Ban hành chương trình thực hành khám bệnh chữa bệnh đối với chức danh Hộ sinh

- 7 lượt xem - Đào tạo

GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH
Luật khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15 ngày 09 tháng 01 năm 2023 và Nghị
định 96/2023/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2023 quy định chi tiết một số điều của Luật
khám bệnh, chữa bệnh của Chính phủ quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người
hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã quy định hộ
sinh chưa có chứng chỉ hành nghề phải trải qua thời gian 06 tháng thực hành tại cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh để được cấp Giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành trước khi đăng
ký hành nghề.
Chương trình đào tạo “Thực hành khám bệnh chữa bệnh với chức danh hộ sinh” thời
gian 6 tháng được xây dựng nhằm bổ sung và cập nhật những kiến thức cơ bản và nâng
cao cho hộ sinh những kiến thức, kỹ năng trong thực hành chăm sóc người bệnh.
Nhằm nâng cao năng lực cho hộ sinh đáp ứng chuẩn năng lực cơ bản của hộ sinh Việt
Nam. Bệnh viện Hùng Vương xây dựng chương trình nhằm cung cấp kiến thức về thực
hành chăm sóc người bệnh, thực hành quy trình quản lý liên quan tới công tác chăm sóc,
thực hành kỹ năng giao tiếp, tư vấn giáo dục sức khỏe, hành nghề theo quy định pháp luật
và tiêu chuẩn nghề nghiệp.
Hoàn thành chương trình đào tạo, học viên được cấp “Giấy xác nhận hoàn thành quá
trình thực hành” theo quy định tại Mục 1 Điều 3 Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30 tháng
12 năm 2023 quy định cấp giấy phép hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép
hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh./.

1. Tên chương trình đào tạo:
Thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh Hộ sinh
2. Thời lượng: 06 tháng (tương đương 1.056 tiết học)
3. Đối tượng, yêu cầu đầu vào đối với học viên:
– Có văn bằng tốt nghiệp chương trình đào tạo hộ sinh từ trình độ Trung cấp trở lên.
– Chưa được cấp giấy phép hành nghề hộ sinh (theo Luật Khám bệnh, Chữa bệnh).
4. Mục tiêu đào tạo
4.1. Mục tiêu chung: Sau khóa học, hộ sinh sau tốt nghiệp đạt được các chuẩn năng lực
thiết yếu của hộ sinh Việt Nam và có khả năng thực hành chăm sóc người bệnh một cách
chủ động, an toàn, hiệu quả tại các cơ sở y tế.
4.2. Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu kiến thức
1. Nhận biết được dấu hiệu, triệu chứng thường gặp của các bệnh lý cấp cứu thông
thường và cấp cứu sản phụ khoa.
2. Vận dụng các kiến thức trong lĩnh vực sản khoa, sơ sinh, y tế cộng đồng để áp
dụng chăm sóc người bệnh.
2. Trình bày được các quy định về quản lý, vận hành, bảo dưỡng và sử dụng các
nguồn lực chăm sóc người bệnh.
3. Xác định được nhu cầu tư vấn, giáo dục sức khỏe phù hợp với người bệnh và gia
đình người bệnh.
4. Trình bày được các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định liên quan đến
công tác hộ sinh trong bệnh viện.
Mục tiêu kỹ năng
5. Lập được kế hoạch chăm sóc (Khám, nhận định người bệnh, xác định vấn đề ưu
tiên và phân cấp chăm sóc phù hợp; Môi trường chăm sóc; Thiết lập chẩn đoán điều dưỡng,
mục tiêu; lập kế hoạch chăm sóc, thực hiện kế hoạch và lượng giá phù hợp với người bệnh;
Đảm bảo chăm sóc liên tục).
6. Phát hiện sớm các diễn biến bất thường trên người bệnh, phản vệ, ngừng tuần
hoàn, ngừng hô hấp), ra quyết định xử trí ban đầu và phối hợp với các thành viên trong
nhóm thực hiện sơ cứu, cấp cứu kịp thời và hiệu quả.

7. Thực hiện thành thạo các kỹ năng chăm sóc trước sinh, sau sinh, bà mẹ và trẻ sơ
sinh, trong thời kỳ mang thai, chuyển dạ và sau sinh, kế hoạch hoá gia đình.
8. Thực hiện đúng các quy định về an toàn người bệnh trong thực hành chăm sóc và
báo cáo sự cố y khoa.
9. Giao tiếp với người bệnh/ gia đình (GĐ) người bệnh phù hợp với văn hóa, tín
ngưỡng.
10. Cung cấp thông tin liên quan tới chăm sóc cho người bệnh/ gia đình người bệnh
đầy đủ và kịp thời; Giáo dục sức khỏe và tư vấn cho người bệnh/ gia đình NB phù hợp.
11. Thực hiện ghi chép, quản lý hồ sơ bệnh án đúng quy định.
Mục tiêu thái độ
12. Tuân thủ đúng các quy định của Pháp luật liên quan và Tiêu chuẩn đạo đức khi
thực hành nghề nghiệp.
13. Thực hiện tốt thái độ nghề nghiệp khi tiếp xúc với người bệnh, gia đình người
bệnh và đồng nghiệp.
5. Chương trình chi tiết
5.1. Phân bổ chương trình

5.2. Chương trình chi tiết lịch giảng lý thuyết và thực hành tiền lâm sàng và lâm sàng
tại chuyên khoa
5.2.1. Thực hành khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa Hồi sức cấp cứu ( 176 tiết)

5.2.2.Thực hành khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa Phụ Sản (800 tiết)

5.2.3. Đào tạo kỹ năng thiết yếu, luật KCB, Quy chế chuyên môn ( 40 tiết)

6. Tài liệu dạy- học
Tài liệu chính:
– Quy trình thực hành đào tạo Hộ sinh, Nhà xuất bản Y học (2019)
– Điều dưỡng Sản Phụ khoa, Nhà xuất bản Y học (2016)
– Điều dưỡng Hồi sức cấp cứu, Bộ Y Tế ( 2015)
Tài liệu tham khảo:
– Chuẩn năng lực cơ bản hộ sinh Việt Nam, Bộ Y tế (2014).
– Điều dưỡng cơ bản, Trường Đại học điều dưỡng Nam Định (2018).
– Luật khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15, Quốc hội (2023).
– Nghị định số 96/2023/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2023 Quy định chi tiết một
số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh, Chính phủ (2023).
– Thông tư số 32/2023/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2023 Quy định chi tiết một số
điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh, Bộ Y tế (2023).
– Thông tư 32/2023/TT-BYT ngày 31/12/2023: Quy định chi tiết một số điều của
Luật Khám bệnh, chữa bệnh
– Thông tư 31/2021/TT-BYT ngày 28/12/2021: Hướng dẫn công tác điều dưỡng
trong bệnh viện.
– Thông tư 18/2020/TT-BYT ngày 12/11/2020: Quy định về hoạt động dinh dưỡng trong
bệnh viện.
– Thông tư 07/2014/TT-BYT ngày 25/2/2014: Quy định về Quy tắc ứng xử của công
chức, viên chức, người lao động tại các cơ sở y tế.
– Thông tư 43/3018/TT-BYT ngày 26/12/2028: Hướng dẫn phòng ngừa sự cố y khoa
trong cơ sở Khám chữa bệnh

– Thông tư 20/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021: Quy định về Quản lý chất thải y tế
trong phạm vi khuân viên cơ sở y tế.
– Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2023 quy định cấp giấy phép hành
nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
– Quyết định số 3671/QĐ-BYT ngày 27/09/2012 của Bộ Y tế về việc ban hành tài
liệu tiêm an toàn.
– Tài liệu đào tạo an toàn người bệnh, Bộ Y tế (2013).
– Hướng dẫn Phòng ngừa chuẩn, Bộ Y tế (2013).
– Hướng dẫn tuân thủ vệ sinh tay thường quy, Bộ Y tế (2013).
– Truyền thông giáo dục sức khỏe trong thực hành chăm sóc người bệnh, Bệnh viện
Hùng Vương (2024)
7. Phương pháp dạy – học
Lấy người học là trung tâm, coi trọng việc tự học và thực hành của học viên.
• Phương pháp dạy học lý thuyết
– Phát huy tính tự chủ, tự nghiên cứu của học viên, đặc biệt là đối với những bài lý
thuyết đã được học trong trường học viên phải tự nghiên cứu, tìm tòi tài liệu đọc thêm để
hiểu vấn đề sâu hơn và ứng dụng thực tế tốt hơn.
– Người hướng dẫn có trách nhiệm hỗ trợ để củng cố thêm phần lý thuyết trong quá
trình học viên thực hành.
– Cập nhật kiến thức, những văn bản mới nhất, phù hợp với thực tế.
– Tăng cường áp dụng phương pháp thảo luận nhóm và sử dụng nghiên cứu ca bệnh
để dạy-học, tránh thuyết trình lại lý thuyết.
• Phương pháp dạy- học lâm sàng
– Áp dụng các phương pháp dạy – học tích cực như: thảo luận nhóm, tình huống lâm
sàng, dạy học dựa trên năng lực, làm mẫu, kèm cặp, giao ban, đi buồng, bình bệnh án, bình
hồ sơ chăm sóc
– Người hướng dẫn có trách nhiệm cập nhật các quy trình, kỹ thuật chăm sóc người
bệnh theo quy định của bệnh viện hoặc của Bộ Y tế để hướng dẫn thực hành cho học viên.
– Mỗi người hướng dẫn không hướng dẫn quá 5 học viên.
8. Tiêu chuẩn giảng viên và trợ giảng
– Giảng viên lý thuyết:
+ Là các bác sỹ, hộ sinh có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực HSCC, Phụ sản

+ Đã được bồi dưỡng về phương pháp dạy- học lâm sàng theo quy định bộ y tế
– Giảng viên hướng dẫn lâm sàng
+ Đáp ứng tiêu chuẩn người hướng dẫn lâm sàng theo Nghị định 96/2023/NĐ-CP
ngày 30 tháng 12 năm 2023 “Quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa
bệnh” và Nghị định 111/2017/NĐ-CP về “Quy định về tổ chức đào tạo thực hành trong đ
ào tạo khối ngành sức khỏe”.
+ Là bác sỹ, hộ sinh có giấy phép hành nghề với chức danh, phạm vi hành nghề phù
hợp với nội dung, đối tượng được hướng dẫn thực hành;
+ Có trình độ đào tạo tương đương hoặc cao hơn người thực hành;
+ Có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh liên tục từ 03 năm trở lên.
+ Đã được đào tạo về phương pháp giảng dạy lâm sàng theo quy định bộ y tế
+ Danh sách sẽ được cập nhật liên tục khi đủ điều kiện giảng dạy.
9. Thiết bị học liệu cho khoá học
– Phòng bệnh, phòng giao ban;
– Có phòng học, thiết bị âm thanh, ánh sáng và các phương tiện đảm bảo dùng tốt
như: máy tính, máy chiếu, y dụng cụ, vật tư tiêu hao cho lý thuyết cũng như thực hành v.v.
– Các thiết bị trong phòng thực hành tiền lâm sàng, phòng tắm bé…
– Các mô hình cấp cứu ngừng tuần hoàn, mô hình cấp cứu nhi sơ sinh.
– Các loại máy móc theo dõi monitor, monitor sản khoa.
– Bóng bóp, các phương tiện hỗ trợ hô hấp, phương tiện và dụng cụ đặt ống NKQ…
10. Tổ chức thực hiện chương trình
• Tổ chức học lý thuyết
– Địa điểm: Hội trường B, hoặc phòng giao ban hành chính khoa Phụ sản
– Số lượng học viên: Tối đa 30HV/lớp
– Cách thức quản lý: Điểm danh.
• Tổ chức học thực hành tiền lâm sàng
– Địa điểm: phòng thực hành.
– Số lượng học viên: học viên chia làm nhiều nhóm nhỏ thực hành trên mô hình
dưới sự hướng dẫn của giảng viên.
– Cách thức quản lý học viên: Điểm danh.
– Đánh giá: Bảng kiểm quy trình từng nhóm.
• Tổ chức học thực hành lâm sàng

– Địa điểm: Phòng giao ban, phòng bệnh khoa HSCC và khoa Phụ Sản
– Hình thức: Đi buồng, thực hiện các quy trình kỹ thuật có chỉ tiêu giám sát, viết kế
hoạch chăm sóc và tư vấn truyền thông giáo dục sức khỏe.
– Số lượng học viên: Học viên được chia thành các nhóm nhỏ để học tập tại các đơn
vị lâm sàng (HSCC và Phụ Sản)
• Cách thức quản lý:
– Tại mỗi khoa lâm sàng, người phụ trách đào tạo cần phân công người hướng dẫn
thường xuyên hỗ trợ, động viên để học viên tự tin và hăng say học tập.
– Học viên thực hành tại khoa lâm sàng, được phân công theo nhóm làm việc cùng
với nhân viên trong khoa.
– Khi học thực hành, lâm sàng, người hướng dẫn yêu cầu học viên nghiên cứu trước,
chuẩn bị sẵn sàng ý kiến thảo luận về các vấn đề lý thuyết liên quan, về quy trình, bảng
kiểm thực hành. Sau đó học viên thực hành dưới sự hướng dẫn, hỗ trợ của người hướng
dẫn. Trong khi học thực hành lâm sàng, học viên sử dụng bảng kiểm để tự đánh giá theo
nhóm.
– Sau khi học mỗi bài thực hành: Người hướng dẫn yêu cầu học viên/ nhóm học viên
thực hành với sự quan sát của người hướng dẫn và các học viên khác, sau đó thảo luận,
đưa ý kiến phản hồi giúp học viên/ nhóm học viên tiếp tục học tập để hoàn thiện kỹ năng.
• Đánh giá:
– Học viên phải thực hành lâm sàng đủ các nội dung trong chương trình đào tạo tại
khoa lâm sàng.
– Kết thúc học phần tại mỗi chuyên khoa phải được đánh giá kiến thức và kỹ năng tại
từng chuyên khoa đó theo kế hoạch đánh giá của khoa
– Hoàn thành các chỉ tiêu thực hành.
11. Đánh giá và cấp giấy xác nhận thực hành
11.1. Đánh giá
11.1.1. Điều kiện được tham gia đánh giá:
 Tham gia trên 90% thời lượng khoá học lý thuyết, thực hành không được vắng mặt,
trường hợp bất khả kháng thì phải học bù.
 Không vi phạm nội quy, quy định của Bệnh viện, khoa phòng và khóa đào tạo.
11.1.2.. Đánh giá kiến thức, năng lực chăm sóc tại các chuyên khoa.
Thời điểm đánh giá:

– Mỗi học viên được đánh giá kiến thức và kỹ năng tại các chuyên khoa sau khi kết
thúc học phần
– Đánh giá kiến thức toàn khóa sau khi hoàn thành thời gian thực hành
Nội dung đánh giá:
– Tại mỗi chuyên khoa khi kết thúc học phần:
+ Lý thuyết: Bộ câu hỏi trắc nghiệm gồm 60 câu trong thời gian 60 phút ( câu hỏi
MCQ)
+ Thực hành: Bốc thăm ca lâm sàng viết kế hoạch chăm sóc tại khoa lâm sàng
– Kiến thức toàn khoá:
+ Lý thuyết: Bộ câu hỏi trắc nghiệm về nội dung bài học gồm 100 câu (dạng câu trả
MCQ), thời gian hoàn thành là 90 phút.
+ Thực hành lâm sàng:
• Hỏi thi trực tiếp trên KHCS về nghiên cứu ca bệnh – áp dụng quy trình điều dưỡng
vào thực tế chăm sóc người bệnh tại khoa lâm sàng (các học viên không trùng ca
bệnh).
• Thi tay nghề: Bốc thăm các kỹ thuật hộ sinh, chấm thi theo bảng kiểm ban hành của
Bệnh viện đa khoa Hùng Vương.
Kết quả:
– Hoàn thành các điểm kiểm tra đánh giá tại mỗi chuyên khoa đạt điểm theo quy đ
ịnh (lý thuyết tối thiểu 6 điểm, thực hành trên 6 điểm) (Điểm đánh giá theo thang điểm 10)
– Hoàn thành các điểm kiểm tra kiến thức và kỹ năng toàn khoá là đạt khi lý thuyết
được tối thiểu 6 điểm và thực hành >6 điểm. (Điểm đánh giá theo thang điểm 10)
– Nếu chưa đạt, học viên phải đăng ký và nộp đơn xin đánh giá lại.
11.2. Cấp giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành
11.2.1 Điều kiện xác nhận quá trình thực hành:
– Hoàn thành các chỉ tiêu thực hành
– Hoàn thành các nội dung đánh giá kiến thức, kỹ năng bổ trợ và các nội dung đánh
giá tại 02 đơn vị luân khoa.
– Có nhận xét bằng văn bản của người hướng dẫn thực hành đối với người thực
hành đạt các yêu cầu khóa đào tạo.
11.2.2 Tên giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành:

Giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành theo quy định tại Nghị định
96/2023/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám
bệnh, chữa bệnh.
12. Chỉ tiêu thực hành
12.1. Chỉ tiêu thực hành chuyên khoa HSCC

12.1. Chỉ tiêu thực hành chuyên khoa Phụ Sản

 

Back To Top