Tuy nhiên, nhiều bố mẹ lại bỏ qua và tới khi bé 2,5-3 tuổi mới phát hiện bé bị khiếm thính. Việc phát hiện muộn sẽ ảnh hưởng nhiều khả năng phát âm, giao tiếp so với bạn bè đồng trang lứa của bé. Vậy khi nào cần sàng lọc? phương pháp sàng lọc là gì?


Các yếu tố gây nguy cơ mất thính lực ở trẻ
- Bà mẹ mắc một số bệnh lý khi mang thai: nhiễm cytomegalovirus, rubella, giang mai, herpes, toxoplasmosis.
- Tiền sử gia đình có người mất thính lực
- Có tiếp xúc hay sử dụng các thuốc, ví dụ kháng sinh nhóm aminoglycosides (gentamycin, kanamycin), hóa liệu pháp chống ung thư, hoặc hóa chất
- Đẻ non hoặc nhẹ cân, có các dấu hiệu của suy hô hấp sau đẻ, và phải thông khí hỗ trợ kéo dài
- Vàng da do tăng bilirubin, viêm màng não
- Chỉ số Apgar sau đẻ thấp
- Bất thường cấu trúc ở đầu, mặt, cấu trúc bất thường của tai ngoài và tai giữa
- Ngay cả những trẻ không có các yếu tố nguy cơ này, vẫn có khả năng mất thính lực, vì thế chương trình sàng lọc cần áp dụng cho mọi trẻ sơ sinh trước khi ra viện về nhà
Tại khoa LCK-BVHV đang triển khai kỹ thuật đo âm ốc tai (AOE): Đây là phương pháp không gây đau cho trẻ, thời gian thực hiện ngắn chỉ từ 3-5 phút.