CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ CẬP NHẬT KIẾN THỨC Y KHOA LIÊN TỤC: CẤP CỨU NGỪNG TUẦN HOÀN

- 4 lượt xem - Dịch vụ y tế, Đào tạo

GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH

Do yêu cầu ngày càng cao về cấp cứu, năm 2007, Bộ Y tế đã ban hành quy chế cấp
cứu với các quy định cụ thể về tổ chức và thực hiện cấp cứu tại các cơ sở cấp cứu. Tuy nhiên
thực tế lâm sàng cấp cứu cũng thay đổi hàng ngày với nhiều tiến bộ và yêu cầu các nhân viên
cấp cứu phải cập nhật, thực sự thành thục và tuân thủ các quy trình kỹ thuật cấp cứu. Xuất
phát từ nhu cầu đào tạo về các kỹ năng cấp cứu cho các cán bộ y tế, Bệnh viện đa khoa Hùng
Vương tổ chức biên soạn chương trình và tài liệu khóa đào tạo cập nhật kiến thức y khoa liên
tục “Cấp cứu ngừng tuần hoàn” dành cho nhân viên Y tế.

Chương trình “Cấp cứu ngừng tuần hoàn” bao gồm 03 ngày (24 tiết) nhằm cung cấp
các kiến thức, kỹ năng, thái độ cấp cứu ngừng tuần cho các cán bộ y tế với mong muốn sau
khi hoàn thành khóa học, các học viên có thể đảm nhiệm được công tác xử trí cấp cứu ngừng
tuần hoàn thường gặp trong quá trình làm việc. Chương trình có 24 tiết, trong đó có 8 tiết lý
thuyết và 13 tiết thực hành, 3 tiết còn lại ôn tập kiểm tra, Chương trình bao gồm các nguyên
tắc cơ bản về chẩn đoán và xử trí cấp cứu ngừng tuần hoàn cơ bản và nâng cao. Chương trình
cũng nêu rõ các điều kiện cần thiết để tổ chức được khóa học, phân bổ thời gian và cách tổ
chức khóa học.

Để nâng cao chất lượng của chương trình, chúng tôi sẽ liên tục cập nhật và chỉnh sửa
chương trình nhằm cho học viên đáp ứng được mục tiêu đề ra.

Xin trân trọng cảm ơn!

1. Tên chương trình đào tạo:
CẤP CỨU NGỪNG TUẦN HOÀN
2. Thời lượng: 24 tiết
3. Đối tượng, yêu cầu đầu vào của học viên- Nhân viên y tế là các bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng viên, kỹ thuật viên tại bệnh viện – Nhân viên y tế các đơn vị khác ngoài bệnh viện
4. Mục tiêu đào tạo:
4.1. Mục tiêu chung
Kết thúc khóa học, học viên có khả năng nhận định các trường hợp cấp cứu ngừng
tuần hoàn và xử trí được bệnh nhân ngừng tuần hoàn.
4.2. Mục tiêu cụ thể
4.2.1. Mục tiêu kiến thức:
1. Nhận định được các dấu hiệu của bệnh nhân ngừng tuần hoàn.
2. Phân tích được các yêu cầu kỹ thuật của cấp cứu ngừng tuần hoàn nâng cao.
3. Trình bày được các chỉ định sốc điện trong cấp cứu ngừng tuần hoàn.
4. Trình bày được các loại phương tiện cấp cứu và các thuốc sử dụng trong cấp cứu
ngừng tuần hoàn.
5. Phân tích được các chỉ số cần theo dõi sau tái lập tuần hoàn tự nhiên.
4.2.2. Mục tiêu kỹ năng:
6. Thực hiện được cấp cứu ngừng tuần hoàn cơ bản và nâng cao.
7. Thực hiện được các biện pháp sốc điện, kiểm soát đường thở và thông khí.
4.2.3. Mục tiêu thái độ
8. Rèn luyện thái độ khẩn trương, bình tĩnh trong xử trí ngừng tuần hoàn tại chỗ

5. Chương trình chi tiết

6. Tài liệu dạy – học
6.1. Tài liệu dạy – học chính thức
Tài liệu “Cấp cứu ngừng tuần hoàn” được các giảng viên trực tiếp biên soạn.
6.2. Tài liệu tham khảo

– Tài liệu đào tạo cấp cứu cơ bản, Bộ Y Tế, 2014.

– Tài liệu “Cấp cứu ngừng tuần hoàn nâng cao ở người lớn “Trung tâm đào tạo gây mê
hồi sức Việt Nam 2023- Cấp cứu cơ bản, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thach, Nhà xuất bản Y học,
2024.

– Guideline CRP 2020- Hồi Sức Cấp Cứu toàn tập, Vũ Văn Đính, Nông Quốc Anh, Nhà xuất bản Y học 2023.
7. Phương pháp dạy – học
Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, lấy học viên làm trung tâm, phương pháp
đa dạng nhằm đạt được mục tiêu của khóa học, bao gồm:- Thuyết trình, thảo luận nhóm- Thực hành trên mô hình
8. Tiêu chuẩn giảng viên và trợ giảng

– Có kinh nghiệm giảng dạy, đào tạo, tập huấn.

– Các giảng viên và trợ giảng có trình độ Thạc sỹ, Bác sỹ trở lên đang công tác tại khoa
chuyên khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện đa khoa Hùng Vương.

– Giảng viên lý thuyết: Có chứng chỉ phương pháp giảng dạy y học theo quy định Bộ
Y Tế

– Giảng viên thực hành: Có chứng chỉ phương pháp giảng dạy lâm sàng theo quy định
Bộ Y Tế, chưung

Danh sách giảng viên, trợ giảng dự kiến:

9. Thiết bị, học liệu cho khóa học

– Giảng dạy lý thuyết: máy tính, màn hình, máy chiếu, laptop, băng đĩa hình liên quan
đến các chủ đề học tập, giấy A0, bút viết bảng, bảng, giấy, băng dính,…;

– Giảng dạy thực hành: Mô hình cấp cứu ngừng tuần hoàn, máy sốc điện, máy
monitoring, bộ dụng cụ đặt nội khí quản, bóng bóp, bình oxy, canuyn mayo, thuốc cấp cứu…
10. Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình
10.1. Đơn vị chủ trì: Bệnh viện Hùng Vương
10.2. Địa điểm: Khóa học được tổ chức tại bệnh viện Hùng Vương, các đơn vị ngoài bệnh
viện do phòng Đào tạo Hùng Vương phối hợp với Trung tâm cấp cứu 115 BVĐK Hùng
Vương, khoa Hồi sức cấp cứu BV Đa khoa Hùng Vương thực hiện
10.3. Phân bố thời gian khóa học
10.3.1- Quỹ thời gian: 3 ngày x 8 tiết/ngày = 24 tiết
10.3.2. Phân bổ thời gian – Lý thuyết: 10 tiết

– Thực hành: 12 tiết- Khai giảng, bế giảng, ôn tập, kiểm tra đánh giá: 2 tiết
10.4. Tổ chức đào tạo
* Giảng viên phải sử dụng phương pháp dạy tích cực, lấy học viên làm trung tâm. Để áp dụng
hiệu quả phương pháp này, yêu cầu: – Giảng viên nghiên cứu nắm vững mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy,
vị trí, yêu cầu của môn học và các chuyên đề được phân công giảng dạy, nội dung kiểm tra,
đánh giá kết quả học tập của học viên;

– Giảng viên xây dựng kế hoạch giảng dạy, đề cương môn học, bài giảng và thiết kế các tài
liệu, cơ sở dữ liệu phục vụ cho giảng dạy; – Thực hiện quá trình đánh giá kết quả học tập của học viên căn cứ mục tiêu bài học đã xây
dựng.
* Lý thuyết: Giảng viên giảng bài trên lớp theo hình thức thuyết giảng tương tác, trình chiếu
slide (giảng dạy kết hợp đưa ra vấn đề, đặt câu hỏi liên tục và giải đáp vấn đề) để học viên
nghe, hiểu và tự ghi chép.
* Thực hành: Học viên được chia các nhóm thực hành dưới sự hướng dẫn của giảng viên, thực
hành trên các mô hình cấp cứu và thực hành các tình huống giả định cấp cứu.
11. Đánh giá và cấp chứng nhận đào tạo cập nhật kiến thức y khoa liên tục
11.1. Khảo sát trước học: Học viên hoàn thành phiếu khảo sát trước khóa học
11.2. Đánh giá thường xuyên: Học viên được đánh giá thường xuyên thông qua sự chuyên
cần của học viên trong quá trình đào tạo bằng cách điểm danh và mức độ hoàn thành các bài
tập thực hành.
11.3. Đánh giá sau khóa học:

– Đánh giá về lý thuyết: Sử dụng dạng test trắc nghiệm khách quan trực tuyến khoảng 20 câu
trong 20 phút

– Đánh giá thực hành: Sử dụng bảng kiểm cấp cứu ngừng tuần hoàn để đánh giá các học viên
tại phòng tiền lâm sàng
11.4. Cấp chứng nhận
Những học viên đủ các tiêu chuẩn sau đây được Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương cấp Giấy
chứng nhận theo quy định của Thông tư 32/2023 /TT-BYT của Bộ Y tế:

– Học lý thuyết không nghỉ quá 10% tổng số thời gian khóa học, học thực hành không
được vắng mặt

– Điểm thi lý thuyết đạt tối thiểu là 60%, điểm thực hành > 60%

– Đạt các chỉ tiêu thực hành kỹ năng

Back To Top