GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH
Nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) là hậu quả không mong muốn trong thực hành khám
bệnh, chữa bệnh và chăm sóc người bệnh. NKBV làm tăng tỷ lệ mắc bệnh, tăng tỷ lệ tử vong,
kéo dài thời gian điều trị và đặc biệt là làm tăng chi phí điều trị. NKBV xuất hiện với mật độ
cao tại những cơ sở khám chữa bệnh không tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình thực hành vô
khuẩn cơ bản trong chăm sóc, điều trị người bệnh và ở những nơi kiến thức, thái độ về kiểm
soát nhiễm khuẩn của nhân viên y tế còn hạn chế. Nhằm bổ sung, cập nhật và phổ cập các
kiến thức, kỹ năng và thái độ về KSNK cho cán bộ, viên chức y tế đang công tác tại các cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh. Bệnh viện đa khoa Hùng Vương xây dựng chương trình và tài liệu
đào tạo cập nhật kiến thức Y khoa liên tục “ Kiểm soát nhiễm khuẩn” Tài liệu này được xây
dựng trên cơ sở tham khảo tài liệu đào tạo về chống nhiễm khuẩn của Bộ Y tế ban hành năm
2012. Tài liệu Đào tạo này được sử dụng để đào tạo cho các cán bộ, viên chức y tế đang công
tác tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Chương trình “Kiểm soát nhiễm khuẩn” bao gồm 03 ngày (24 tiết) nhằm cung cấp các
kiến thức, kỹ năng, thái độ về kiểm soát nhiễm khuẩn trong khám bệnh, chữa bệnh cho các
cán bộ y tế .Chương trình có 24 tiết, trong đó có 12 tiết lý thuyết và 10 tiết thực hành, 2 tiết
còn lại ôn tập kiểm tra. Chương trình bao gồm các nguyên tắc cơ bản về phòng ngừa và kiểm
soát nhiễm khuẩn,chương trình cũng nêu rõ các điều kiện cần thiết để tổ chức được khóa học,
phân bổ thời gian và cách tổ chức khóa học.
Để nâng cao chất lượng của chương trình, chúng tôi sẽ liên tục cập nhật và chỉnh sửa
chương trình nhằm cho học viên đáp ứng được mục tiêu đề ra.
1. Tên chương trình đào tạo:
Kiểm soát nhiễm khuẩn
2. Thời lượng : 24 tiết
3. Đối tượng, yêu cầu đầu vào của học viên
Các cán bộ y tế trực tiếp tham gia công tác khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc người
bệnh, vệ sinh bệnh viện và một số các cán bộ làm công tác quản lý chuyên môn.
4. Mục tiêu đào tạo:
4.1. Mục tiêu chung
Kết thúc khóa học, học viên bổ sung và cập nhật kiến thức, kỹ năng, thái độ về kiểm
soát nhiễm khuẩn, góp phần đảm bảo an toàn cho người nhận dịch vụ y tế, nhân viên y tế và
cộng đồng.
4.2. Mục tiêu cụ thể
4.2.1. Mục tiêu kiến thức:
1.Trình bày được các khái niệm về kiểm soát nhiễm khuẩn, vệ sinh tay, phòng ngừa
chuẩn.
2. Phân tích được các nội dung phòng ngừa chuẩn trong chương trình kiểm soát nhiễm
khuẩn
3. Trình bày được các con đường lây truyền bệnh và phòng ngừa lây truyền bệnh.
4. Trình bày được các nội dung của vệ sinh môi trường bệnh viện
4.2.2. Mục tiêu kỹ năng:
5. Xây dựng được các chương trình kiểm soát nhiễm khuẩn tại đơn vị.
6. Thực hiện thành thạo vệ sinh tay thường quy và ngoại khoa.
7. Thực hiện được các biện pháp phòng ngừa chuẩn và phòng chống lây nhiễm trong
các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
8. Thực hiện đúng quy trình vệ sinh bệnh viện.
4.2.3. Mục tiêu thái độ
9. Tự giác, nghiêm túc thực hiện đúng các nguyên tắc và các quy trình kỹ thuật trong
phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn.
10. Tôn trọng, hợp tác và chia sẻ với các cán bộ, nhân viên trong đơn vị để thực hiện
tốt công tác phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn, góp phần giảm nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện
5. Chương trình chi tiết
6. Tài liệu dạy – học
6.1. Tài liệu dạy – học chính thức
Tài liệu “ Kiểm soát nhiễm khuẩn” được các giảng viên trực tiếp biên soạn.
6.2. Tài liệu tham khảo
– Tài liệu đào tạo phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn, Bộ Y Tế, 2012.
– AORN Journal (2004), “Recommended practices for surgical hand: antisepsis/hand
scrubs”
– Bộ Y tế (2017), “Hướng dẫn thực hành VST trong các cơ sở khám chữa bệnh”, ban
hành kèm theo Quyết định 3916/QĐ-BYT ngày 28 tháng 8 năm 2017
– Bộ Y Tế, 2012, Hướng dẫn Phòng ngừa chuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh;ban hành theo quyết định số 3671/QĐ-BYT
– Bộ y tế, thông tư 16/2018/TT-BYT, Quy định về KSNK trong cơ sở KBCB
– CDC, 2007, Guideline for Isolation Precautions Preventing Transmission of
Infectious Agent in Healthcare Settings, Last update: July 2019.
– Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12.
– Quyết định 6859/QĐ-BYT ngày 18/11/2016, Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh
viện.
– Thông tư 54/2015/TT-BYT, Hướng dẫn chế độ thông tin báo cáo và khai báo bệnh,
bệnh dịch truyền nhiễm.
– Quyết định 3916/QĐ-BYT, ngày 28/8/2017 của Bộ Y tế về việc phê duyệt các hướng
dẫn kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
– Căn cứ Thông tư 20/2021-BYT quy định về Quản lý chất thải trong phạm vi khuân
viên ơ sở y tế.
7. Phương pháp dạy – học
Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, lấy học viên làm trung tâm, phương pháp
đa dạng nhằm đạt được mục tiêu của khóa học, bao gồm:
– Thuyết trình, thảo luận nhóm
– Thực hành tại phòng tiền lâm sàng và phòng bệnh
– Kết hợp chặt chẽ và song hành giữa giảng dạy lý thuyết và thực hành, học lý thuyết
nội dung gì thì học viên được hướng dẫn thực hành về nội dung đó.
8. Tiêu chuẩn giảng viên và trợ giảng
Có kinh nghiệm giảng dạy, đào tạo, tập huấn.
Các giảng viên và trợ giảng có trình độ, Thạc sỹ, cử nhân đang công tác tại khoa Quản
lý chất lượng và kiểm soát nhiễm khuẩn Bệnh viện đa khoa Hùng Vương kết hợp với một số
chuyên gia kiểm soát nhiễm khuẩn ngoài bệnh viện.
Được đào tạo về phương pháp giảng dạy Y học, phương pháp giảng dạy lâm sàng theo
quy định Bộ Y Tế.
9. Thiết bị, học liệu cho khóa học
– Giảng dạy lý thuyết:
+ Cung cấp đủ tài liệu học tập để học viên đọc và nghiên cứu trước, trong và sau học;
+ Hướng dẫn học viên sử dụng tài liệu có hiệu quả
+ Sử dụng các phương tiện trực quan phù hợp với từng nội dung để minh hoạ có hiệu
quả (mô hình, các phương tiện phòng hộ, tranh, ảnh, video, quy trình kỹ thuật, tình huống..)
– Giảng dạy thực hành
Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện, dụng cụ, bảng kiểm, thang điểm, địa điểm thực
hành tại phòng tiền lâm sàng tại bệnh viện.
10. Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình
10.1.Đơn vị chủ trì: Bệnh viện Hùng Vương
10.2. Địa điểm: Khóa học được tổ chức tại bệnh viện Hùng Vương
10.3. Phân bố thời gian khóa học
10.3.1- Quỹ thời gian: 3 ngày x 8 tiết/ngày = 24 tiết
10.3.2. Phân bổ thời gian
– Lý thuyết : 12 tiết
– Thực hành : 10 tiết
– Khai giảng, bế giảng, ôn tập, kiểm tra đánh giá: 2 tiết
10.4. Tổ chức đào tạo
* Giảng viên phải sử dụng phương pháp dạy tích cực, lấy học viên làm trung tâm. Để áp dụng
hiệu quả phương pháp này, yêu cầu:
– Giảng viên nghiên cứu nắm vững mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy,
vị trí, yêu cầu của môn học và các chuyên đề được phân công giảng dạy, nội dung kiểm tra,
đánh giá kết quả học tập của học viên;
– Giảng viên xây dựng kế hoạch giảng dạy, đề cương môn học, bài giảng và thiết kế các tài
liệu, cơ sở dữ liệu phục vụ cho giảng dạy;
– Thực hiện quá trình đánh giá kết quả học tập của học viên căn cứ mục tiêu bài học đã xây
dựng.
* Lý thuyết: Giảng viên giảng bài trên lớp theo hình thức thuyết giảng tương tác, trình chiếu
slide, tranh ảnh (giảng dạy kết hợp đưa ra vấn đề, đặt câu hỏi liên tục và giải đáp vấn đề) để
học viên nghe, hiểu và tự ghi chép.
* Thực hành: Học viên được chia các nhóm thực hành dưới sự hướng dẫn của giảng viên, thực
hành tiền lâm sàng và thực hành tại các khoa lâm sàng.
11. Đánh giá và cấp chứng nhận đào tạo cập nhật kiến thức y khoa liên tục
11.1. Khảo sát trước học: Học viên hoàn thành phiếu khảo sát trước khóa học
11.2. Đánh giá thường xuyên: Học viên được đánh giá thường xuyên thông qua sự chuyên
cần của học viên trong quá trình đào tạo bằng cách điểm danh và mức độ hoàn thành các bài
tập thực hành.
11.3. Đánh giá sau khóa học:
– Đánh giá về lý thuyết: Sử dụng dạng test trắc nghiệm khách quan trực tuyến khoảng 60 câu
trong 60 phút.
– Đánh giá thực hành : Sử dụng các bảng kiểm để đánh giá các học viên tại phòng tiền lâm
sàng.
11.4. Cấp chứng nhận
Những học viên đủ các tiêu chuẩn sau đây được Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương cấp
Giấy chứng nhận theo quy định của Thông tư 32/2023 /TT-BYT của Bộ Y tế:
– Học lý thuyết không nghỉ quá 10% tổng số thời gian khóa học, học thực hành không
được vắng mặt
– Điểm thi lý thuyết đạt tối thiểu là 60%, điểm thực hành > 60%
– Đạt các chỉ tiêu thực hành kỹ năng.
12. Chỉ tiêu thực hành ( kỹ năng cần đạt khi kết thúc khóa học)