lên não.
- Khi trường học, lớp mầm non có trẻ có dấu hiệu mắc viêm màng não mủ cần được cách ly và đưa ngay tới Bệnh viện.
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng và khoáng chất nâng cao sức khỏe cho trẻ.
- Cách phòng bệnh hiệu quả nhất là tiêm phòng vacxin đầy đủ cho trẻ. Tiêm phòng vacxin viêm màng não mủ cho trẻ, vacxin phế cầu.