Các chuyên gia cho rằng sự tái phát này tạo cơ sở cho bước nhảy quan trọng tiến tới việc điều trị bệnh AIDS. GS Steven Deeks, chuyên gia về HIV tại ĐH California – Mỹ, nhận định: “Thực sự đây là thất bại cho bệnh nhân nhưng là tiến bộ quan trọng vì giới khoa học đạt nhiều kiến thức mới”.
Cả hai bệnh nhân nhiễm HIV là Timothy Henrich và Daniel Kuritzkes đều bị ung thư bạch huyết nên cần ghép tủy để điều trị – một người hồi năm 2008 và người kia năm 2010. Hai người vẫn tiếp tục dùng thuốc kháng virus nhưng 8 tháng sau khi ghép tủy, các thầy thuốc xác nhận không còn phát hiện HIV trong máu của họ nữa. Đến đầu năm 2013, họ quyết định ngưng dùng thuốc vì vẫn không có HIV trong máu.
Hình ảnh HIV sống trong tế bào bạch huyết qua kính hiển vi điện tử – Ảnh Fox News
Trong cuộc họp báo hồi tháng 7-2013, 2 bệnh nhân thông báo đã được chữa khỏi hoàn toàn bệnh AIDS. Tuy nhiên, họ đã bị phát hiện nhiễm HIV trở lại – một người vào tháng 8-2013 và người kia vào tháng 11-2013.
Bệnh nhân Henrich nói rằng sự tái phát này cho thấy mức độ tinh vi trong cách ẩn náu của HIV nhằm tránh khỏi sự tấn công của thuốc kháng virus và hệ miễn dịch.
GS Deeks và cộng sự nhận định thông điệp đầu tiên và thiết thực từ sự tái phát này là những xét nghiệm được thiết kế hiện nay chưa đủ độ nhạy để phát hiện HIV hiện diện ở mức độ rất thấp trong cơ thể.