BS Bệnh Viện Hùng Vương Cấp cứu thành công sốc phản vệ kháng sinh

- 36 lượt xem - Tin tức

 

Sau khi áp dụng các biện pháp cấp cứu ban đầu bệnh nhân được chỉ định test lẩy da để thử phản ứng với  thuốc kháng sinh Cefotaxim và Gentamycin, kết  quả test cho thấy trẻ dị ứng với Gentamycin, 19h45 bệnh nhi được tiêm kháng sinh Cefotaxim, sau tiêm bệnh nhân xuất hiện mẩn đỏ toàn thân, khó thở, da tím tái, vã mồ hôi, chân tay lạnh, phổi có nhiều ran rít, thông khí giảm, các chỉ số sinh tồn: SPO2 giảm 60-70%, nhịp thở tăng 86 lần/phút, mạch tăng lên đến 190 lần/ phút,…. Trẻ được các bác sỹ chẩn đoán: Sốc phản vệ với kháng sinh. Ngay lập tức, với những kiến thức mới được cập nhập từ các bài giảng của các giáo sư, tiến sỹ, bác sỹ khoa điều trị tích cực bệnh viện Bạch Mai, trẻ đã được xử trí theo đúng phác đồ điều trị sốc phản vệ bằng Adrenalin, thở Oxy,…. Sau khoảng 10 phút, các chỉ số sinh tồn đã dần dần trở về mức bình thường, trẻ đỡ và hết  tím tái, nhưng vẫn còn khó thở, phổi nhiều ran ẩm. Hiện tại, trẻ đã hoàn toàn qua cơn nguy kịch do sốc phản vệ mà thuốc kháng sinh cefotaxim gây ra.

Benhvienhungvuong.org tiếp tục cập nhật tình hình sức khỏe của bé ở các tin sau./.

SỐC PHẢN VỆ?

Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng đe dọa tính mạng. Nó có thể xảy ra trong vòng vài giây hoặc vài phút tiếp xúc với một cái gì đó bị dị ứng, chẳng hạn như nọc độc từ nọc ong, đậu phộng.

Bản chất SPV là hiện tượng dị ứng rất nặng, là xung đột giữa kháng nguyên và kháng thể với sự giải phóng histamin từ dưỡng bào và bạch cầu ưa base, được chia thành 4 giai đoạn: dấu hiệu da niêm mạc, dấu hiệu tim mạch vừa phải, sốc co thắt phế quản, ngưng tim ngưng thở. Trong truyền dịch hay tiêm thuốc, SPV thường chuyển rất nhanh vào giai đoạn 3 nếu không cấp cứu kịp thời, sẽ chuyển ngay sang giai đoạn 4, chuyển sang SPV thì hai (SPV chậm ở thì 2) gây tử vong. 

Back To Top