Những thói quen khiến trẻ dễ mắc các bệnh lý tai mũi họng bố mẹ cần hết sức chú ý

- 17 lượt xem - Mắt - Tai - Mũi - Họng, Y học thường thức

Bệnh lý tai mũi họng thường gặp trẻ em, ngoài những yếu tố gây bệnh như thời tiết, khí hậu, môi trường, khói bụi… thì những thói quen không tốt cũng góp phần gây nên các bệnh lý tai mũi họng ở trẻ.

 

 

Những bệnh giao mùa trẻ thường hay mắc phải

1. Cảm cúm

Cảm cúm chính là một trong những bệnh giao mùa mà trẻ em hay mắc phải. Khi bị bệnh, con có thể sốt một cách đột ngột (> 38,3 độ C) hoặc sốt đi kèm với run, ớn lạnh, cơ thể đau nhức, cực kì mệt mỏi và ho khan. Sau khi xuất hiện các triệu chứng trên, trẻ có thể sẽ bị đau họng, nghẹt mũi và tiếp tục ho.

Cảm cúm thường không quá nghiêm trọng và có thể tự khỏi trong vòng 1 – 2 tuần. Tuy nhiên, bệnh thường gây ảnh hưởng đến sức khỏe, trường hợp nặng hơn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

2. Viêm đường hô hấp trên

Viêm đường hô hấp trên là những bệnh lý thường gặp khi thời tiết giao mùa, nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do tình trạng dị ứng hoặc do các tác nhân vi khuẩn, virus. Trẻ bị viêm đường hô hấp thường bị sốt, ho, chảy mũi nước, hắt xì hơi.

Đa số trẻ bị viêm đường hô hấp trên có thể tự khỏi sau vài ba ngày. Tuy vậy, có một số trẻ bị viêm đường hô hấp nặng nhưng không sốt hoặc sốt không cao, nhất là trẻ em bị còi xương, suy dinh dưỡng. Vì vậy khi thấy con có dấu hiệu bị viêm đường hô hấp trên, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám và điều trị kịp thời.

3. Tiêu chảy

Tiêu chảy cũng là bệnh mùa đông mà trẻ hay mắc vào thời điểm giao mùa. Theo thống kê của WHO, mỗi năm nước ta có khoảng 1.100 trẻ dưới 5 tuổi tử vong vì bệnh này. Bệnh bắt đầu với triệu chứng sốt, đau bụng, tiêu chảy và ói mửa. Nếu không được điều trị kịp thời, trẻ có thể bị mất nước từ nhẹ đến nặng, nguy cơ tử vong cao. Các trường hợp tiêu chảy nhẹ có thể tự khỏi sau vài ngày. Trường hợp nặng cần đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và hướng dẫn điều trị bù nước, điện giải, thuốc kháng sinh hoặc có phác đồ điều trị khác.

4. Sốt phát ban

Sốt phát ban thường gây ra bởi vi rút sởi hoặc vi rút Rubella. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Biểu hiện của bệnh là mệt mỏi, đau đầu, sổ mũi, đau họng, viêm kết mạc mắt, niêm mạc vòm họng, có thể xuất hiện những chấm xuất huyết nhỏ. Ở vị trí gần hai bên cổ, sau tai của bé sẽ xuất hiện hai hạch sưng to và đau. Da trẻ sẽ xuất hiện những nốt đỏ nhỏ li ti ở vùng mặt rồi sau đó lan nhanh ra toàn thân và chân tay. Trẻ bị sốt, nổi ban đỏ khắp người, nhiều nhất ở thân mình và tứ chi.

5. Sốt xuất huyết

Đây là bệnh do muỗi truyền, có thể xuất hiện quanh năm. Trẻ sốt cao đột ngột và liên tục (39-40 độ C) trong vòng 2-4 ngày, có thể xuất hiện dấu xuất huyết dưới da, ở niêm mạc miệng, đi tiêu ra máu… Nếu nghi ngờ trẻ bị sốt xuất huyết cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.

Dưới đây là những thói quen thường gặp khiến trẻ dễ mắc bệnh lý tai mũi họng.

– Thói quen ngoáy mũi

Ngoáy mũi là thói quen thường gặp ở trẻ nhỏ. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới thói quen ngoáy mũi hoặc cho tay lên mũi ở trẻ 1 – 3 tuổi: Trẻ thấy chán, mệt mỏi, hoặc chỉ do tò mò về cơ thể mà thôi. Với một số em bé khác, ngoáy mũi lại là phương pháp giảm căng thẳng, giống như mút ngón tay cái hoặc xoắn tóc của mình.

Trong mũi có lớp chất nhầy (gỉ mũi) đảm nhiệm vai trò làm trơn xoang mũi, đồng thời ngăn cản mầm bệnh, bụi, phấn hoa… theo đường thở đi vào phổi. Tuy nhiên, khi trẻ bị ốm hoặc dị ứng thời tiết, cơ thể sẽ tiết ra nhiều chất nhầy hơn, khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu. Do chưa có kỹ năng xì mũi (hỉ mũi) như người lớn, trẻ nhỏ sẽ tự tìm cách giảm cơn ngứa bằng ngón tay, dẫn đến thói quen ngoáy mũi.

Thói quen này có thể gây nên tình trạng nhiễm trùng bởi móng tay là một bộ phận khá cứng, khi tiếp xúc có thể vô tình làm tổn thương lớp niêm mạc mũi. Đồng thời, mũi có chức năng làm sạch luồng không khí khi đi qua nó, vì thế sẽ chứa nhiều bụi bẩn và tạp chất. Việc lớp niêm mạc bị tổn thương sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây viêm nhiễm như viêm xoang xương mũi dưới, viêm tiền đình mũi…

XEM THÊM: MẸ ĐÃ BIẾT VỀ BỆNH VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN Ở TRẺ NHỎ

– Trẻ thường xuyên cắn móng tay

Cắn móng tay là thói quen hay thấy ở trẻ nhỏ. Khi cắn móng tay, sẽ vô tình đưa vi khuẩn vào miệng, dẫn đến nguy cơ nhiễm giun sán và các bệnh nhiễm trùng đường ruột rất cao.

Bên cạnh đó, cắn móng tay có thể làm trầy xước da tại đầu móng, bong lớp biểu bì làm chảy máu tay, làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng da, gây sưng đỏ, hình thành mủ quanh móng. Ngoài ra, thói quen cắn móng tay còn có thể gây áp lực lên răng, dẫn đến răng bị khấp khểnh, hỏng men răng, nứt nẻ, vỡ răng… gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến lợi, thậm chí là tụt lợi.

Đối với trẻ nhỏ, cần phải chú ý không để trẻ hình thành thói quen cắn móng tay bằng cách tạo những trò chơi hoặc hoạt động lành mạnh để khơi lên sự tò mò, giúp trẻ quên đi hành động cắn móng tay. Cha mẹ phải thường xuyên cắt tỉa móng tay cho trẻ gọn gàng, sạch sẽ, rửa tay hàng ngày với xà phòng để loại bỏ tối đa vi khuẩn, cũng như các tác nhân gây hại ở tay.

– Quên rửa tay và vệ sinh cá nhân kém

Như chúng ta đã biết, các mầm bệnh được lây truyền qua 3 đường chính: Động vật trung gian, đường thở và tiếp xúc. Đặc biệt, qua tiếp xúc thì nhiều nhất là lây qua bàn tay, trong đó có cả những vi khuẩn kháng thuốc.

Bàn tay được dùng để làm nhiều việc, tiếp xúc với mọi vật trong sinh hoạt hàng ngày, nhất là khi trẻ nhỏ sử dụng các đồ chơi, vật dụng dưới sàn nhà. Vì vậy, bàn tay cũng là đường truyền bệnh chủ yếu, từ tay vi khuẩn lây lan từ người này sang người khác và gây bệnh, nhất là khi trẻ đưa tay lên miệng.

Các bệnh lây truyền qua bàn tay nếu không vệ sinh gồm bệnh tai mũi họng lây qua đường hô hấp (viêm họng, viêm mũi, cúm, viêm phổi). Ngoài ra, còn có thể lây các bệnh ký sinh trùng (giun sán) và nhiễm trùng như các bệnh đường tiêu hóa (đặc biệt là tiêu chảy, tay chân miệng…), các bệnh viêm gan siêu vi, bệnh ngoài da…

Ba mẹ hãy chú ý tiêm phòng đầy đủ cho con. Để phòng bệnh giao mùa cho trẻ, cha mẹ cần cho con tiêm phòng đầy đủ. Trẻ nên được tiêm cúm 1 năm/lần. Bệnh cúm thường lây nhiễm qua đường hô hấp, hiệu quả của tiêm ngừa đạt 96 – 97%. Trẻ được tiêm ngừa nếu mắc cúm có thể nhẹ hơn và thời gian mắc bệnh ngắn hơn trẻ không được tiêm ngừa. Còn tiêu chảy cấp do Rotavirus thường gặp nhất gây bệnh cảnh tiêu chảy cấp ở trẻ em dưới 6 tháng tuổi, liều đầu tiên được uống vào thời điểm 2 tháng tuổi.

Tại Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương có đầy đủ các gói tiêm chủng cho trẻ sơ sinh đến người trưởng thành. Để được tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám trước Quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài theo số: 18009415 (tổng đài miễn cước)

Back To Top